Điều kiện để được tách thửa đất tại Hà Nội

465

Câu hỏi: Tôi là Tùng. Qúy công ty cho tôi hỏi: Điều kiện để được tách thửa tại Hà Nội là gì? Quy định trong văn bản nào?

Trả lời:

UBND Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND quy định về hạn mức giao đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố.

Theo đó, để được tách thửa, các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện như: Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ 3m trở lên; Có diện tích không nhỏ hơn 30m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) đối với các xã còn lại theo Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND (điều 1).

Khi chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ lm trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh. Thửa đất sau khi chia tách phải đảm bảo đủ điều kiện tại khoản 1 Điều này (điều 2).

Không cho phép tách thửa đối với các trường hợp:

-Thửa đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Thửa đất gắn liền với diện tích nhà đang thuê của Nhà nước, mà người đang thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà, cấp Giấy chứng nhận theo quy định;

-Thửa đất gắn liền với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước đã bán, đã tư nhân hóa nhưng thuộc danh mục nhà biệt thự bảo tồn, tôn tạo theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố;

– Đất thuộc khu vực Nhà nước đã có thông báo thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013;

– Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp, nếu người sử dụng đất xin tách thửa đất mà thửa đất được hình thành không đảm bảo các điều kiện quy định tuy nhiên có thể hợp với thửa đất ở khác liền kề tạo thành thửa đất mới đủ điều kiện quy định thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa đất và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới. Trường hợp thửa đất còn lại sau khi tách không đảm bảo các điều kiện quy định thì không được phép tách thửa.

Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày 10/4/2009 (ngày Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố có hiệu lực thi hành) có diện tích, kích thước nhỏ hơn mức tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận. Việc xây dựng nhà ở, công trình trên thửa đất đó phải theo quy định.

Không cấp Giấy chứng nhận, không làm thủ tục thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với trường hợp tự tách thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất trong đó có một hoặc nhiều thửa đất không đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều này.

Dù Luật Bảo hiểm đã có hiệu lực từ nhiều năm nay, nhưng vẫn có không ít đơn vị, doanh nghiệp cố tình trốn tránh và tìm đủ mọi cách đối phó, dẫn đến nợ đọng kéo dài. Tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của nhiều doanh nghiệp đã không còn là chuyện mới. Con số nợ cứ ngày càng gia tăng với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng, điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ BHXH, BHYT … Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, hôm nay chúng tôi có mời đến trường quay 2 vị khách mời gồm luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW và ông Mai Đức Thắng, Phó Ban Thu Bảo Hiểm xã hội Việt Nam. Mời quý vị đón xem đoạn video sau: