Những điều cần lưu ý trong hợp đồng ngoại thương

763

Câu hỏi: Tôi là Hùng, ở Hà Nội. Qúy công ty tư vấn giúp tôi là khi soạn hợp đồng ngoại thương cần lưu ý những điều khoản nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý xác lập quyền và nghĩa vụ cũng như các vấn đề liên quan giữa các bên trong quá trình mua bán hàng hóa. Xuất phát từ sự bất đồng ngôn ngữ, sự khác biệt trong hệ thống và quan niệm pháp luật giữa các quốc gia, các tập quán thương mại quốc tế, … mà nhiều tranh chấp không mong muốn đã xảy ra. Bên cạnh đó, tháng 11 năm 2016 vừa qua, Chủ tịch nước đã ký quyết định gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và Công ước này chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương như sau:

Thứ nhất, chọn luật áp dụng:

Luật áp dụng là hệ thống các quy phạm pháp luật sẽ được sử dụng để điều chỉnh các vấn đề trong hợp đồng. Thông thường, các bên sẽ có một điều khoản riêng để chọn luật. Tuy nhiên, vì Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nên nếu hai bên ký kết hợp đồng đến từ hai nước thành viên của công ước thì công ước sẽ có giá trị áp dụng mặc nhiên nếu hai bên không có điều khoản chọn luật. Để loại trừ việc áp dụng công ước này, các bên phải ghi nhận rõ trong hợp đồng hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng và các bên thống nhất không sử dụng công ước này làm luật điều chỉnh.

Thứ hai, giải quyết tranh chấp:

Các bên cần thỏa thuận và xác định rõ sẽ chọn tòa án hay trung tâm trọng tài cụ thể nào để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận phương pháp giải quyết bằng con đường thương lượng, hòa giải và cách thức, thời hạn thực hiện. Nếu thương lượng, hòa giải không đạt kết quả mới đưa tranh chấp ra trung tâm tài phán.

Thứ ba, điều khoản về thanh toán:

Được thanh toán tiền hàng là mong muốn chính của bên bán trong hợp đồng ngoại thương, nên phương thức, đơn vị tiền tệ và thời hạn thanh toán nên được ghi nhận rõ ràng trong hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn có khả năng bên mua thanh toán chậm gây bất lợi cho bên bán. Bên bán có thể đảm bảo quyền lợi của mình bằng cách quy định lãi suất trả chậm.

Thứ tư, điều khoản về chiết khấu:

Trong quan hệ làm ăn, các bên thường có xu hướng chiết khấu cho nhau để giữ mối quan hệ. Các bên có thể linh động lựa chọn các trường hợp được chiết khấu như khi bên mua thanh toán sớm trước hạn, …

– Cái khó của doanh nghiệp Viêt Nam hiện nay khi gia nhập công đồng kinh tế chung asean?

– phần lớn doanh nghiệp đều cho rằng cần phải có cơ chế chính sách hỗ trợ …

Mời các bạn đón xem: