Những nội dung cơ bản của hợp đồng ủy quyền

607

Câu hỏi: Tôi là Kiên. Qúy công ty cho tôi hỏi: Trong hợp đồng ủy quyền thì cần có những nội dung gì? Hình thức như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Hợp đồng ủy quyền là một loại hợp đồng dân sự và được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Khi một cá nhân mong muốn giao cho một cá nhân khác những quyền của mình một cách hợp pháp, cá nhân đó sẽ thực hiện hành vi ủy quyền.

Thứ nhất, về hình thức hợp đồng ủy quyền: Các bên có thể tự thỏa thuận về hình thức hợp đồng, tuy nhiên trong những trường hợp khác do pháp luật quy định, hợp đồng phải được lập thành văn bản (có thể yêu cầu công chứng, chứng thực).

Thứ hai, về nội dung hợp đồng ủy quyền, gồm:

  • Thông tin các bên giao kết: bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;
  • Căn cứ ủy quyền: Bên ủy quyền đưa ra những bằng chứng cho thấy mình có quyền hoặc được phép thực hiện những công việc nêu trong phạm vi ủy quyền;
  • Phạm vi ủy quyền: Đây là phần đặc biệt quan trọng mà các bên cần chú ý làm rõ. Phạm vi ủy quyền cần được nêu cụ thể công việc cần thực hiện để tránh trường hợp bên nhận ủy quyền lạm dụng quyền trong phạm vi này. Tuy nhiên, nếu phạm vi ủy quyền quá hẹp thì bên ủy quyền sẽ cần phải lập thêm hợp đồng khác nếu muốn bên nhận ủy quyền thực hiện công việc không nằm trong phạm vi này, gây tốn thời gian và công sức;
  • Thời hạn ủy quyền: nếu trong hợp đồng không quy định điều khoản này thì pháp luật mặc định thời hạn ủy quyền là 01 năm kể từ ngày ký hợp đồng;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên: căn cứ từ Điều 565 – Điều 568 Bộ luật dân sự 2015, ngoài những quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, các bên có thể thỏa thuận thêm các quyền, nghĩa vụ khác tùy thuộc vào tính chất công việc ủy quyền, miễn không trái với quy định của pháp luật;
  • Thù lao bên nhận ủy quyền được hưởng (nếu có): cần ghi rõ mức thù lao, phương thức và thời hạn thanh toán;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp;
  • Các thỏa thuận khác không trái với quy định của pháp luật.

Trong chương trình Luật sư doanh nghiệp của Kênh truyền hình kinh tế tai chính VITV, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, giám đốc công ty Luật S&B Law, cùng với các chuyên gia đã trao đổi về chế định Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mời quý vị đón xem đoạn video sau: