Khi nào người lao động được kiện người sử dụng lao động ra toà?

Người lao động có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự trong 03 trường hợp sau đây:

  • Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
  • Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
  • Đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.

Người lao động có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính trong 02 trường hợp sau:

  • Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
  • Đã hết thời hạn mà khiếu nại lần hai không được giải quyết.

Trên đây là một trong những nội dung quan trọng của Nghị định số 24/2018 của CP về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp

Nghị định 24 có hiệu lực từ ngày 15/04/2018.

Mời Quý vị xem thêm phần tư vấn của luật sư SBLAW trên truyền hình về chủ đề liên quan:

Thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản

Theo Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 thì chủ đầu tư dự án bất động sản có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản cho chủ đầu tư khác. Điều này giúp nhà đầu tư chủ động trong quá trình ra các quyết định kinh doanh phù hợp với hiện trạng của tổ chức mình; đồng thời cũng tạo thuận lợi cho chủ đầu tư nhận chuyển nhượng khi muốn tham gia vào thị trường bất động sản. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Không làm thay đổi mục tiêu của dự án;
  • Không làm thay đổi nội dung của dự án;
  • Bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan.

Ngoài ra, để một dự án bất động sản được phép chuyển nhượng thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, điều kiện của dự án bất động sản:

Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được phê duyệt;

Dự án, phần dự án chuyển nhượng đã hoàn thành xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt;

Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp có vi phạm trong quá trình triển khai dự án thì chủ đầu tư phải chấp hành xong quyết định xử phạt.

Thứ hai, điều kiện đối với chủ thể:

Chủ đầu tư chuyển nhượng: đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng;

Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng: phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, có đủ năng lực tài chính và cam kết tiếp tục việc triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, nội dung dự án.

Thẩm quyền cho phép chuyển nhượng:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đầu tư;

Thủ tướng Chính phủ: đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư.

Thủ tục chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản:

Bước 1: Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền;

Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định cho phép chuyển nhượng, trường hợp không đủ điều kiện cho phép chuyển nhượng thì phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết;

Trường hợp dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư thì trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến của bộ quản lý chuyên ngành và Bộ Xây dựng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho phép chuyển nhượng, các bên hoàn thành ký kết hợp đồng chuyển nhượng và bàn giao dự án;

Với bên nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì sau khi có quyết định cho phép chuyển nhượng, chủ đầu tư chuyển nhượng làm thủ tục trả lại đất cho Nhà nước; sau đó, cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đối với chủ đầu tư nhận chuyển nhượng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Nội dung hợp đồng chuyển nhượng dự án bất động sản:

  • Tên, địa chỉ của các bên;
  • Thông tin cơ bản của dự án đã được phê duyệt;
  • Thông tin chi tiết về toàn bộ dự án hoặc phần dự án chuyển nhượng;
  • Giá chuyển nhượng;
  • Phương thức và thời hạn thanh toán;
  • Thời hạn bàn giao toàn bộ hoặc một phần dự án và hồ sơ kèm theo;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền sử dụng đất;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phạt vi phạm hợp đồng;
  • Giải quyết tranh chấp;
  • Các trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng và các biện pháp xử lý;
  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLaw trả lời phỏng vấn về hợp đồng trong mua bán bất động sản. Để đảm bảo công bằng cho các bên tham gia thì cần phải có một bản hợp đồng mẫu chuẩn và có tính bắt buộc. Mời quý vị đón xem đoạn video sau:

Những trường hợp thỏa thuận trọng tài có hiệu lực nhưng không thể thực hiện được

“Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được” quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP về hướng dẫn thi hành một số quy định luật trọng tài thương mại của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

Theo đó, Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được là thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp.

– Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc Trung tâm trọng tài, Tòa án không thể tìm được Trọng tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế.

– Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế.

– Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng lại thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác với Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài đã thỏa thuận và điều lệ của Trung tâm trọng tài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp không cho phép áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác và các bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế.

– Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn quy định tại Điều 17 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.

Như vậy, không phải tất cả thỏa thuận trọng tài có hiệu lực cũng được thực hiện để lựa chọn phương thức trọng tài giải quyết tranh chấp.

 

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã trả lời phỏng vấn kênh VTC10, truyền hình NetViet về vấn đề giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Mời quý vị đón xem đoạn video sau:

Những điều cần biết về hợp đồng mua bán hàng hóa

Mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại phổ biến, trong đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Hiện nay, hợp đồng mua bán chịu sự điều chỉnh chủ yếu của Luật Thương mại năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2015.

Thứ nhất, về hình thức hợp đồng:

Theo Điều 24 Luật Thương mai 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, đối với những trường hợp pháp luật quy định phải lập thành văn bản (để tiện cho việc quản lý thuế hoặc thực hiện các thủ tục hải quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, …) thì bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải tuân theo.

Thứ hai, về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa:

Nhìn chung, nội dung hợp đồng là những điều khoản do các bên tự trao đổi và chấp thuận nhằm đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh giữa cả hai bên. Nội dung của hợp đồng còn chịu ảnh hưởng một phần vào pháp luật của quốc gia nơi hợp đồng được xác lập, hoặc pháp luật quốc gia mà tất cả các bên hoặc một trong các bên tham gia hợp đồng mang quốc tịch. Tại Việt Nam, các bên có thể thỏa thuận các điều khoản như sau:

  • Thông tin của các bên tham gia hợp đồng: tên, địa chỉ bên mua và bên bán, bên trung gian, vận chuyển (nếu có);
  • Thời gian hợp đồng có hiệu lực;
  • Thông tin về hàng hóa mua bán: hàng hóa là đối tượng mua bán trong hợp đồng không thuộc vào danh sách hàng hóa cấm kinh doanh, hoặc nếu thuộc đối tượng hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đủ các quy định của pháp luật liên quan. Cụ thể:

+ Số lượng, chất lượng hàng hóa, điều kiện bảo quản hàng hóa (nếu có)

+ Tiền đặt cọc (nếu có)

+ Giá tiền sản phẩm, phương thức tính giá và thanh toán, thời hạn thanh toán, mức đền bù trong trường hợp chậm thanh toán.

+ Thời gian giao nhận, phương thức giao nhận, địa điểm nhận hàng: có thể giao hàng tại trụ sở của bên mua hoặc giao tại một địa điểm cụ thể khác của bên thứ ba.

  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng: tổng mức phạt không vượt quá 8% giá trị hợp đồng;
  • Điều khoản bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng;
  • Điều khoản khác do các bên tự thỏa thuận, nhưng không được trái pháp luật.

Lưu ý: Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên cần chú ý đến điều khoản chọn luật điều chỉnh và áp dụng khi có tranh chấp xảy ra, lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp. Hàng hóa giao kết trong hợp đồng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu theo quy định của quốc gia mà các bên mang quốc tịch, hoặc đặc trụ sở tại đó, hoặc quốc gia nơi hợp đồng được thực hiện.

Sau khi soạn thảo hợp đồng, nên nhờ luật sư xem xét lại tổng thể để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng mua bán và giảm bớt rủi ro pháp lý sau này.

Trong chương trình ống kính Info, truyền hình Cáp Đài Truyền Hình Việt Nam, luật sư Nguyễn Thanh Hà, từ công ty Luật S&B (S&B Law) đã trao đổi với phóng viên Vũ Lương về những vấn đề về niêm yết giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Mời quý vị đón xem đoạn video sau:

Vợ đi lao động ở nước ngoài không về, muốn ly hôn thì phải làm sao?

Câu hỏi: Tôi là Kiên. Tôi năm nay gần 60 tuổi, có vợ đi lao động ở nước ngoài từ 2008 đến nay không về. Nay, tôi muốn làm đơn xin ly hôn. Xin hỏi: Tôi cần gửi đơn đến TAND cấp nào và thủ tục giải quyết ra sao?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại các Điều 28, 37, 39 và Điều 469 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp một bên đương sự đang ở nước ngoài và một bên ở Việt Nam thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú.

 

Do đó, bạn nộp hồ sơ ly hôn cùng tài liệu kèm theo đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Về hồ sơ bao gồm:       

– Đơn xin ly hôn.

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

– Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng.

– Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng.

– Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có).

Thủ tục tuyên bố mất tích

Theo thông tin bạn cung cấp, vợ bạn đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài từ năm 2008 đến nay không về. Nếu trong trường hợp không có thông tin xác thực về người vợ thì theo khoản 1, 2 Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Theo khoản 2 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Như vậy, đối với trường hợp nêu trên, phải sau khi quyết định của Tòa án tuyên bố người vợ mất tích có hiệu lực pháp luật thì Tòa án mới xem xét, giải quyết cho người chồng ly hôn. Căn cứ theo quy định trên, bạn cần yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích, sau khi có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích có hiệu lực pháp luật thì bạn nộp đơn xin ly hôn.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà đã tư vấn cho bà con Việt Kiều về vấn đề cư trú, hôn nhân và gia đình trên truyền hình Netviet – VTC10:

Cơ quan nhà nước có quyền cưỡng chế thu hồi đất trong thời gian xử lý khiếu nại, tố cáo không?

Câu hỏi: Tôi là Tùng, ở Hải Dương. Qúy công ty cho tôi hỏi: Cơ quan nhà nước có quyền cưỡng chế thu hồi đất trong thời gian xử lý khiếu nại, tố cáo không? Nếu đang trong thời gian xử lý khiếu nại mà vẫn bị cưỡng chế thì đúng hay sai?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định của Điều 204 Luật Đất đai năm 2013 cá nhân hộ gia đình sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Điều 204. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện căn cứ vào Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như sau:

Điều 17. Thông báo thu hồi đất, thành phần Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, kinh phí cưỡng chế thu hồi đất, giải quyết khiếu kiện phát sinh từ việc cưỡng chế thu hồi đất

Việc thông báo thu hồi đất, thành phần Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, kinh phí cưỡng chế thu hồi đất, giải quyết khiếu kiện phát sinh từ việc cưỡng chế thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thực hiện theo quy định sau đây:

1. Cơ quan tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, gồm các nội dung sau đây:

a) Lý do thu hồi đất;

b) Diện tích, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thu hồi đất theo tiến độ thực hiện dự án thì ghi rõ tiến độ thu hồi đất;

c) Kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;

d) Dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư;

đ) Giao nhiệm vụ lập, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

2. Thông báo thu hồi đất bao gồm các nội dung quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này.

3. Thành phần Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất gồm:

a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là trưởng ban;

b) Các thành viên gồm đại diện các cơ quan tài chính, tài nguyên và môi trường, thanh tra, tư pháp, xây dựng cấp huyện; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất và một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

4. Lực lượng Công an căn cứ vào phương án cưỡng chế thu hồi đất để xây dựng kế hoạch bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

5. Khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất mà người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 71 của Luật Đất đai thì Ban thực hiện cưỡng chế giao tài sản cho Ủy ban nhân dân cấp xã bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật.

6. Người có đất thu hồi, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại về việc thu hồi đất theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng cưỡng chế nếu việc cưỡng chế chưa hoàn thành; hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có).

Đối với trường hợp việc thu hồi đất có liên quan đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khác trong việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật khác có liên quan thì Nhà nước tiến hành thu hồi đất, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định mà không phải chờ cho đến khi giải quyết xong quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng đất giữa người có đất thu hồi và tổ chức, cá nhân đó theo quy định của pháp luật có liên quan.

Tuy nhiên căn cứ theo Khoản 6 Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP   thì việc khiếu nại, tố cáo trong quá trình cưỡng chế thu hồi đất khi chưa có quyết định giải quyết thì vẫn thực hiện cưỡng chế như bình thường.

6. Người có đất thu hồi, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại về việc thu hồi đất theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng cưỡng chế nếu việc cưỡng chế chưa hoàn thành; hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có).

Đối với trường hợp việc thu hồi đất có liên quan đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khác trong việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật khác có liên quan thì Nhà nước tiến hành thu hồi đất, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định mà không phải chờ cho đến khi giải quyết xong quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng đất giữa người có đất thu hồi và tổ chức, cá nhân đó theo quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, việc cưỡng chế thu hồi đất vẫn được thực hiện bình thường khi có giải quyết khiếu nại, tố cáo trừ trường hợp có quyết định định giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc có quyết định dừng việc cưỡng chế thu hồi đấ, kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật.

Trong chuyên mục đối thoại nóng của bản tin địa ốc 24h, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã trao đổi về đất dịch vụ, nguyên nhân giao đất chậm và những giải pháp đặt ra:

 

Điều kiện để một di chúc được xác định là hợp pháp

Câu hỏi: Ông mình đang có nhu cầu làm di chúc nhưng không muốn cho các con biết, nên mình (cháu của ông) lập di chúc cho ông, và di chúc đó đủ điều kiện là di chúc hợp pháp theo hình thức di chúc bằng văn bản gõ máy, có chữ kí và điểm chỉ của ông. Vậy khi ông mình mất thì di chúc đó có hiệu lực trước pháp luật để thực hiện theo hay không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật (Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015). Do vậy, ông bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc để định đoạt phần tài sản của mình trước khi mất.

Theo thông tin bạn cung cấp thì ông của bạn khi có nhu cầu lập di chúc nhưng không trực tiếp viết di chúc này mà đã nhờ bạn đánh, nhưng ông bạn đã ký và điểm chỉ. Để xác định di chúc này đã được lập có hợp pháp hay không và khi ông mất thì có phát sinh hiệu lực trên thực tế hay không thì cần xem xét trên các phương diện sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015, thì một di chúc hợp pháp được xác định như sau:

“Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”.

Ông bạn lập di chúc thông qua việc nhờ bạn đánh máy, di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Trong trường hợp này, căn cứ theo quy định tại khoản 4, khoản 1 Điều 630, Điều 634 Bộ luật dân sự năm 2015, thì di chúc của ông bạn đã lập chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

– Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Nội dung di chúc phải bao gồm các nội dung về ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên, nơi cư trú của người lập di chúc; họ tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản. Di chúc không được viết tắt, hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

– Hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

– Đồng thời, đối với di chúc có người làm chứng thì phải có ít nhất là hai người làm chứng. Trong đó, đối với người làm chứng thì mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; hoặc là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Khi lập di chúc, người di lập di chúc có thể tự mình hoặc nhờ người khác đánh máy, viết bản di chúc và phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng và những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký tên vào bản di chúc.

Nếu đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì di chúc sẽ có hiệu lực sau khi ông của bạn mất đi.

Video giới thiệu về luật sư Nguyễn Thanh Hà chủ tịch công ty Luật SBLaw. Trong video luật sư Nguyễn Thanh Hà chia sẻ về kinh nghiệm hành nghề luật sư và quản trị công ty luật tại Việt Nam, cách thức chăm sóc khách hàng trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư nước ngoài và sở hữu trí tuệ:

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết thì giải quyết như thế nào?

Câu hỏi: Tôi là Biên, ở Hải Phòng. Tôi muốn hỏi trường hợp trong thời gian giam giữ mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết thì cơ quan nào sẽ giải quyết và thủ tục thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Bên cạnh những quyền lợi, chế độ được pháp luật bảo đảm trong thời gian bị giam giữ, nếu trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian này sẽ được cơ sở giam giữ hỗ trợ một phần kinh phí khâm liệm, an táng.

Cụ thể, theo Điều 10 Nghị định 120/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 thì: “Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết, kinh phí bảo đảm việc khâm liệm gồm: Tiền mua 01 quan tài bằng gỗ thường, 01 bộ quần áo dài và 01 bộ quần áo lót mới, 04 m2 vải liệm, hương, nến, cồn làm vệ sinh và khoản tiền chi phí khác tương đương 100 kg gạo tẻ loại trung bình. Cơ sở giam giữ tổ chức an táng cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết, bằng hình thức địa táng hoặc hỏa táng. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết mà thân nhân nhận thi hài về an táng thì được hỗ trợ kinh phí vận chuyển thi hài và chi phí an táng trị giá tương đương 200 kg gạo tẻ loại trung bình…”

Trước đó, nếu phát hiện người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người chết. Đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện.

Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đồng ý cho làm các thủ tục an táng người chết thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của người chết. Trường hợp thân nhân người chết có văn bản yêu cầu thì bàn giao thi hài đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường.

Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà thân nhân người chết không nhận thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức an táng. Tuy nhiên, nếu vì lý do khách quan mà thân nhân của người chết không nhận được thông báo hoặc không thể đến kịp thì sau đó họ có thể gửi đơn đề nghị được nhận tro cốt hoặc hài cốt sau khi an táng. Trong trường hợp này, thủ trưởng cơ sở giam giữ cần trao đổi với chính quyền địa phương để giải quyết theo quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường.

Đối với người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam chết thì giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc sự thỏa thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết. Trường hợp chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế tương ứng hoặc giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết không thoả thuận thống nhất được về giải quyết trường hợp cụ thể hoặc không xác định được quốc tịch của người chết thì giải quyết như đối với người Việt Nam bị tạm giữ, tạm giam chết.

Mặc khác, nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết mà trước đó đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang được hưởng lương hưu thì chế độ tử tuất giải quyết theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Trong chương trình phát thanh vị an ninh tổ quốc, phát sóng trên VOV1, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã phân tích về Nguyên nhân và giải pháp chống oan sai trong hoạt động tố tụng:

Lập vi bằng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất tại thừa phát lại đã hợp lệ chưa?

Câu hỏi: Tôi là Long, ở Hà Nội. Tôi muốn mua một mảnh đất qua công ty môi giới. Mảnh đất này có sổ chung. Bên công ty cho biết nếu mua mảnh đất này họ sẽ lập cho tôi một bản vi bằng do 3 bên đứng ra làm chứng là người mua đất, bên bán và một người bên thừa phát lại. Xin hỏi: Nếu tôi mua mảnh đất này và có bản vi bằng kia thì có hợp lệ không? Việc giao dịch mua bán này có rủi ro gì không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản thì được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của các bên”.

Hiện nay, đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng và chuyển nhượng bất động sản nói chung, pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận giá trị pháp lý của bất kỳ hình thức hợp đồng chuyển nhượng nào được lập mà không được công chứng, chứng thực. Công chứng, chứng thực là điều kiện tiên quyết về mặt hình thức để một giao dịch về chuyển nhượng bất động sản có hiệu lực, ngoại trừ trường hợp một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản như quy định ở trên.

Vì vậy, đối với trường hợp của bạn, hợp đồng chuyển nhượng được thừa phát lại lập vi bằng chưa đáp ứng đủ điều kiện về hình thức theo quy định của pháp luật. Hệ quả, hợp đồng này có thể bị tòa án tuyên vô hiệu do vi phạm về hình thức luật định.

Trong tiểu mục Hiểu đúng làm đúng của truyền hình quốc hội, luật sư Nguyễn Thanh Hà có phần tư vấn cho doanh nghiệp khởi nghiệp về vấn đề hợp đồng:

Các loại hình tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

Câu hỏi: Tôi là Ý, ở Hà Nội. Qúy công ty cho tôi hỏi theo quy định của luật doanh nghiệp mới thì có các loại hình tổ chức lại doanh nghiệp nào? Và quy định cụ thể ra sao? 

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ vào quy định từ Điều 192 đến Điều 199 luật doanh nghiệp năm 2014 thì có các loại hình tổ chức lại doanh nghiệp sau:

* Chia doanh nghiệp:

Chỉ có Công ty cổ phần và Công ty TNHH có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.

Sau khi các Công ty mới được cấp giấy phép kinh doanh thì Doanh nghiệp bị chia chấm dứt tồn tại.

Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.

* Tách doanh nghiệp:

Chỉ có Công ty cổ phần và Công ty TNHH có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới.

Không làm chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách.

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.

* Hợp nhất doanh nghiệp:

Áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp (Chú ý các quy định đặc biệt về thị phần).

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại.

công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

* Sáp nhập doanh nghiệp:

Áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp (Chú ý các quy định đặc biệt về thị phần).

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại.

Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

* Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

Công ty Cổ phần có thể chuyển đổi sang loại hình Công ty TNHH và ngược lại.

Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi sang loại hình Công ty TNHH.

Điều kiện và thủ tục bạn tham khảo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà đã có phần trao đổi về những điểm mới của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chương trình tiềm năng Việt Nam, kênh truyền hình Netviet-VTC10. Mời quý vị đón xem:

Có thể chuyển đổi công ty Hợp danh sang loại hình loại hình doanh nghiệp khác không?

Câu hỏi: Tôi là Huy, ở Hà Nội. Qúy công ty cho tôi hỏi: Công ty hợp danh có được chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp khác không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ vào quy định tại chương IX Luật Doanh nghiệp năm 2014 về tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp thì có các loại hình doanh nghiệp sau có thể chuyển đổi loại hình kinh doanh:

– Công ty cổ phần chuyển đổi thành Công ty TNHH (Công ty TNHH 1 thành viên hoặc Công ty TNHH 2 thành viên trở lên).

– Công ty TNHH chuyển đổi thành Công ty Cổ phần.

– Doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi thành Công ty TNHH (Công ty TNHH 1 thành viên hoặc Công ty TNHH 2 thành viên trở lên).

Đối với loại hình Công ty hợp danh do tính đặc thù vừa chịu trách nhiệm hữu hạn vừa chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác. Đồng thời vì một số lí do khác mà loại hình doanh nghiệp này không được phép chuyển đổi. Loại hình doanh nghiệp này cũng chỉ có thể hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp mà không thể chia, tách doanh nghiệp.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà giải đáp thắc mắc của khán giả về vấn đề ngành nghề đăng ký kinh doanh. Mời quý vị đón xem:

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Câu hỏi: Bên công ty mình đang có nhu cầu xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Qúy công ty tư vấn giúp mình để được cấp giấy phép này thì bên mình phải tiến hành những thủ tục gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chún tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Ngày 01/01/2018, Luật Du lịch năm 2017 chính thức có hiệu lực có nhiều quy định mới so với Luật Du lịch năm 2005. Đặc biệt là các điều kiện và thủ tục liên quan đến thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Điều kiện đối với Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế:

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Chỉ khi được Tổng Cục du lịch cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế một cách hợp pháp.

Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế chỉ cấp cho các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành và có đăng ký kinh doanh ngành nghề: Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành quốc tế.

Lưu ý về ngành nghề khi doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc dữ liệu đăng ký ngành nghề trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải có ngành nghề: Mã ngành 7912: Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế. Trường hợp doanh nghiệp chưa có mã ngành 7912 trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cần phải bổ sung ngành nghề này mới thực hiện được thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế năm 2018:

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

2. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành. Trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải học và thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Hiện chưa có Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Du lịch. Tuy nhiên, theo Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thì các bằng cấp đào tạo sau được coi là chuyên ngành về lữ hành:

-Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

-Quản trị lữ hành;

-Điều hành tour du lịch;

-Marketing du lịch;

-Du lịch;

-Du lịch lữ hành;

-Quản lý và kinh doanh du lịch.

Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế không học các chuyên ngành nêu trên thì phải tham gia các khóa học đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế gồm các nội dung đào tạo như sau:

-Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp; giao lưu văn hóa quốc tế;

-Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; tiền tệ và thanh toán quốc tế trong du lịch; nghiệp vụ xuất nhập cảnh; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;

-Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:

-Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;

-Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

-Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

-Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định;

-Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:

-Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;

-Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo quy định tại khỏa 1 Điều 78 Luật Du lịch 2017 Doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành không phải làm thủ tục đổi giấy phép, nhưng phải bảo đảm đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Như vậy đến trước ngày 31/12/2018, các doanh nghiệp được cấp giấy phép lữ hành trước ngày 01/01/2018 đang hoạt động kinh doanh lữ hành sẽ phải đăng ký lại phạm vi kinh doanh lữ hành và bổ sung đầy đủ các điều kiện kinh doanh lữ hành.

Luật doanh nghiệp 2014 có quy định mới trong trường hợp cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài cụ thể như thế nào luật sư Nguyễn Thanh Hà sẽ giải đáp trong video: