Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những nội dung gì?

Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, đối tượng của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Người nào sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác đang trong thời gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu các đối tượng này thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (trừ các trường hợp có quy định riêng) và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả

Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

1. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan bao gồm:

– Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác được trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (gọi chung là người biểu diễn)

– Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn được quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ

– Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu tiên âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác ( gọi chung là người sản xuất bản ghi âm, ghi hình)

– Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng ( gọi chung là tổ chức phát sóng)

2. Các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ

Theo Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005:

– Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;

+ Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;

+ Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;

+ Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;

+ Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;

+ Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;

+ Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.

3. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan ( Căn cứ vào quy định tại Điều 34)

– Quyền của người biểu diễn được bảo hộ 20 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc  biểu diễn được định hình;

– Quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình được bảo hộ 15 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.

– Quyền của tổ chứ phát sóng được bảo hộ năm mươi năm từ năm tính tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện./.

Quyền tác giả phát sinh khi nào ?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ: Quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh tại thời điểm tác phẩm sáng tạo được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ.

Chủ sở hữu tác phẩm có quyền đăng ký tác phẩm thuộc sở hữu của mình tại cơ quan bản quyền tác giả của Nhà nước để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Việc đăng ký bản quyền tác giả cũng không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu tác giả sáng tạo đăng ký tác phẩm với Cục Bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ 2005)

Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ?

Theo Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, căn cứ phát sinh xác lập quyền sở hữu trí tuệ cụ thể như sau:

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;

b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;

c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005:  Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Theo đó:

– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

– Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

– Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

– Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đổi Giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh


Ngày 21/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 194/2013/NĐ-CP về việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài và đổi Giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Theo đó, DN có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 01/07/2006 có quyền quyết định thời điểm đăng ký lại, chuyển đổi DN và tổ chức quản lý hoạt động theo quy định của pháp luật; DN có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước ngày 01/07/2006, đã hết hạn hoạt động theo Giấy phép đầu tư sau ngày 01/07/2006 nhưng chưa thực hiện thủ tục giải thể DN và có đề nghị được tiếp tục hoạt động, được phép đăng ký lại.

Việc đăng ký lại phải thực hiện trước ngày 01/02/2014 và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như: Ngành, nghề kinh doanh của DN không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh, đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm đăng ký lại (trường hợp thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện); dự án phải phù hợp với quy hoạch (kết cấu hạ tần đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng…); DN cam kết tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, giao dịch thực hiện từ thời điểm hết hạn hoạt động đến thời điểm đăng ký lại; cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và phải còn vốn chủ sở hữu; trường hợp không còn thì phải có cam kết tối đa 03 năm sau ngày đăng ký lại sẽ tăng vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng vốn điều lệ. Hết thời hạn nêu trên, DN không đăng ký lại phải thực hiện thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2014.

Download văn bản tại đây 194_2013_ND

Các hình thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam

 

Theo quy định tại Điều 12 luật Đầu tư 2005 việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư tại Việt nam được thực hiện như sau:

1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật.

2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam.

3. Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:

a) Toà án Việt Nam;

b) Trọng tài Việt Nam;

c) Trọng tài nước ngoài;

d) Trọng tài quốc tế;

đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập.

4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều kiện để đầu tư ra nước ngoài?

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc Nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài.

Tổ chức kinh tế ở nước ngoài là tổ chức kinh tế được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, trong đó Nhà đầu tư sở hữu một phần hay toàn bộ vốn đầu tư.

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thì để tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.

3. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

4. Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.

Bạn đọc có thể tham khảo Nghị định tại đây

Những dự án đầu tư trong nước không phải đăng ký đầu tư

Căn cứ vào Điều 42 của Nghị định 108 NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều luật của Luật đầu tư 2005 thì:

1. Nhà đầu tư không phải đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

2. Nhà đầu tư trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có nhu cầu được xác nhận ưu đãi đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì thực hiện đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư./.

Điều kiện đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ở Việt Nam

Kể từ ngày gia nhập WTO, đối với dịch vụ giáo dục bậc cao, giáo dục cho người lớn, các dịch vụ giáo dục khác ngoại trừ dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở (chưa cam kết) các nhà đầu tư được phép thành lập liên doanh, cho phép phía nước ngoài sở hữu đa số vốn trong doanh nghiệp liên doanh.

Điều kiện đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo quy định như sau:

 Điều kiện chung (Theo cam kết tại Biểu cam kết cụ thể của WTO)

1.                 Kể từ ngày gia nhập WTO, đối với dịch vụ giáo dục bậc cao, giáo dục cho người lớn, các dịch vụ giáo dục khác ngoại trừ dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở (chưa cam kết) các nhà đầu tư được phép thành lập liên doanh, cho phép phía nước ngoài sở hữu đa số vốn trong doanh nghiệp liên doanh.

2.                 Kể từ ngày 1/1/2009 sẽ cho phép thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài.

3.                 Chương trình đào tạo phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam phê chuẩn.

4.                 Giáo viên nước ngoài làm việc tại các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài phải có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam công nhận về chuyên môn.

5.                 Theo nội dung cam kết, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ giáo dục trong các lĩnh vực sau:    Kỹ thuật; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Quản trị kinh doanh và khoa học kinh doanh; Kinh tế học; Kế toán; Luật quốc tế; Đào tạo ngôn ngữ.

* Với tuyệt đại đa số các ngành khoa học xã hội, Việt Nam chưa cam kết mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài.

Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

Ngày 12/03/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), chỉ thị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước… tập trung triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, thực hiện tốt tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Cụ thể: Xử lý khó khăn, vướng mắc về tài chính trong việc xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các phương án cổ phần hóa tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước và phê duyệt các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc diện cổ phần hóa; nghiên cứu đổi mới mô hình, phương thức hoạt động của tổ chức Đảng và công tác cán bộ trong DNNN và báo cáo kết quả rà soát quy định về cơ chế tiền lương đối với các chức danh quản lý chủ chốt trong DNNN bảo đảm hợp lý, hiệu quả theo cơ chế thị trường và chính sách đối với lao động dôi dư trong quá trình tái cơ cấu DNNN.

Thủ tướng Chính phủ cũng đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; đặc biệt, xử lý nghiêm về hành chính đối với lãnh đạo doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp…

Chỉ thị có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.

Download chỉ thị ở đây06_CT-TTg

Yêu cầu mới đối với hoạt động xúc tiến đầu tư

Ngày 14/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư.
Theo đó, hoạt động xúc tiến đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, ngành và địa phương; phù hợp với định hướng của Chính phủ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài trong từng thời kỳ; có tác động thiết thực đến việc thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào các lĩnh vực hoặc địa bàn, khu vực ưu tiên phát triển để thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
Cũng theo Quyết định này, trong phạm vi quản lý của mình, các Bộ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị và triển khai dự án đầu tư. Nội dung hỗ trợ bao gồm: Cung cấp thông tin về tình hình kinh tế – xã hội; tình hình đầu tư; quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngành và vùng lãnh thổ; pháp luật, cơ chế, chính sách; tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư khi có yêu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư; hướng dẫn thủ tục đầu tư; hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai dự án đầu tư và tiếp nhận, tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư…

“Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Quảng Ninh năm 2012” diễn ra trong 2 ngày 23, 24/2/2012
Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Quảng Ninh năm 20113

Trường hợp cần thiết, đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn, có nội dung phức tạp, các Bộ, UBND cấp tỉnh phải phối hợp thành lập tổ công tác để hỗ trợ trong quá trình xúc tiến đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư và hỗ trợ triển khai dự án đầu tư./.

Download Nghị định số 03/2014/QĐ-TTg  tại  03_2014_QD-TTg