Hoạt động của chi nhánh sẽ bị chấm dứt trong trường hợp nào?

nguồn internet

Câu hỏi:  Tôi đang làm trong 1 công ty nước ngoài. Tôi mới được cử đến làm người đứng đầu chi nhánh của công ty ở Việt Nam. Để tránh rủi ro thì xin hỏi các trường hợp nào thì hoạt động của chi nhánh sẽ bị chấm dứt?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì các trường hợp hoạt động chi nhánh sẽ bị chấm dứt:

– Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài.

– Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.

– Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn.

– Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn.

– Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định tại Điều 44 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.

– Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện, Chi nhánh không còn đáp ứng

Có phải bồi thường thiệt hại khi súc vật gây thiệt hại cho hàng xóm?

nguồn internet

Câu hỏi: Nhà tôi có nuôi 3 con chó, bình thường thì nhà tôi vẫn xích ở nhà, nhưng 1 hôm em trai tôi thả hết chó ra và 3 con chó nhà tôi đã sang nhà hàng xóm cắn chết gà của nhà họ. Cho nên người hàng xóm đã yêu cầu nhà tôi bồi thường cho những con gà đã chết đó. Nhưng nhà tôi từ chối bồi thường với lý do đó chó cắn chết chứ nhà tôi không hề bắt hay giết gà của nhà họ. Xin hỏi, trong trường hợp này thì nhà tôi có phải bồi thường thiệt hại không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trước hết ta cần biết súc vật là vật nuôi theo cách hiểu chung nhất là những loài động vật được nuôi trong nhà, chúng có thể được thuần hóa (hoàn toàn) hoặc bán thuần hóa (thuần hóa một phần) hoặc được thuần dưỡng, huấn luyện.

Theo đó thì chó được coi là một loại súc vật

Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Như vậy, theo quy định trên thì việc chó nhà bạn sang nhà hàng xóm cắn chết gà của họ thì bạn – là người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.

Có được tính lãi suất khi bên có nghĩa vụ chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền?

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi là Vân. Tôi có bán lại 1 cái ti vi cho 1 người bạn. Do là bạn nên tôi đã cho bạn tôi mang ti vi về dùng còn tiền có thể trả sau. Nhưng sau đó rất lâu bạn tôi vẫn không trả tiền. Tôi có điện để nhắc nhưng bạn tôi khất rất nhiều lần và hẹn tôi 1 thời gian nữa chắc chắn sẻ trả tiền. Xin hỏi, với việc bạn tôi trả tiền muộn như vậy tôi có được tính lãi không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền:

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.”

Dẫn chiếu Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Căn cứ vào quy định của pháp luật nếu bạn của bạn chậm trả tiền thì bạn có thể tính lãi suất với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Về lãi suất thì 2 người có thể thỏa thuận với nhau nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền chưa trả nếu không thỏa thuận được thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 tại thời điểm trả nợ, tức là mức lãi suất được tính bằng 10%/năm.

Bỏ quy định trẻ dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế

Ngày 06/06/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, có hiệu lực từ ngày 01/08/2018. Trong đó, đặc biệt thay đổi về đối tượng được tham gia học tập tại các trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập.

Tại Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định Học sinh Việt Nam không đủ 05 tuổi không được tiếp nhận vào học chương trình của nước ngoài”. Nghị định 86/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định này và thay vào đó Nghị định này chỉ yêu cầu số học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh.

Ngoài ra, nghị định cũng có những điểm mới về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục như liên kết giáo dục giữa cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam với cơ sở giáo dục nước ngoài thực hiện chương trình giáo dục tích hợp. Cụ thể là các quy định về đối tượng liên kết, chất lượng chương trình giáo dục tích hợp và quy định về điều kiện Giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp. Nghị định cũng quy định về gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục; đình chỉ tuyển sinh hoặc chấm dứt hoạt động liên kết giáo dục; trách nhiệm của các bên liên kết giáo dục.

Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, có hiệu lực từ ngày 01/08/2018.

Xác định cha cho con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi là Tuyết. Năm 2010, vợ chồng tôi cưới nhau nhưng không có con do chồng tôi bị vô sinh. Vợ chồng tôi đã sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con bằng cách thụ tinh ống nghiệm giữa noãn của tôi và tinh trùng trong ngân hàng tinh trùng. Sau khi sinh con ra, cho đến bây giờ do tình cờ vợ chồng tôi biết được người cho tinh trùng là ai và người đàn ông đó đã đòi con của vợ chồng tôi với lý do con được tạo từ tinh trùng của người đàn ông đó. Quý công ty cho tôi hỏi ai mới là bố của cháu trên pháp luật?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như sau:

“1. Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.

2. Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.

3. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.

4. Việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này”.

Dẫn chiếu Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

  1. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.

Căn cứ vào quy định của pháp luật thì việc vợ chồng bạn sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong thời kỳ hôn nhân cho nên con sinh ra là con chung của vợ chồng. Và việc  đàn ông cho tinh trùng không làm phát sinh quan hệ cha con giữa người đàn ông đó và con của bạn. Do đó, chồng của bạn là bố của đứa trẻ theo quy định của pháp luật.

 

 

Hành vi quay video và phát tán phim được chiếu tại rạp bị xử phạt như thế nào?

Câu hỏi: Tôi có quay video ghi lại nội dung 1 bộ phim mới ra tại rạp, và đăng tải lên facebook cá nhân. Xin hỏi tôi làm như vậy có vi phạm pháp luật không? Và nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Việc quay video và phát tán trên mạng trực tuyến là hành vi xâm phạm quyền tác giả, cụ thể tình huống là quyền phân phối tác phẩm của rạp chiếu.

Nghị định số 131/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan:

“Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng  và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Như vậy, hành vi xâm phạm quyền phân phối bị xử lý từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 cùng với đó là buộc dỡ bỏ bản sao tác phạm dưới hình thức điện tử.

Mức độ nghiêm trọng hành vi cao hơn và hành vi thu lợi bất chính còn bị xử lý hình sự căn cứ quy định điều 225 luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 như sau:

Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

“1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.”;

Đã nhận được yêu cầu hoà giải nhưng hòa giải viên lao động không phản hồi thì phải làm sao?

Câu hỏi: Mình là Huyền. Mình đang có tranh chấp lao động với công ty và đã nộp đơn khiếu nại tranh chấp lao động nhưng đến nay họ vẫn chưa trả lời hay hòa giải. Mình có tiếp tục gửi đơn đề nghị hòa giải lên hòa giải viên nhưng họ không nhận. Vậy xin hỏi: Tôi có nên chờ hòa giải nữa hay là mình có thể nộp đơn khiếu kiện lên tòa mà không cần có Biên bản hòa giải không thành?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động như sau:

“1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết”.

Trường hợp 1: Nếu tranh chấp của bạnthuộc một trong những tranh chấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012 thì bạn không cần tiến hành tại hòa giải viên lao động và có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án nơi trụ sở công ty bạn.

Trường hợp 2: Nếu tranh chấp của bạn không thuộc một trong những tranh chấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012 thì bạn phải giải quyết qua 2 giai đoạn, thông qua hòa giải viên lao động và nếu hòa giải không thành thì sẽ giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Nếu đã hết thời hạn giải quyết là 5 ngày theo quy định tại Khoản 2 điều 201 Bộ luật lao động năm 2012 thì bạn có thể gửi đơn lên Tòa án nơi công ty bạn đóng trụ sở.

*Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án bao gồm:

– Đơn khởi kiện (theo mẫu) và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;

– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu), Sổ hộ khẩu gia đình (có sao y bản chính);

– Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động, …

– Biên bản hoà giải không thành của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đối với tranh chấp lao động cá nhân (nếu có); Biên bản hòa giải không thành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền (nếu có).

– Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ, nội quy lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động, …

– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao).

Tư vấn giải quyết tranh chấp quyền về lối đi qua theo quy định của pháp luật

Câu hỏi: Nhà tôi trước nhà có mảnh đất. Nhà hàng xóm làm nhà năm 1995 xin mở đường đi qua mảnh đất nhà tôi. Bây giờ nhà tôi làm tường rào họ bảo lấn đường đi của họ nên kiện ra tòa. Bây giờ họ đòi cắt vào đất nhà tôi 2m. Xin hỏi: Nhà tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Chứng minh đất đó là của nhà tôi?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Vậy theo quy định trên, nhà hàng xóm của bạn có quyền yêu cầu nhà bạn nhường cho họ một phần đất để tạo thành lối đi ra đường công cộng nhưng nhà hàng xóm phải có đền bù cho gia đình bạn về việc mở đường này hoặc trừ trường hợp giữa hai gia đình có thỏa thuận khác. Vậy gia đình bạn phải nhận được đền bù từ việc mở đường của gia đình hàng xóm. Nếu bên gia đình bạn chưa nhận đền bù thì mảnh đất đó vẫn thuộc của gia đình bạn và bạn quyền yêu cầu đền bù. Còn trường hợp giữa hai bên có thỏa thuận khác về mảnh đất như là gia đình bạn chỉ cho gia đình hàng xóm mượn và không cần đền bù nhưng mảnh đất đấy vẫn là của gia đình bạn thì hành vi của gia đình hàng xóm bạn khi cắt 2m vào mảnh đất nhà bạn là hoàn toàn trái pháp luật.

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Vậy theo quy định của khoản này, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng từ pháp lý rất quan trọng để chứng minh việc gia đình bạn có quyền sử dụng đối với mảnh đất nào. Vậy muốn chứng minh mảnh đất trước nhà bạn thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn thì bạn cần có Giấy chứng minh quyền sử dụng đất đối với mảnh đất ấy. Nếu như gia đình bạn có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trong đó có xác nhận rằng mảnh đất đang xảy ra tranh chấp giữa gia đình bạn và gia đình hàng xóm là thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn thì đó là một bằng chứng quan trọng chứng minh mảnh đất thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn mà bạn có thể đưa ra trước tòa.

Nếu như gia đình bạn không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết tranh chấp tại Tòa án về phần đất đai này thì bạn có thể trình ra tòa một trong số các giấy tờ sau:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Những giấy tờ trên được liệt kê theo khoản 1 điều 100 Luật đất đai 2013 là những giấy tờ được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa vào để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất mà chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, những giấy tờ này cũng có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, bạn có thể trình trước tòa những giấy tờ trên để có thể làm căn cứ chứng minh mảnh đất đang xảy ra tranh chấp thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn.

Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Câu hỏi: Tôi là Giang, 25 tuổi. Gia đình tôi có 1 mảnh đất, trước khi ông nội tôi mất, ông tôi có để lại 1 tờ giấy viết tay với nội dung dặn dò về phần đất nhà ở hiện tại. Gần đây, nhà tôi sửa chữa và định xây hết phần đất như ông tôi đã dặn nhưng gia đình hàng xóm không đồng ý. Nhà tôi đã cho đào móng cũ lên và thấy móng cũ chạy dài sang phía đất của nhà hàng xóm kia. Xin hỏi: Gia đình tôi phải làm gì để lấy lại phần đất đó?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trước hết gia đình bạn cần đưa tranh chấp này lên UBND xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải theo quy định tại Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013.

Trường hợp 1: Hòa giải thành

Khoản 5 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Trường hợp 2: Hòa giải không thành

Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành được giải quyết như sau:

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự:

Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

Giải quyết tranh chấp tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn.

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi và vợ đã ly thân đến nay hơn 02 năm, nay tôi đang xúc tiến thủ tục ly hôn đơn phương và hồ sơ đang được tòa án sở tại thụ lý và giải quyết. Trong thời gian xúc tiến thủ tục ly hôn, tôi có được bố mẹ tặng cho 1 căn nhà để ở vì căn nhà chúng tôi thuê đã hết hợp đồng. Vợ tôi thì về ở nhà ngoại ở. Xin hỏi: theo luật hôn nhân gia đình, vợ tôi có quyền tranh chấp và được chia căn nhà này không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Do tài sản mà bạn có được là do bố mẹ cho trong thời kỳ hôn nhân (chưa ly hôn) nên khi ly hôn, vợ bạn cũng có quyền yêu cầu chia tài sản đó, tuy nhiên Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Như vậy, khi xảy ra tranh chấp, bạn cần đưa ra bằng chứng xác định rằng đây là tài sản của bạn do bố mẹ bạn cho riêng bạn, bằng cách khi làm các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, bạn có các giấy tờ chứng minh nguồn gốc ngôi nhà, mục đích chuyển nhượng, thông qua hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa bố mẹ bạn và bạn, trong đó đối tượng được chuyển nhượng là cá nhân bạn chứ không phải là 2 vợ chồng. Hơn thế nữa, lời chứng của bố mẹ bạn là bằng chứng xác đáng nhất về việc bố mẹ bạn cho bạn ngôi nhà làm tài sản riêng để bạn sử dụng làm bằng chứng xác định tài sản đó là của riêng bạn.

Chính vì đây là tài sản riêng của bạn trong thời kỳ hôn nhân, nên bạn có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của bạn theo quy định tại Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau:

“1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.”

 

Đất bị chồng lấn, xử lý thế nào?

Câu hỏi: Tôi là Minh Trung. Gia đình tôi có mua 1 lô đất của khu dân cư mới nhưng bị chồng đất. Hiện nay công ty bán đất cho gia đình tôi vừa tái cơ cấu tổ chức nên khi tôi mang hợp đồng mua bán đất đến hỏi thì được trả lời là tìm giám đốc cũ, công ty không biết chuyện này. Xin hỏi: Gia đình tôi phải làm sao? Công ty trả lời như vậy có hợp lý không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 85 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về đại diện của pháp nhân như sau:

“Điều 85. Đại diện của pháp nhân

Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại Chương IX Phần này”.

Điều 87 Bộ luật này cũng quy định:

“Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

  1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

  1. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  2. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác”.

Như vậy theo thông tin bạn cung cấp thì việc cá nhân bạn giao kết hợp đồng mua bán với công ty tại thời điểm giám đốc cũ là người đại diện của công ty tuy nhiên công ty là pháp nhân hoạt động thông qua người đại diện nên theo quy định tại khoản 1 Điều 93 thì công ty phải chịu trách nhiệm trong hợp đồng trên của ban.

Căn cứ Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự

  1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

  1. 2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.

  1. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm…”.

Như vậy theo quy định trên thì bạn có thể làm đơn khởi kiện công ty đã ký hợp đồng với bạn tại tòa án nhân dân nơi công ty có trụ sở.

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Câu hỏi: Tôi là Hưng, ở Hà Nội. Qúy công ty cho tôi hỏi: theo quy định của pháp luật Việt Nam thì có thể giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng các phương thức nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Hợp đồng là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện một công việc trong đó có sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để định hướng, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và nội dung thỏa thuận trong hợp đồng.

Hiện nay, các tranh chấp hợp đồng thường được giải quyết thông qua 04 phương thức sau:

Thứ nhất, Thương lượng:

Thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.

Thứ hai, Hòa giải:

Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

Thứ ba, Thông qua Trọng tài:

Tức là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Thứ tư, Thông qua Tòa án:

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.