Doanh nghiệp tư nhân có được mở tài khoản ngân hàng?

374

Câu hỏi: Tôi là Duy, ở Hà Nội. Tôi thành lập doanh nghiệp tư nhân, tôi muốn mở tài khoản ngân hàng mà không được mở nhưng như tôi biết thì nhiều doanh nghiệp tư nhân khác vẫn có tài khoản ngân hàng. Vậy, doanh nghiệp của tôi có được mở tài khoản không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo Khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 32/2016/TT – NHNN quy định về các đối tượng được mở tài khoản thanh toán như sau:

6. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 11. Đối tượng mở tài khoản thanh toán

1. Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:

a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.

2. Tổ chức là pháp nhânmở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

Theo Điều 74 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về pháp nhân như sau :

Điều 74. Pháp nhân

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Như vậy, tư cách pháp nhân là tư cách để xác định trách nhiệm tài sản (vô hạn hay hữu hạn) của tổ chức, doanh nghiệp.  Nếu có tư cách pháp nhân sẽ tách riêng phần tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp với pháp nhân là doanh nghiệp đó (chịu trách nhiệm hữu hạn), còn doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì không có sự tách bạch này (chịu trách nhiệm vô hạn).

Theo Điều 183 Luật doanh nghiệp quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau:

Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản do đó có doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Vì vậy theo quy định của Thông tư 32/2016/TT- NHNN thì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và không được phép mở tài khoản ngân hàng dưới tên doanh nghiệp tư nhân đó.

Một số loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định như: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà đã có phần trao đổi về những điểm mới của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chương trình tiềm năng Việt Nam, kênh truyền hình Netviet-VTC10: