Câu hỏi: Tôi là Loan. Tôi có mở cơ sở kinh doanh trái cây quy mô hộ gia đình, nhưng chưa đăng kí kinh doanh thì có bị xử phạt không?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh thì hộ kinh doanh được quy định như sau:
“Điều 66. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định”.
Do bạn kinh doanh trái cây tại địa điểm cố định cụ thể, không thuộc các trường hợp cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Như vậy bạn phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nếu cơ sở của bạn sử dụng dưới 10 lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, còn nếu cơ sở của bạn sử dụng trên 10 lao động thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP) về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì mức phạt vi phạm được quy định như sau:
“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”.
Như vậy, trong trường hợp của bạn sẽ bị xử phạt như sau:
– Nếu kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì theo quy định sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, trung bình thường thì bạn sẽ bị xử phạt 2.500.000 đồng.
Ngoài ra nếu bạn đã bị xử phạt kinh doanh không có giấy kinh doanh một lần mà còn tái phạm thì theo quy định trên đây bạn sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trong chuyên mục Tư vấn pháp luật, của chương trình Luật sư của doanh nghiệp, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLaw đã giới thiệu về thủ tục thành lập hộ kinh doanh và các vấn đề liên quan: