Khi doanh nghiệp, cá nhân và chủ thể quyền có thương hiệu và nhãn hiệu bị bên thứ 3 vi phạm như hành vi làm hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhái, chủ thể quyền cần có sự hỗ trợ của luật sư sở hữu trí tuệ, SBLAW có đủ năng lực và kinh nghiệm giúp khách hàng tiến hành xử lý các hành vi vi phạm.
1. Chủ nhãn hiệu cung cấp cho luật sư những tài liệu sau:
Để có thể xử lý hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu bị vi phạm, chủ thể quyền cần cung cấp cho luật sư các tài liệu sau đây:
– Ba (03) bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục sở hữu trí tuệ cấp;
– Ba (03) bản gốc Giấy ủy quyền cho luật sư (theo mẫu của SBLAW);
– Ba (03) mẫu sản phẩm vi phạm/giả mạo và ba (03) mẫu sản phẩm thật của chủ thể quyền;
– Hóa đơn bán hàng của chủ thể bị nghi ngờ xâm phạm và các tài liệu chứng minh quá trình bán hàng;
– Các thông tin cụ thể về bên bị nghi ngờ xâm phạm (tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang dấu hiệu xâm phạm);
– Bảng phân tích phân biệt sự khác nhau giữa sản phẩm thật với sản phẩm vi phạm/giả mạo; và
– Bản cam kết chịu trách nhiệm về việc xác nhận hàng hóa giả mạo và bồi thường thiệt hại
2. Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu
Để có thể thực hiện việc xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu, trước tiên Khách hàng cần yêu cầu Viện khoa học sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và công nghệ (VIPRI) thực hiện việc giám định vi phạm để đánh giá liệu dấu hiệu vi phạm trên các sản phẩm có bị coi là yếu tố xâm phạm quyền/giả mạo đối với nhãn hiệu đã đăng ký hay không?
Thời gian để thực hiện việc giám định nằm trong khoảng từ 8-10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn và SBLAW có thể hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục này.
Trong trường hợp VIPRI kết luận dấu hiệu vi phạm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền/giả mạo đối với nhãn hiệu của chủ thể quyền thì khả năng xử lý thành công vụ việc này là cao, đây là một trong những cơ sở và chứng cứ để cơ quan chức năng xem xét xử lý.
Chúng tôi lưu ý rằng, việc giám định là không bắt buộc nhưng kết luận giám định là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền như thanh tra, quản lý thị trường căn cứ vào vào để giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng và chính xác.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, trong thực tế nếu đơn yêu cầu xử lý vi phạm không có kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền thường sẽ từ chối nhận đơn hoặc không thực hiện việc kiểm tra cho đến khi có kết luận giám định.
Sau khi có kết luận giám định, Khách hàng có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thụ lý và xử lý vụ việc.
Tùy theo tính chất phức tạp của vụ việc mà các cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý vụ việc (tính từ lúc tiếp nhận đơn yêu cầu đến lúc ra quyết định xử lý hành chính – nếu có) trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng hoặc lâu hơn.
3. Các công việc của luật sư
– Tư vấn ban đầu về vấn đề xử lý vi phạm.
– Tư vấn về quy trình thu thập và xử lý chứng cứ
– Tiến hành điều tra và tiến hành giám định vi phạm
– Tiến hành gửi thư cảnh báo vi phạm
– Tiến hành đàm phán với bên vi phạm về bồi thường thiệt hại.
– Tiến hành làm việc với cơ quan chức năng như tòa án, trọng tài, thanh tra, quản lý thị trường để xử lý triệt để vi phạm.