Thành lập công ty tư vấn du học có yêu cầu người đứng đầu phải có bằng ngoại ngữ?

Câu hỏi: Tôi là Tú. Qúy công ty cho tôi hỏi: Tôi không có bằng ngoại ngữ nhưng tôi có bằng đại học thì có thành lập được công ty tư vấn du học không ạ?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trước đây, theo quy định tại Điều 10 Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg thì để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học thì Người đứng đầu tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nhân viên trực tiếp tư vấn du học phải có trình độ đại học trở lên, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.

Tuy nhiên, ngày 21 tháng 4 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2017/NĐ-CP thay thế một số quy định tại Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg, theo đó:

Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gồm:

1. Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Có trụ sở, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

3. Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du họccó trình độ đại học trở lên; có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, quy định điều kiện đối với người đứng đầu công ty tư vấn du học đã được bãi bỏ, điều kiện trên chỉ áp dụng đối với nhân viên trực tiếp tư vấn du học. Do đó, việc bạn không có bằng ngoại ngữ sẽ không ảnh hưởng đến việc bạn thành lập công ty tư vấn du học bạn nhé.

Đứng canh cho đồng bọn ăn trộm, có phải là đồng phạm?

Tình huống: Anh Tài hơi bị ngốc, trong một lần va chạm với anh Tú và anh Trọng, anh Tài bị dụ dỗ làm đồng phạm của anh Tài với anh Trọng để đi ăn trộm. Tuy nhiên do chậm chạp nên anh Tài chỉ đóng vai trò đứng ngoài, canh gác chứ không tham gia trực tiếp. Sau khi bị công an bắt, người nhà anh Tài đã đến luật sư xin tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác. Chiếm đoạt là việc cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình. Lén lút là hành vi cố ý giấu diếm, vụng trộm không để lộ nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

Đối với hành vi trộm cắp tài sản, tùy theo mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản

Căn cứ Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000đồng đến 2.000.000đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

Thứ hai, xử lý hình sự:

Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về vấn đề đồng phạm như sau:

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Như trường hợp trên, giữa anh Trọng, anh Tú và anh Tài có sự chuẩn bị, câu kết chặt chẽ với nhau trước khi tiến hành thực hiện hành vi phạm tội, phân giao nhiệm vụ cho nhau để đạt được ý chí mong muốn. Tuy không trực tiếp tham gia trộm cắp nhưng anh Tài cũng vẫn bị truy cứu hình sự với vai trò là đồng phạm, là người giúp sức trong vụ án trộm cắp tài sản này.

Căn cứ Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau:

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo quy định trên, anh Tài có thể phải chịu phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm, có thể chịu phạt tù với mức phạt tù thấp nhất là 6 tháng, cao nhất có thể là 20 năm hoặc tù chung thân. Tùy thuộc vào mức độ, tính chất và hành vi vi phạm mà anh Tài có thể phải chịu các mức phạt theo quy định pháp luật hình sự.

Để được giảm các mức hình phạt, phải căn cứ tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để xét xem anh Tài có tình tiết giảm nhẹ nào hay không.

Hành vi trồng cây cần sa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tình huống: Anh Tú là kỹ sư nông nghiệp ra trường nhưng đang bị thất nghiệp, do bị anh Tài với anh Trọng dụ dỗ, anh Tú đã tham gia vào việc trồng cần sa và một thời sau thì lực lượng chức năng phát hiện, anh Tú bị bắt, người nhà anh Tú phải đến luật sư xin tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Xét hành vi của anh Tú đó là trồng cần sa. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, theo đó tùy mức độ mà anh Tú có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự. Cụ thể:

Thứ nhất, về xử phạt hành chính:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì:

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy”.

Thứ hai, xử lý hình sự:

Người trồng cần sa còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trồng cây thuốc phiệncây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy theo quy định tại Điều 247 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):

Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiệncây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Phát hành game trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời trên Truyền hình Quốc hội, trong Chương trình Hiểu Đúng – Làm Đúng về tình huống Phát hành game trái phép. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tình huống: Anh Tú với anh Trọng học công nghệ thông tin ra nhưng lại thất nghiệp nên quyết tâm rủ nhau làm game để kiếm tiền. Nhưng do không hiểu biết pháp luật nên 2 anh đã phát hành game trái phép và vì lí do này, 2 anh đã bị cơ quan chức năng mời đến làm việc.

Luật sư tư vấn:

Liên quan đến trò chơi điện tử trên mạng thì tại Điều 31 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định về Nguyên tắc quản lý trò chơi điện tử trên mạng như sau:

1. Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại như sau:

a) Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm:

– Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1);

– Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);

– Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3);

– Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4) …”.

Trước tiên, cần xác định loại hình trò chơi điện tử anh Tú và anh Trọng cung cấp thuộc loại trò chơi nào. Khi đó, theo loại trò chơi sẽ xác định được điều kiện xin cấp giấy phép phát hành game theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Nghị định 72/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP).

Tuy nhiên, nhìn chung, dù thuộc loại trò chơi nào thì cũng cần đảm bảo các điều kiện chung sau đây:

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp Luật Việt Nam, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;

– Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ;

– Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;

– Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

Trong trường hợp này, anh Trọng và anh Tú có hành vi phát hành game nhưng lại không có giấy phép, theo đó, 02 anh có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3,4,5 Điều 67 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi pham hành chính bưu chính viễn thông công nghệ thông tin, cụ thể:

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3 hoặc G4 mà chưa có văn bản xác nhận hoàn thành thủ tục thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2 hoặc G3 hoặc G4 trên mạng mà chưa có giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử hoặc sử dụng giấy chứng nhận đăng ký quá hạn;

b) Cung cấp dịch vụ trò chơi G1 mà không có quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử.

5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng khi chưa có giấy phép hoặc sử dụng giấy phép quá hạn.

Như vậy, tùy theo từng hành vi cung cấp các loại trò chơi mà có biện pháp xử lý theo quy định.

Những nguy cơ tiềm ẩn từ việc sử dụng máy POS trái phép

Máy POS (viết tắt của chữ Point of Sale) là máy bán hàng chấp nhận thẻ ngân hàng để thanh toán hóa đơn dịch vụ. Máy được thiết kế nhỏ gọn, cầm chắc trong lòng bàn tay. Máy dễ dàng lắp đặt tại cửa hàng của trung tâm thương mại, tại shop, cửa hàng lớn nhỏ mà không tốn quá nhiều không gian. Hiện có thể dễ dàng thấy sự có mặt của máy POS tại các điểm mua sắm, các quầy thu ngân, tính tiền của siêu thị, cửa hàng, …

Các máy POS muốn hoạt động tại Việt Nam phải được các ngân hàng trong nước chấp thuận và kết nối với các trung tâm thanh toán để quản lý dòng tiền. Ngoài ra, máy POS hợp pháp cũng chỉ chấp thuận một số ít thẻ quốc tế tại Việt Nam để kiểm soát dòng tiền ngoại tệ ra vào, tránh chuyển ngoại tệ bất hợp pháp ra nước ngoài. Tuy nhiên, với máy POS trái phép, sẽ có rất nhiều hệ lụy xảy ra khi hoạt động chui tại Việt Nam.

Điển hình, mới đây tại Hạ Long, Quảng Ninh, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 200.000 Nhân dân tệ, tương đương 700 triệu đồng, đã chuyển thẳng ra nước ngoài mà không qua bất cứ một hệ thống ngân hàng hay tổ chức trung gian thanh toán nào của Việt Nam. Điểm đáng nói nhất ở đây là các giao dịch này đều được thực hiện bằng các máy chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng (POS) được đưa trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam. Sự việc càng trở nên đáng lo ngại hơn, khi các máy POS này có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền, thanh toán ở bất cứ vị trí nào chỉ với một chiếc sim điện thoại 3G.

Bản chất của việc thanh toán qua máy POS mà không thông qua tài khoản đăng ký tại Việt Nam là giao dịch bằng đồng ngoại tệ trái phép.

Điều 22 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH Pháp lệnh ngoại hối có quy định như sau:

“Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 16/2015/TT-NHNN) quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó không có trường hợp này.

Pháp luật Việt Nam quy định về mức xử phạt đối với hành vi trên như sau:

Theo Điểm a Khoản 6 Điều 24 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng thì hành vi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ không đúng quy định pháp luật có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cụ thể:

“6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ không đúng quy định pháp luật;

b) Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật;

c) Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật; …”.

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu số ngoại tệ.

Tóm lại, hoạt động thanh toán chui này sẽ ảnh hưởng lớn đến an ninh tiền tệ quốc gia. Cụ thể, nó vi phạm quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước do đồng tiền niêm yết, giao dịch và thanh toán đều bằng ngoại tệ; không quản lý các giao dịch thanh toán được thực hiện tại Việt Nam; không bảo vệ được người tiêu dùng và người bán hàng; thất thoát thu thuế do các giao dịch được hoàn toàn xử lý tại nước ngoài; đây là hình thức xuất khẩu tại chỗ nhưng không thu được tiền về Việt Nam.

Do đó, thiết nghĩ, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan phải cùng nhau vào cuộ để quản lý các điểm bán hàng, từ vấn đề nguồn gốc hàng hóa, đến quản lý các hoạt động thanh toán của người nước ngoài khi vào Việt Nam.

 

 

SB Law đăng ký thành công kiểu dáng công nghiệp cho khách hàng tại Việt Nam

Dưới đây là những kiểu dáng công nghiệp mà SB Law đăng ký thành công  cho khách hàng tại Việt Nam:

KD1KD2KD3KD4KD5KD6KD7KD8KD9

SBLAW đã hỗ trợ khách hàng đăng ký thành công nhiều sáng chế

Trong thời gian vừa qua, SBLAW đã hỗ nhiều nhà sáng chế Việt Nam bảo hộ tài sản trí tuệ của mình, và sau đây là một số sáng chế đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.

SC1SC2SC3

Với những thành công này, SBLAW hy vọng các sáng chế này sẽ được thương mại hoá và đem lại những lợi ích cho sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.

Ban lãnh đạo công ty luật SBLAW

Công ty luật SBLAW hiện gồm 5 thành viên, đó là các luật sư sau:

  1. Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty.
  2. Luật sư Nguyễn Thị Thu – CEO
  3. Luật sư Trần Trung Kiên – Giám đốc khối tư vấn đầu tư.
  4. Luật sư Nguyễn Tiến Hoà – Giám đốc SBLAW Hồ Chí Minh.
  5. Luật sư Phạm Duy Khương – Giám đốc khối tư vấn sở hữu trí tuệ.

SBLaw_11 copy

Xử lý tội tổ chức đánh bạc và gá bạc theo quy định của Bộ luật Hình sự

Nguồn Internet

Trong chuyên mục Hiểu đúng Làm đúng trên kênh Truyền hình Quốc hội, Luật sư Nguyễn Thanh Hà đã có phần tư vấn về vấn đề Xử lý tội tổ chức đánh bạc và gá bạc theo quy định của Bô luật Hình sự. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Trộm gỗ sưa bị xử lý thế nào?

Nguồn Internet

Trong chuyên mục Hiểu đúng Làm đúng của kênh Truyền hình Quốc hội, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có phần tư vấn về nội dung Trộm gỗ sưa sẽ bị xử lý như thế nào. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tội khủng bố bị xử lý thế nào?

Nguồn Internet

Trong chuyên mục Hiểu đúng Làm đúng trên kênh Truyền hình Quốc hội, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch công ty Luật TNHH SB Law đã trả lời tư vấn về nội dung Tội khủng bố bị xử lý như thế nào. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tội trộm cắp tài sản bị xử lý thế nào?

Nguồn Internet

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã trả lời tư vấn tình huống Tội trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào của chuyên mục Hiểu đúng Làm đúng, trên kênh truyền hình Quốc hội. Dưới đây là nội dung chi tiết: