Người giám hộ có được bán tài sản của người được giám hộ không?

503

Câu hỏi: Tôi là Tĩnh, ở Phú Thọ. Qúy công ty cho tôi hỏi: Theo quy định hiện hành thì người giám hộ có được bán tài sản của người được giám hộ không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đén dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 59 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”.

Theo quy định tại Điều 59 trên về việc quản lý tài sản của người giám hộ. Việc quản lý tài sản được quy định 04 nội dung chính sau:

– Thứ nhất, người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình. Quy định này nhấn mạnh trách nhiệm của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ. Theo đó, quy định yếu cầu sự tận tâm và thực hiện mọi hành vi trong khả năng có thể để thực hiện việc quản lý tài sản, cũng chính là để thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

– Thứ hai, người giám hộ khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản có giá trị lớn bao gồm: bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cộc và các giao dịch khác phải có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Các giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn là nguồn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người được giám hộ. Vì vậy, các giao dịch này chỉ được xác định là đủ điều kiện khi có đặt dưới sự giám sát, có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

– Thứ ba, người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Việc quản lý tài sản của người được giám hộ là để thực hiện việc chăm sóc, giáo dục, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pahsp của người giám hộ, tài sản của người được giám hộ đặt dưới sự quản lý của người được giám hộ, tuy nhiên không có nghĩa người giám hộ là chủ sở hữu đối với tài sản này.

– Thứ tư, các giao dịch dân sự giữa người dám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, người giám hộ chỉ được bán tài sản của người được giám hộ khi việc bán nó là để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ và được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã có phần trao đổi về Những điểm mới của chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự trong chương trình Bạn và pháp luật, kênh VOV1, Đài tiếng nói Việt Nam.

Mời quý vị đón xem tại đây: