Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Do đó, việc phân bố, khoanh vùng đất đai phụ thuộc vào không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển và thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên tiềm năng và nhu cầu sử dụng đất của các đơn vị, ngành nghề, lĩnh vực theo quyết định của Nhà nước.
Việc thực hiện quy hoạch đất đai trước hết phải tuân thủ các quy tắc chung rồi với tiến hành quy hoạch trên các mục đích sử dụng, phát triển riêng. Điều 35 Luật Đất đai năm 2013 quy định nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế – xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.
3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.
5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
6. Dân chủ và công khai.
7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Như vậy, xét nguyên tắc chung khi lập kế họah sử dụng hay quy hoạch đất, việc thực hiện phải đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với chiến lược, môi trường và ưu tiên quy hoạch, sử dụng đất cho các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, …
Hiện nay chưa có quy định nào cụ thể về việc đất đang có tranh chấp thì không được đưa vào quy hoạch sử dụng. Nhà nước và các cấp chính quyền không căn cứ vào tình trạng đất có đang xảy ra tranh chấp hay không mà căn cứ vào hiện trạng sử dụng của đất đó mà lập kế hoạch và quyết định có đưa diện tích đó vào không gian đất quy hoạch sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời chuyên mục Góc nhìn kênh VTV4 về hướng sửa đổi hành lang pháp lý về nhượng quyền thương mại, mời Quý vị đón xem tại đây: