Lập vi bằng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất tại thừa phát lại đã hợp lệ chưa?

553

Câu hỏi: Tôi là Long, ở Hà Nội. Tôi muốn mua một mảnh đất qua công ty môi giới. Mảnh đất này có sổ chung. Bên công ty cho biết nếu mua mảnh đất này họ sẽ lập cho tôi một bản vi bằng do 3 bên đứng ra làm chứng là người mua đất, bên bán và một người bên thừa phát lại. Xin hỏi: Nếu tôi mua mảnh đất này và có bản vi bằng kia thì có hợp lệ không? Việc giao dịch mua bán này có rủi ro gì không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản thì được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của các bên”.

Hiện nay, đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng và chuyển nhượng bất động sản nói chung, pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận giá trị pháp lý của bất kỳ hình thức hợp đồng chuyển nhượng nào được lập mà không được công chứng, chứng thực. Công chứng, chứng thực là điều kiện tiên quyết về mặt hình thức để một giao dịch về chuyển nhượng bất động sản có hiệu lực, ngoại trừ trường hợp một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản như quy định ở trên.

Vì vậy, đối với trường hợp của bạn, hợp đồng chuyển nhượng được thừa phát lại lập vi bằng chưa đáp ứng đủ điều kiện về hình thức theo quy định của pháp luật. Hệ quả, hợp đồng này có thể bị tòa án tuyên vô hiệu do vi phạm về hình thức luật định.

Trong tiểu mục Hiểu đúng làm đúng của truyền hình quốc hội, luật sư Nguyễn Thanh Hà có phần tư vấn cho doanh nghiệp khởi nghiệp về vấn đề hợp đồng: