Luật sư riêng cho doanh nghiệp

Thành lập công ty tại Hồng Kông

Trong trường hợp doanh nghiệp (Quý Công ty) mong muốn được SBLAW cung cấp luật sư riêng cho doanh nghiệp hỗ trợ tư vấn pháp lý trong kinh doanh, SBLAW cung cấp dịch vụ luật sư riêng như sau:

I. ĐỀ XUẤT PHẠM VI TƯ VẤN VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN:

1.  Phạm vi dịch vụ:

Phạm vi dịch vụ của SBLAW bao gồm các công việc sau đây:

(i) Tư vấn cho Quý Công ty về mặt pháp lý đối với mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của một doanh nghiệp, bao gồm nhưng không giới hạn ở: lao động, ngành nghề kinh doanh, thuế, luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các chính sách của nhà nước liên quan đến hoạt động chủ đạo của Quý Công ty, …

(ii) Hỗ trợ Quý Công ty tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến theo yêu cầu cụ thể từ Quý Công ty trong từng trường hợp cụ thể.

2. Phương thức thực hiện:

Phạm vi dịch vụ nêu trên có thể được thực hiện bởi một hoặc một số phương thức sau đây:

(i) Gặp mặt trực tiếp giữa luật sư của S&B Law với người đại diện của Quý Công ty.

(ii) Trao đổi qua thư điện tử, điện thoại

3. Trình tự thực hiện

(i) Bước 1: Quý Công ty phát sinh nhu cầu cần được tư vấn. Các Phòng/Ban liên quan đến nhu cầu tư vấn gửi yêu cầu tư vấn cho Nhân sự đầu mối của Quý Công ty để Nhân sự đầu mối của Quý Công ty gửi yêu cầu tư vấn cho SBLAW. Nhân sự đầu mối của Quý Công ty có thể gửi email giới thiệu về một nhân sự cụ thể sẽ làm việc trực tiếp với SBLAW, trong trường hợp này, nhân sự thuộc Phòng/Ban có yêu cầu cần được tư vấn sẽ liên hệ trực tiếp với SBLAW để được cung cấp dịch vụ tư vấn.

(ii) Bước 2: SBLAW tiếp nhận yêu cầu tư vấn. Yêu cầu tư vấn của Quý Công ty được gửi trực tiếp đến Nhân sự đầu mối của SBLAW. Nhân sự đầu mối của SBLAW sẽ gửi email thông báo cho Quý Công ty về số giờ ước tính cần thiết để thực hiện yêu cầu tư vấn của Quý Công ty. Trong quá trình thực hiện, SBLAW có thể điều chỉnh số giờ phù hợp và cần thiết để đảm bảo cho việc tư vấn đạt hiệu quả tối đa. Trong trường hợp này, Nhân sự đầu mối của SBLAW sẽ thông báo lại với Quý Công ty về số giờ đã được tính toán lại. Trong mọi trường hợp, SBLAW sẽ chỉ thực hiện công việc sau khi đã nhận được xác nhận đồng ý từ phía Quý Công ty đối với số giờ dịch vụ được SBLAW ước tính.

Nhân sự đầu mối của SBLAW, tùy thuộc vào yêu cầu tư vấn của Quý Công ty sẽ chỉ định luật sư phù hợp để thực hiện việc tư vấn cho Quý Công ty. Nhân sư đầu mối của SBLAW sẽ gửi email để giới thiệu Luật sư tư vấn cho Quý Công ty trong từng trường hợp cụ thể.

(iii) Bước 3: Nhân sự đầu mối của Quý Công ty/hoặc nhân sự được Nhân sự đầu mối của Quý Công ty chỉ định gửi email xác nhận đồng ý với thông báo về số giờ dịch vụ ước tính của SBLAW.

(iv) Bước 4: SBLAW thực hiện công việc và gửi kết quả cho Quý Công ty.

SBLAW trong trường hợp này được hiểu là Nhân sự đầu mối của SBLAW hoặc Luật sư được Nhân sự đầu mối của SBLAW chỉ định.

Quý Công ty được hiểu là Nhân sự đầu mối của Quý Công ty hoặc nhân sự được Nhân sự đầu mối của Quý Công ty chỉ định.

Luật sư Đặng Thành Chung, Luật sư của S&B Law
Luật sư Đặng Thành Chung, Luật sư của SBLAW

II.PHÍ DỊCH VỤ:

1. Phí dịch vụ:

(i) Phí dịch vụ chuẩn là: 10,000,000 VNĐ (Bằng chữ: Mười triệu đồng)/tháng tương ứng với 10 giờ tư vấn/tháng.

Phí dịch vụ nêu trên chưa bao gồm:

– Thuế Giá trị gia tăng.

– Chi phí đi lại/lưu trú của Luật sư (nếu có).

– Chi phí in, sao tài liệu (nếu có).

– Chi phí vận chuyển tài liệu (nếu có).

– Phí ngân hàng (nếu có).

– Cước phí điện thoại đường dài/di động (nếu có).

– Các chi phí khác phát sinh để giải quyết yêu cầu tư vấn (nếu có). Các chi phí này (nếu có) sẽ do Quý Công ty tự chi phí.

Phí dịch vụ chuẩn không được hoàn lại trong mọi trường hợp.

(ii) Trường hợp Quý Công ty sử dụng quá 10 giờ/tháng, thì số giờ vượt quá sẽ được tính theo mức phí thông thường là 2,000,000 VNĐ (Bằng chữ: Hai triệu đồng)/giờ làm việc.

(iii) Trường hợp Quý Công ty sử dụng không hết 10 giờ/tháng, thì số giờ còn lại trong tháng sẽ được lũy kế sang tháng kế tiếp. Tổng số giờ lũy kế sẽ được cộng dồn lại cho đến kết thúc năm để phục vụ cho một yêu cầu tư vấn lớn, phức tạp của Quý Công ty (nếu có). Số giờ lũy kế chỉ có hiệu lực trong vòng 01 năm.

2. Thanh toán:

Định kỳ vào ngày làm việc đầu tiên của tháng kế tiếp, SBLAW sẽ gửi cho Quý Công ty hồ sơ thanh toán gồm:

(i) Báo cáo sử dụng dịch vụ tư vấn, trong đó liệt kê lại chi tiết các yêu cầu tư vấn đã được SBLAW thực hiện trong tháng, tương ứng với số giờ dịch vụ mà Quý Công ty đã sử dụng trong tháng. Báo cáo này sẽ được ký bởi Nhân sự đầu mối của SBLAW.

(ii)   Hóa đơn tài chính đối với Phí dịch vụ chuẩn đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng là: 11,000,000 VNĐ (Bằng chữ: Mười một triệu đồng).

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày Quý Công ty nhận được hồ sơ thanh toán từ SBLAW, Quý Công ty sẽ thực hiện việc thanh toán bằng các chuyển khoản vào tài khoản cho SBLAW. 

Khái quát chung về Công ước Stockholm

Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế Giới, tên tiếng anh là World Intellectual Property Organization, viết tắt là WIPO được thành lập vào ngày 14 tháng 7 năm 1967 tại Stockholm, là một trong những cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc.

Công ước Stockholm gồm có 21 Điều khoản cơ bản quy định về thành viên, chức năng, mục đích và các chế độ hoạt động cuẩ tổ chức này.

Theo Điều 3 Công ước Stockholm có đưa ra một số mục tiêu chính là đẩy mạnh hoạt động trí tuệ sang tạo trên toàn Thế Giới và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ liên quan đến sở hữu trí tuệ sang các nước đang phát triển và đảm bảo được sự hợp tác giữa các liên minh.

WIPO hiện có 184 thành viên trong đó có Việt Nam, Việt Nam gia nhập WIPO vào năm 1976

Đơn yêu cầu thay đổi chủ sở hữu theo thoả ước Madrid

Đơn yêu cầu thay đổi chủ sơ hữu cần có những nội dung sau:

– Tên và địa chỉ của chủ sở hữu mới

– Tên và địa chỉ của chủ sở hữu mới

– Tên quốc gia mà chủ sở hữu mới là công dân, tên quốc gia mà chủ sở hữu mới thường trú hay có trụ sở thương mại hoặc công nghiệp thực thụ

– Bản chất pháp lý của pháp nhân và của quốc gia và có thể là đơn vị lãnh thổ thuộc quốc gia mà pháp luật ở đó thành lập cơ sở thành lập pháp nhân đó nếu chủ sở hữu đó là một pháp nhân

– Tên và địa chỉ của người đại diện của chủ sở hữu cũ

– Địa chỉ giao dịch

– Tên và địa chỉ của người đại diện cuả chủ sở hữu mới

– Địa chỉ giao dịch của chủ sở hữu mới

Đơn đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid

Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn sẽ áp dụng một đơn chung, thông tin về đơn đăng ký như sau:

–         Mẫu đơn MM2

–         Ngôn ngữ của đơn quốc tế (Tiếng Anh/Pháp/Tây Ban Nha)

–         Tên và địa chỉ của người nộp đơn

–         Quyền của người nộp đơn

–         Danh mục hàng hóa và dịch vụ (Bảng phân loại Nice, bảng gần nhất là Nice X)

–         Mẫu nhãn hiệu (rõ ràng, sắc nét)

–         Các bên tham gia được chỉ định

–         Các khoản lệ phí phải nộp liên quan đến đơn

  • Phí cơ bản (653 hoặc 903 CHF)
  • Phí bổ sung đối với mỗi Bên tham gia được chỉ định không quy định phí riêng HOẶC phí riêng của mỗi Bên tham gia được chỉ định.

Chữ ký trong tài liệu giao dịch đăng ký nhãn hiệu theo thỏa ước Madrid

Nếu trong tài liệu giao dịch với cơ quan của một bên ký kết  phải có chữ ký của một bên thì chữ ký đó cần thỏa mãn những điều kiện sau:

* Ký kết bằng văn bản:

–        Chữ ký bằng tay

–        Chữ ký in hay chữ ký nổi hoặc sử dụng con dấu

–        Có thể yêu cầu sử dụng con dấu thay cho chữ ký bằng tay trong trường hợp cá nhân ký tài liệu là công dân của bên ký kết và địa chỉ cảu người đó thuộc lãnh thổ nước đó

–        Có thể yêu cầu con dấu phải ghi kèm theo tên người có con dấu được sử dụng

* Giao dịch bằng fax:

-Tài liệu giao dịch bằng fax được coi là có hiệu lực trong giao dịch nếu trên bản fax đó có chữ ký hoặc con dấu và tên của người đó

– Bên ký kết trong giao dịch trên có thể quy định rằng bản gốc cảu tài liệu đã được chuyển bằng fax phải được nộp cho Cơ quan trong một thời hạn nhất định,

* Giao dịch bằng điện tử

Giao dịch bằng điện tử được coi là có hiệu lực nếu tài liệu đó chỉ rõ người gửi tài liệu đó qua các phương tiện tử theo quy định của Bên ký kết quy định.

Tổng quan về hệ thống đăng ký nhãn hiệu Madrid

Doanh nghiệp có thể sử dụng Hệ thống Madrid để đăng ký nhãn hiệu tại thị trường xuất khẩu thông qua một thủ tục đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm bao gồm:

–         Nhận đơn tập trung đối với nhãn hiệu quốc tế

–         Quản lý tập trung đối với các quyền đạt được.

Văn bản pháp lý điều chỉnh Hệ thống Madrid.

 Hệ thống Madrid về Đăng ký nhãn hiệu quốc tế được điều chỉnh bằng các văn bản sau:

–        Thỏa ước Mandrid (1891)

–         Nghị định thư Madrid (1989)

–         Văn bản quy chế chung (1996)

–         Văn bản hướng dẫn hành chính (2002)

–         Luật và các quy định của từng quốc gia điều chỉnh vấn đề này.

Mức phí bán đấu giá cổ phần và các loại chứng khoán

Mức phí bán đấu giá cổ phần và các loại chứng khoán

Ngày 16/01/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bán đấu giá cổ phần và các loại chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán.

Trong đó quy định mức thu phí bán đấu giá chứng khoán áp dụng tại Sở Giao dịch chứng khoán là 0,3% trên tổng giá trị cổ phần/mỗi loại chứng khoán thực tế bán được, tối đa là 300 triệu đồng/cuộc bán đấu giá cổ phần/mỗi loại chứng khoán. Giá trị cổ phần, chứng khoán bán được dùng để tính mức thu phí cho một cuộc đấu giá bao gồm cả giá trị bán được qua phương thức thỏa thuận trực tiếp với các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá.

Mức thu phí bán đáu giá chứng khoán áp dụng tại các tổ chức được phép tổ chức bán đấu giá cổ phần do các bên thỏa thuận nhưng mức thu không vượt quá 0,3% trên tổng giá trị cổ phần và các loại chứng khoán thực tế bán được.
Đồng thời, mức thu phí bán đấu giá chứng khoán tối thiểu áp dụng tại Sở Giao dịch chứng khoán và các tổ chức được phép tổ chức bán đấu giá cổ phần và các loại chứng khoán theo quy định là 20 triệu đồng/cuộc bán đấu giá cổ phần/mỗi loại chứng khoán.

Phí bán đấu giá cổ phần và các loại chứng khoán nêu trên áp dụng đối với việc bán đấu giá cổ phần và các loại chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán và các tổ chức được phép tổ chức bán đấu giá cổ phần và các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-4-2014, thay thế Thông tư số 82/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bán đấu giá cổ phần.

Download Nghị định tại 09_2014_TT-BTC

Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư.

Ngày 14/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư. Quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm: xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và xúc tiến đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài.

Theo đó, hoạt động xúc tiến đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, ngành và địa phương; phù hợp với định hướng của Chính phủ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài trong từng thời kỳ; có tác động thiết thực đến việc thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào các lĩnh vực hoặc địa bàn, khu vực ưu tiên phát triển để thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

Cũng theo Quyết định này, trong phạm vi quản lý của mình, các Bộ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị và triển khai dự án đầu tư. Nội dung hỗ trợ bao gồm: Cung cấp thông tin về tình hình kinh tế – xã hội; tình hình đầu tư; quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngành và vùng lãnh thổ; pháp luật, cơ chế, chính sách; tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư khi có yêu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư; hướng dẫn thủ tục đầu tư; hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai dự án đầu tư và tiếp nhận, tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư…

Trường hợp cần thiết, đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn, có nội dung phức tạp, các Bộ, UBND cấp tỉnh phải phối hợp thành lập tổ công tác để hỗ trợ trong quá trình xúc tiến đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư và hỗ trợ triển khai dự án đầu tư.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2014.

Download văn bản tại 03_2014_QD-TTg

Các địa điểm phải tiến hành niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ từ năm 2014

Từ năm 2014, tất cả các địa điểm sau phải tiến hành niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ:

–  Cơ sở sản xuất, kinh doanh (có quầy giao dịch và bán sản phẩm).

– Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng, cửa hiệu, ki-ốt, quầy hàng, nơi giao dịch thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Hội chợ triển lãm có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Việc niêm yết có thể bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác nhưng phải đảm bảo rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Tổ chức, cá nhân không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá đã niêm yết (trường hợp giá cả do Nhà nước quy định thì phải mua bán đúng theo giá này)

Nội dung này được quy định tại Nghị định 177_2013_ND-CP  hướng dẫn Luật giá 2012.

Nghị định cũng hướng dẫn chi tiết hơn các mặt hàng phải thực hiện bình ổn giá.

Bỏ con sau khi sinh bị phạt tới 15 triệu đồng

Ngày 29/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Cụ thể:

Mức phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng được áp dụng đối với trường hợp bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh; cha mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định; cha, mẹ, người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Trong các trường hợp này, ngoài phạt tiền, cha mẹ, người nuôi dưỡng còn buộc phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, mức phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng và từ 03 – 05 triệu đồng lần lượt được áp dụng đối với các hành vi: Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi; cha mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em trẻ em đi lang thang kiếm sống và hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.

Nghị định cũng quy định: Hành vi từ chối tuyển dụng người khuyết tật đủ tiêu chuẩn vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng; hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật; cản trở quyền kết hôn; quyền nuôi con của người khuyết tật; cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng và tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội bị phạt từ 03 – 05 triệu đồng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013 và thay thế Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011.

Xem đầy đủ Nghị định tại 144_2013_ND-CP

Những tài liệu không được yêu cầu trong quá trình xử lý đơn theo Thỏa ước Madrid

Trong quá trình chờ xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế thì  không một bên ký kết nào có quyền yêu cầu những tài liệu sau trong đơn đăng ký: (Theo quy định tại khoản 3 Thỏa ước Madrid).

–         Bất kỳ bản chứng nhận hoặc bản trích sao đăng ký kinh doanh

–         Thông tin về việc người nộp đơn đang tiến hành một hoạt động thương mại hoặc công nghiệp, chứng cứ liên quan

–         Thông tin về việc người nộp đơn đang tiến hành một hoạt động thương mại hoặc công nghiệp, chứng cứ liên quan

–         Chứng cứ về việc nhãn hiệu đã được đăng ký  tại một bên ký kết khác hoặc tại một quốc gia là thành viên Công ước Pais  mà không phải là một bên ký kết.

Bỏ ghi tên Cha mẹ trên Chứng minh thư nhân dân

Ngày 17/09/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-Cp về Chứng minh nhân dân (CMND) đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 170/2007/NĐ-CP.

Theo Nghị định này, kể từ ngày 02/11/2013, Chính phủ quyết định bỏ phần ghi tên cha, mẹ tại mặt sau của CMND; đồng thời bổ sung cụm từ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” vào bên dưới cụm từ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tại mặt trước CMND.

Nghị định 106 cũng yêu cầu rút ngắn thời gian cấp mới, đổi, cấp lại chứng minh nhân dân. Cụ thể, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, cơ quan công an phải làm xong chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết tại thành phố, thị xã là không quá 7 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.

Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/11/2013; các CMND đã được cấp theo quy định trước đây vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

Xem đầy đủ Nghị định tại 106_2013_ND-CP