Thứ tự ưu tiên thanh toán trong thừa kế như thế nào?

Câu hỏi: Bố tôi mới mất và không để lại di chúc. Xin hỏi, thứ tự ưu tiên thanh toán liên quan di sản thừa kế của bố tôi như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

5. Tiền công lao động.

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

9. Tiền phạt.

10. Các chi phí khác.

Sau khi bố bạn mất thì phải thanh toán hết các khoản ưu tiên thanh toán được quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015. Sau khi thanh toán hết sẽ bắt đầu chia thừa kế theo pháp luật.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã có phần trao đổi về Những điểm mới của chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự trong chương trình Bạn và pháp luật, kênh VOV1, Đài tiếng nói Việt Nam. Mời Quý vị xem nội dung tại đây:

 

Đào mộ chiếm đoạt tài sản có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Câu hỏi: Tôi là Khiên. Bố tôi mất được 5 tháng. Trong 1 lần đi thăm mộ bố tôi phát hiện ra 1 người dân gần đó đang đào mộ bố tôi để chiếm lấy tài sản bên trong, do lúc bố tôi mất đi gia đình có để một ít tài sản là vàng bạc vào trong quan tài. Xin hỏi, người đào mộ bố tôi phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt như sau:

1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;

c) Vì động cơđê hèn;

d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.”

Như vậy, theo quy định trên thì việc người dân đó đào mộ bố bạn để chiếm đoạt tài sản bên trong quan tài là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong chương trình hiểu đúng làm đúng truyền hình quốc hội, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã tư vấn về vấn đề này.

 

Giấy chứng nhận doanh nghiệp bao gồm những nội dung gì?

Câu hỏi: Tôi là Quyết. Tôi xin hỏi, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm những nội dung gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 29 Luật doanh nghiệp năm 2014 có quy định nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm:

–           Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.

–           Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

–           Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

–           Vốn điều lệ.

Nhận lợi mời trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình VITV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch, luật sư điều hành SB Law đã trao đổi một số nội dung về ngành nghề đăng ký kinh doanh trong doanh nghiệp, những bất cập và phương hướng giải quyết. Bài phỏng vấn sẽ được phát trong chương trình Tâm Chấn, kênh tài chính kinh doanh VITV.

Có cần lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không?

Câu hỏi: Tôi là Hoa. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên của tôi mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xin hỏi, sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty tôi có phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau đó không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 49 Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

1. Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký thành viên phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;

c) Phần vốn góp, giá trị vốn đã góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn của từng thành viên;

d) Chữ ký của thành viên là cá nhân hoặc của người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức;

đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên.

2. Sổ đăng ký thành viên được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.”

Theo quy định của pháp luật, thì ngay sau khi công ty của bạn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải lập sổ đăng ký thành viên. Nội dung của sổ đăng ký thành viên được quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2014.

Điều kiện để người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam

Câu hỏi: Tôi là người Mỹ, đã ở Việt Nam được một thời gian. Tôi cảm thấy rất yêu thích đất nước Việt Nam cho nên tôi muốn nhập quốc tịch  Việt Nam. Xin hỏi, để nhập quốc tịch Việt Nam cần những điều kiện gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ vào Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) thì điều kiện để người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam là:

–           Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

–           Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

–           Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

–           Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

–           Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

Trong chương trình Nhịp cầu Netviet, luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã có phần tư vấn về thủ tục nhập lại quốc tịch Việt Nam.

Trình tự thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam

Câu hỏi: Tôi là người Úc. Tôi đã thường trú ở Việt Nam được 6 năm. Trong thời gian sồng ở Việt Nam, tôi rất yêu thích con người và văn hóa nơi đây nên tôi muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Xin hỏi, trình tự thủ tục để nhập quốc tịch Việt Nam là gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ vào Luật Quốc tịch  năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) thì trình tự thủ tục để nhập quốc tịch Việt Nam như sau:

Thứ nhất, bạn cần chuẩn bị hồ sơ để xin nhập quốc tích Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:

–           Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

–           Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

–           Bản khai lý lịch;

–           Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

–           Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;

–           Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;

–           Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.

Thứ hai, trình tự thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam:

–           Bạn nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ đã nêu ở trên hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

–           Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

–           Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

–           Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trong chương trình Nhịp cầu Netviet, luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã có phần tư vấn về thủ tục nhập lại quốc tịch Việt Nam.

Con sinh ra ở Việt Nam mang quốc tịch gì khi mẹ là người không quốc tịch?

Câu hỏi: Tôi là người không quốc tịch hiện đang sinh sống, thường trú ở Việt Nam. Tôi mới sinh con trai và trở thành mẹ đơn thân. Xin hỏi, con tôi có được mang quốc tịch Việt Nam không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 17 Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) quy định:

Điều 17. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch

1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

Việc bạn sinh con trên đất nước Việt Nam và bạn là người không quốc tịch nhưng có nơithương trú tại Việt Nam cho nên con bạn sinh ra sẽ được mang quốc tịch Việt Nam.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã có phần trao đổi về Những điểm mới của chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự trong chương trình Bạn và pháp luật, kênh VOV1, Đài tiếng nói Việt Nam. Mời Quý vị xem nội dung tại đây:

 

Có được chuyển nhượng đất khi đang nợ tiền sử dụng đất không?

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi là Lan, ở Hà Nội. Tôi đang có dự định mua 1 mảnh đất từ ông X. Tuy nhiên, mảnh đất của ông X lại đang nợ tiền sử dụng đất. Xin hỏi: Ông X có chuyển nhượng được mảnh đất này cho tôi không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 168 Luật Đất Đai 2013 có quy định về thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:

– Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

Căn cứ theo quy định trên, bạn đề nghị ông X (người chuyển nhượng quyền sử dụng đất) phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện việc chuyển nhượng.

Đất nằm trong quy hoạch có được tặng cho không?

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi là Hiền. Gia đình tôi có 1 mảnh đất đang nằm trong quy hoạch. Nay bố mẹ tôi muốn cho anh cả tôi để xây nhà? Xin hỏi: Như vậy có được không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 49 Luật Đất đai năm 2013 về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

“…2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

3. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này”.

Như vậy, trường hợp của bạn, thửa đất thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn mặc dù đã nằm trong quy hoạch, nếu chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, chưa có Thông báo thu hồi đất, Quyết định thu hồi đất nên căn cứ những quy định pháp luật, bố mẹ bạn vẫn có quyền tặng cho anh cả của bạn khi đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật.

Còn nếu đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện nơi có đất thì anh cả của bạn sẽ không được xây dựng mới nhà ở. Trường hợp nếu như anh cả của bạn có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở công trình hiện có thì sẽ phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nhặt được tài sản đánh rơi có phải khai báo cho cơ quan có thẩm quyền không?

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi là Công. Tháng trước tôi có nhặt được chiếc dây chuyền vàng và hiện tại tôi đang giữ chiếc dây chuyền đó. Một người bạn của tôi biết chuyện liền nói theo pháp luật dân sự thì phải giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Xin hỏi, tôi có phải khai báo và giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp xác lập quyền sở hữu với tài sản đánh rơi, bỏ quên:

Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.”

Theo quy định của pháp luật thì bạn phải mang dây chuyền vàng đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã để thông báo cho chủ sở hữu biết đến nhận lại nêu bạn không biết chủ sở hữu là ai. Sau 1 năm nếu không xác định được ai là chủ sở hữu của dây chuyền vàng thì quyền sở hữu đối với tài sản được xác lập như sau:

– Nếu giá trị dây chuyền nhỏ hơn hoặc bằng 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được xác lập quyền sở hữu với tài sản.

– Nếu giá trị dây chuyền lớn hơn 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được hưởng bằng 10 lần giá trị mức lương cơ sở và 50% giá trị của phần vượt 10 lần mức lương cơ sở, còn phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

Không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thì chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi và chồng đã ly hôn được 1 năm. Chúng tôi có 1 người con gái 5 tuổi và hiện tại đang sống cùng tôi. Trong suốt 1 năm nay chồng cũ của tôi không hề có cấp dưỡng cho con gái. Tôi có nhắn tin nhắc nhở nhưng chồng cũ của tôi vẫn không hề có cấp dưỡng nào. Xin hỏi trong trường hợp này thì chồng cũ của tôi phải chịu trách nhiệm gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con:

Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”

Như vậy, sau khi ly hôn thì chồng bạn vẫn phải có nghĩ vụ cấp dưỡng cho con chung của 2 bạn. Nếu không cấp dưỡng thì sẽ bị xử lý như sau:

– Xử phạt hành chính, nếu hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

Khoản 2 Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

Điều 54. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

…….

2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

– Nếu hành vi đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì theo Điều 186 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

 

Chính phủ ban hành Nghị quyết về BOT giao thông

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã nêu quan điểm liên quan đến Nghị quyết về BOT giao thông trên báo Diễn đàn doanh nghiệp. Dưới đây là nội dung chi tiết:

  1. Dưới góc độ luật pháp, ông đánh giá như thế nào về điều này?

Trả lời:

Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và quá trình triển khai thực hiện các dự án giao thông theo hình thức hợp đồng BOT còn tồn tại nhiều hạn chế. Ví dụ như: đa số các dự án tập trung trong lĩnh vực đường bộ theo phương thức cải tạo, nâng cấp tuyến đường độc đạo hiện hữu nên chưa bảo đảm quyền lựa chọn của người tham gia giao thông hay việc thu hút nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng.

Hơn nữa, các quy định của pháp luật và thực tế triển khai về thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ, vị trí đặt trạm thu phí còn chưa hợp lý dẫn đến một số dự án gây bức xúc trong dư luận xã hội. Việc quy định, thực hiện công khai, minh bạch các thông tin về dự án còn bất cập.

Ngày 26/6/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 83/NQ-CP triển khai thực hiện Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT). Theo tôi, Nghị quyết này được ban hành và triển khai sẽ giúp hoàn thiện chính sách, pháp luật, bảo đảm phát huy hiệu quả việc đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

  1. Theo ông, Nghị quyết lần này có những điểm mới nào so với các quy định pháp lý về BOT hiện hành?

Trả lời:

Nghị quyết mới ban hành có một số điểm mới đáng chú ý như sau:

Thứ nhất, về quy hoạch, kế hoạch đầu tư các dự án, công trình giao thông, Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyên đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu.

Thứ hai, việc lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu phải thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, hạn chế tối đa chỉ định thầu. Khuyến khích áp dụng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư qua hệ thống mạng đối với các dự án PPP nói chung, dự án BOT nói riêng.

Quy định và thực hiện đầy đủ việc công khai, minh bạch các thông tin về dự án để thuận tiện cho người dân giám sát.

Thứ ba, Nghị quyết quy định nội dung nghiên cứu xây dựng mẫu hợp đồng BOT áp dụng cho ngành giao thông, trong đó phải loại bỏ các điều khoản bí mật.

Thứ tư, Nghị quyết chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp nơi có dự án đi qua có trách nhiệm tham vấn ý kiến người dân trong khu vực dự án trước khi triển khai dự án đầu tư.

Thứ năm, Nghị quyết yêu cầu hoàn thiện việc rà soát tổng thể về vị trí đặt trạm, chính sách miễn giảm giá tại tất cả các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ và quản lý doanh thu chặt chẽ để có những giải pháp đồng bộ, kịp thời, thống nhất, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng.

Đồng thời, xây dựng và ban hành tiêu chí thành lập trạm thu phí dịch vụ và nhà điều hành của các dự án nhằm đảm bảo tính kinh tế, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư (trong đó có nghiên cứu, đánh giá sự hợp lý, cơ sở khoa học của quy định khoảng cách giữa 2 trạm).

Đặc biệt, lần đầu tiên Chính phủ yêu cầu quy định rõ trách nhiệm, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước trong thực hiện quy trình đầu tư, khai thác các dự án giao thông đầu tư theo hợp đồng BOT.

  1. Đáng chú ý, Nghị quyết mới đã loại bỏ điều khoản bí mật trong hợp đồng BOT? Ông đánh giá như thế nào về điểm mới này?

Trả lời:

Như tôi đã trình bày ở trên, một trong những điểm mới của Nghị quyết 83/NQ-CP đó là Nghị quyết quy định nội dung nghiên cứu xây dựng mẫu hợp đồng BOT áp dụng cho ngành giao thông, trong đó phải loại bỏ các điều khoản bí mật.

Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.

Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mặc dù chưa có văn bản nào quy định yêu cầu phải công khai hay phải bảo mật hợp đồng BOT nhưng hiện nay hầu hết các hợp đồng BOT đều kèm theo một điều khoản bảo mật.

Sự bảo mật này đã làm cho cộng đồng, người dân không giám sát được dẫn đến những bức xúc, bất cập phát sinh.

Do đó, với nội dung được quy định trong Nghị quyết này sẽ góp phần công khai, minh bạch công trình từ khi xây dựng đến lúc vận hành, theo đó, người dân sẽ tin tưởng và đồng tình sử dụng dự án BOT.

  1. Cuối cùng, ông có kỳ vọng gì ở Nghi quyết lần này?

Trả lời:

Tôi kỳ vọng rất nhiều vào Nghị quyết này, hy vọng khi triển khai Nghị quyết này có thể đánh giá những mặt được và những hạn chế, bất cập, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục hữu hiệu. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông vận tải theo hình thức họp đồng BOT, BT nói riêng. Đồng thời, xử lý kịp thời những tồn tại, yếu kém và kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, vi phạm.