Đóng BHXH bổ sung để tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất

 

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 13/2014/QĐ-TTg quy định đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bổ sung để tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật BHXH đối với đối tượng hưởng sinh hoạt phí trong Công an nhân dân (CAND) giai đoạn từ ngày 1-1-1995 đến 31-12-2006, sau đó chuyển thành người hưởng lương.

Quyết định này áp dụng đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong CAND; học sinh, sinh viên hưởng sinh hoạt phí học tại các trường CAND hoặc gửi học tại các trường ngoài CAND giai đoạn từ ngày 1-1-1995 đến ngày 31-12-2006, sau đó chuyển thành người hưởng lương, hiện nay đang công tác hoặc đã thôi công tác (phục vụ) trong CAND, được đóng BHXH bổ sung cho thời gian hưởng sinh hoạt phí, để tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật BHXH… Mức đóng BHXH bổ sung vào quỹ BHXH đối với đối tượng trên như sau: Mức đóng BHXH bổ sung hằng năm = Số đối tượng x mức lương tối thiểu chung từng giai đoạn x tỷ lệ đóng x số tháng đóng.

Tỷ lệ đóng BHXH bổ sung bằng 14% mức lương tối thiểu chung/người/tháng thời gian đóng bổ sung. Kinh phí đóng BHXH bổ sung vào quỹ BHXH đối với đối tượng quy định nêu trên do ngân sách Nhà nước bảo đảm.

Quyết định này không áp dụng để giải quyết lại chế độ BHXH với đối tượng nêu trên đã được BHXH CAND hoặc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết chế độ trợ cấp một lần hoặc hàng tháng.

Quyết định 13/2014 có hiệu lực từ ngày 26/3/2014./.

Download văn bản tại  13_2014_QD-TTg_14222838

Nhiều ưu đãi trong giáo dục dành cho người khuyết tật

 

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư liên tịch quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật, có hiệu lực thi hành từ ngày 5/3/2014.

1. Ưu tiên trong việc tuyển sinh

 Theo Thông tư, người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi.

Đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông, người khuyết tật được hưởng chế độ tuyển thẳng vào trung học phổ thông như đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định. Đối với trung cấp chuyên nghiệp, người khuyết tật được xét tuyển thẳng vào trung cấp chuyên nghiệp theo Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Đối với đại học, cao đẳng, người khuyết tật đặc biệt nặng được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng. Người khuyết tật nặng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng khi đăng kí xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Thông tư cũng quy định miễn, giảm một số nội dung môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục.

2. Về chế độ hỗ trợ

Về chế độ chính sách ưu đãi đối với người khuyết tật, Thông tư quy định người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp được cấp học bổng 10 tháng/năm học; người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được cấp học bổng 9 tháng/năm học.

Người khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục được hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập với mức 1.000.000 đồng/người/năm học.

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập mà cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.

Thông tư liên tịch này áp dụng đối với người khuyết tật học tập trong các cơ sở giáo dục có dạy người khuyết tật, các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục), các tổ chức và cá nhân khác có liên quan. Thông tư liên tịch này không áp dụng đối với người khuyết tật học tập tại các cơ sở dạy nghề./.

Download văn bản tại 42_2013_TTLT-BGDDT-BLDTBXH-BTC

Hộ nghèo được vay 5 triệu đồng/hộ lãi suất 0%

 

Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư liên tịch số 02-2014 về chính sách tín dụng cho hộ nghèo vay vốn. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ 28-3-2014. Theo đó, hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa 5 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua giống gia súc (trâu, bò, dê) hoặc giống gia cầm chăn nuôi tập trung hoặc giống thủy sản.

05_7_chan-nuoi_59378

Cơ sở chế biến nông lâm thủy sản đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại Nhà nước. Người lao động thuộc các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay vốn với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.

Bên cạnh đó, hỗ trợ hộ nghèo ở thôn bản, vùng giáp biên giới 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực.

Thông tư cũng hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo, với việc ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại Nhà nước cho hộ nghèo để trồng rừng sản xuất. Hỗ trợ mỗi huyện nghèo 100 triệu đồng/năm để xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhất là nông, lâm, thủy đặc sản của địa phương; thông tin thị trường cho nông dân…/.

Download văn bản tại đây 02_2014_TTLT-BKHDT-BTC_14222913

 

 

Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp

 

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 01/2014/QĐ – TTg ngày 01 tháng 01 năm 2014  về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp. Trong đó quy định chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công; chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc.

1. Mức bồi dưỡng giám định theo ngày công

Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công được áp dụng đối với việc giám định tư pháp trong các lĩnh vực: pháp y về độc chất, tổ chức học, sinh học, giám định trên hồ sơ; pháp y tâm thần; kỹ thuật hình sự; tài chính; ngân hàng; văn hóa; xây dựng; tài nguyên và môi trường; thông tin và truyền thông; nông-lâm-ngư nghiệp và các lĩnh vực khác.

Mức bồi dưỡng giám định tư pháp một ngày công đối với một người thực hiện giám định theo ngày công trong các lĩnh vực giám định nêu trên có các mức bồi dưỡng là : 500.000 đồng; 300.000 đồng và 150.000 đồng.

Ngày công thực hiện giám định tư pháp được tính là 8 giờ thực hiện giám định. Số tiền bồi dưỡng cho một việc giám định được tính như sau:

 

Số tiền bồi dưỡng  =

Số giờ giám định   x mức bồi dưỡng một ngày công

8 giờ

 

Thời gian, khối lượng công việc cần thiết cho việc thực hiện giám định theo quy trình thực hiện giám định chuẩn của từng lĩnh vực giám định do Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp quy định. Trường hợp thời gian thực hiện giám định vượt quá 8 giờ/ngày thì tổng thời gian làm giám định tăng thêm không vượt quá 300 giờ/năm.

2. Mức bồi dưỡng theo vụ việc giám định

Bên cạnh quy định chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công, Quyết định cũng quy định chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc. Cụ thể, chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc được áp dụng đối với giám định trên người sống và trên tử thi trong lĩnh vực pháp y.

Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định trên người sống gồm có ba mức như sau: 160.000 đồng, 200.000 đồng và 300.000 đồng.

             Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định tử thi mà không mổ tử thi và tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên gồm có ba mức: 600.000 đồng, 800.000 đồng và 1.000.000 đồng.

Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định mổ tử thi mà tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên gồm có bốn mức là: 1.500.000 đồng, 2.500.000 đồng; 3.000.000 đồng và 4.500.000 đồng

Quyết định số 01 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2014 và thay thế Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với giám định viên tư pháp./.

Download văn bản tại: QD 01 -2014 Về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp

Miễn thuế XNK vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 08/2014/QĐ – TTg về việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với vàng nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đó, kể từ ngày 15/3/2014, vàng nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Quyết định được đưa ra với mục đích góp phần bình ổn thị trường vàng trong nước, để tạo thuận lợi cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, góp phần bình ổn thị trường vàng trong nước.

Trước đó, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ./.

Download văn bản tại đây QD – 08 – 2014

Cá nhân kinh doanh không được tự in hóa đơn

Thời gian qua có một số doanh nghiệp lợi dụng việc đặt in hóa đơn không nhằm mục đích “kinh doanh chân chính” mà nhằm mục đích “mua –bán” hóa đơn để tiếp tay cho các doanh nghiệp khác nhằm chiếm đoạt tiền thuế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Để phòng chống nạn gian lận trong việc đặt in hóa đơn, Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2014/NĐ – CP ngày 17/01/2014 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 51/2010/NĐ – CP. Theo Nghị định số 04/2014/NĐ – CP thì cá nhân kinh doanh không được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng, dịch vụ mà phải thực hiện mua bán hóa đơn của cơ quan thuế kể từ ngày 01/3/2014.

Theo Nghị định 04/2014/NĐ – CP, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao thì mới được tự in hóa đơn;  các doanh nghiệp có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật cũng được tự in hoá đơn kể từ khi có mã số thuế. Ngoài các trường hợp trên, tổ chức kinh doanh được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Nghị định 04/2014/NĐ-CP bổ sung thêm một số quy định về biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp vi phạm về quản lý và sử dụng hoá đơn so với quy định hiện hành. Cụ thể: – Đối với các doanh nghiệp vi phạm về quản lý  sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp có rủi ro cao về việc chấp hành pháp luật thuế thì Bộ Tài chính căn cứ quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về công nghệ thông tin thực hiện các biện pháp giám sát, quản lý phù hợp nhằm thực hiện đúng quy định của pháp luật về hóa đơn.

hoa-don-1b38b (1)

                – Đối với doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế theo quy định tại Luật quản lý thuế thì không được sử dụng hóa đơn tự in mà phải thực hiện mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian 12 tháng. Hết thời gian 12 tháng, nếu đáp ứng điều kiện tự in hoặc đặt in hóa đơn, cơ quan thuế thông báo doanh nghiệp chuyển sang tự tạo hóa đơn để sử dụng hoặc tiếp tục mua hóa đơn của cơ quan thuế nếu không đáp ứng điều kiện tự in hoặc đặt in hóa đơn. Thời điểm không được sử dụng hóa đơn tự in được tính từ ngày Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế có hiệu lực thi hành hoặc kể từ thời điểm cơ quan thuế yêu cầu.

Ngoài ra để quản lý việc đặt in hóa đơn lần đầu, Nghị định số 04/2014 cũng đã bổ sung nội dung: Trước khi đặt in hóa đơn lần đầu và khi sử dụng hóa đơn tự in, doanh nghiệp phải có văn bản gửi cơ quan thuế và phải được sự chấp thuận của cơ quan thuế./.

Download văn bản tại: nghi_dinh_04_2014_nd_cp

 

Một số giao dịch không được thanh toán bằng tiền mặt

Kể từ ngày 1/3/2014, Nghị định số 222/2013/NĐ – CP của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt chính thức có hiệu lực. Theo đó, các tổ chức và cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán.

Cụ thể như sau:

Các tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính. Các tổ chức sử dụng vốn nhà nước không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, trừ một số trường hợp được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

   – Các tổ chức, cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán cũng như không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán đã đăng ký, lưu tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.

Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.

           Ngoài ra, khi giải ngân vốn cho vay đối với khách hàng bằng tiền mặt cũng phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Các quy định này sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao tính minh bạch của các giao dịch tài chính, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý tài chính tiền tệ kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông và có những dự báo chính xác về tình hình thị trường kinh tế. Đồng thời sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng rửa tiền, giảm lãng phí của xã hội cho việc in ấn, kiểm đếm, tiêu hủy tiền mặt. Ngoài ra, thanh toán không dùng tiền mặt có độ an toàn cao hơn, giảm thiểu những rủi ro trong trường hợp phải mang tiền mặt đi thanh toán./.

Các bạn có thể dowload văn bản tại Nghị định

 

 

Tưng bừng tổ chức ngày quốc tế phụ nữ tại SBLaw

Nhằm tôn vinh những nữ luật sư và chuyên viên tư vấn của SB Law, ngày 8 tháng 3 năm 2014, công đoàn SB Law đã tổ chức buổi tiệc chào mừng những người phụ nữ của SB Law.

Nhân dịp này, đại diện của SB Law cũng như công đoàn đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới toàn thể các nữ luật sư và chuyên viên pháp lý tại SB Law.

Cùng với sự tôn vinh là tiệc chào mừng tại nhà hàng Quán Nhà Ta. Buổi tiệc diễn ra trong không khí ấm áp, vui tươi.

Một số hình ảnh buổi liên hoan mùng 8 tháng 3.

Miss S&BLaw

 

S&BLaw

Các luật sư của SB Law tiếp đại diện hãng luật Barlaw Hàn Quốc

Ngày 14 tháng 3 năm 2014 tại văn phòng Hà Nội, đại diện SB Law gồm luật sư Nguyễn Thanh Hà, luật sư Đặng Thành Chung, Luật sư Trần Đình Thống đã có buổi tiếp và làm việc với Luật sư Jin – Heui Kim và đoàn đại biểu của hãng luật Barlaw, Hàn Quốc.

Tại buổi tiếp, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã nhiệt liệt chào mừng chuyến thăm và làm việc của luật sư Jin – Heui Kim và đoàn, chúc chuyến công tác tại Việt Nam thành công tốt đẹp.

Các luật sư tại buổi làm việc tại S&B Law Hà Nội
Các luật sư tại buổi làm việc tại SB Law Hà Nội

Luật sư Nguyễn Thanh Hà cũng thông báo về quá trình hình thành và phát triển của SB Law, những thế mạnh mà SB Law đang nắm giữ và bày tỏ mong muốn được hợp tác với các công ty luật của Hàn Quốc trong đó có Barlaw để tăng cường chất lượng dịch vụ tư vấn.

Luật sư Jin – Heui Kim đã cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu mà SB Law dành cho đoàn và mong muốn được hợp tác với SB Law trong việc cung cấp cho khách hàng Hàn Quốc khi kinh doanh tại Việt Nam các dịch vụ về sở hữu trí tuệ, đầu tư và các vấn đề dân sự.

Hai bên đã nhất trí về vấn đề hợp tác và sẽ ký biên bản hợp tác trong thời gian sớm nhất.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời phóng vấn về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nhân ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới – ngày 15 tháng 3 hàng năm, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã dành thời gian trả lời phỏng vấn kênh VTC 1 về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay.

Trong buổi phỏng vấn, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã đưa ra các thông tin về cơ sở pháp lý của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các biện pháp mà người tiêu dùng có thể áp dụng để bảo vệ mình khi mua phải hàng hóa, dịch vụ chất lượng thấp.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trong buổi phỏng vấn
Luật sư Nguyễn Thanh Hà trong buổi phỏng vấn

Luật sư Hà cũng đề xuất các biện pháp để người tiêu dùng hiểu hơn về quyền của mình cũng như các cơ quan chức năng cần hành động mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ người tiêu dùng.

Thẩm quyền của Tòa án trong việc xử lý các vi phạm liên quan đến quyền SHCN

Thẩm quyền của tòa án liên quan đến quyền SHCN được thể hiện tại cả ba lĩnh vực dân sự, hành chính và hình sự.  Tuy nhiên, các vụ kiện chủ yếu được giải quyết tại tòa án dân sự, hành chính. Rất ít các vụ án hình sự liên quan đến quyền SHCN được đưa ra xét xử.

Toà án có vai trò xét xử các vụ kiện liên quan đến sở hữu công nghiệp như sau:

– Toà dân sự: Xét xử các vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp (khoản 2 Điều 29 và một số quy định khác của Bộ luật tố tụng dân sự).

– Toà hành chính: Xét xử các vụ kiện hành chính liên quan đến quyết định hành chính trong việc xác lập, huỷ bỏ văn bằng bảo hộ quyền; quyết định xử phạt hành chính hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

– Tòa hình sự: Xét xử các vụ án liên quan đến Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170); Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan với quy mô thương mại (Điều 170a); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại (Điều 171); Các tội về sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156, Điều 157, Điều 158).

Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo Bộ luật hình sự

Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là nhóm tội được hình sự hóa kể từ năm 2009. Theo Điều 170a Bộ luật hình sự, người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi dưới đây xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại thì sẽ bị xử lý hình sự (Trường hợp vi phạm chưa thuộc phạm vi “quy mô thương mại” thì áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính để xử lý. Tuy nhiên, khái niệm “quy mô thương mại” hiện giờ vẫn chưa được làm rõ). Những hành vi vi phạm đó là:

– Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

– Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

Người phạm tội sẽ chịu các hình phạt sau:

– Bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm;

– Phạm tội có tổ chức; phạm tội nhiều lần thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.