Thừa kế giữa con riêng với mẹ kế

551
Thừa kế giữa con riêng với mẹ kế

Hỏi:

Tôi và vợ đầu có 1 đứa con, khi nó 2 tuổi mẹ nó chết sau đó tôi kết hôn lần thứ 2, con tôi vẩn sống chung với chúng tôi, sau 20 năm thì vợ thứ 2 tôi bị bịnh mất mà không có con. Vậy đứa con riêng của tôi có được công nhận là con nuôi của vợ sau không? Có được quyền thừa kế tài sản riêng của vợ sau của tôi không?

Trả lời:

– Con riêng của chồng có được làm con nuôi vợ không?

Theo Luật nuôi con nuôi 2010 thì không có quy định  con riêng của chồng sẽ đuơng nhiên  trở thành con nuôi của vợ. Nếu vợ bạn muốn nhận con riêng của bạn là con nuôi thì vợ bạn phải  đáp ứng đủ những yêu cầu về luật định về việc nuôi con nuôi. Theo đó, theo quy định của Điểu 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về những điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi:

Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên thì vợ bạn thuộc trường hợp mẹ kế nhận cỏn riêng của chồng làm con nuôi nên có 2 điều kiện trong quy định trên sẽ  không cần áp dụng, đó là điều kiện về Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và  có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

Đồng thời, đối với con của bạn cũng cần có điều kiện để đuợc trở thành người được nhận làm con nuôi, theo quy định tại điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2010 thì  con bạn phải là người dứơi 18 tuổi.

Nếu vợ bạn và con của bạn đều có đủ những điều kiện trên của pháp luật thì vợ bạn và con riêng của bạn ra Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của vợ bạn hoặc con riêng của bạn làm thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi.

– Con riêng của chồng có được hưởng thừa kế từ mẹ kế không?

Nếu vợ bạn và con rỉêng của bạn đã hoàn tất thủ tục nhận nuôi con nuôi, con riêng của bạn đã trở thành con nuôi của vợ bạn truớc khi vợ bạn mất thì nó hoàn toàn có được nhận thừa kế từ người vợ của bạn theo quy định về thừa kế giữa con nuôi và mẹ nuôi. Bên cạnh đó thì theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 thì con nuôi có quyền hưởng thừa kế như con đẻ, là người hưởng thừa kế theo pháp luật và thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bạn, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi , con đẻ của vợ thứ hai của bạn nếu những người đó còn sống và con riêng của bạn nếu là con nuôi. Những người thuộc cùng 1 hàng thừa kế thì sẽ được hưởng phần di sản thừa kế như nhau.

Còn nếu trong thời gian vợ bạn còn sống mà chưa làm thủ tục nhận nuôi con nuôi với con riêng của bạn thì con riêng của bạn sẽ không thuộc trường hợp được hưởng thừa kế theo pháp luật do vợ hai bạn để lại, trừ khi vợ bạn chết để lại di chúc có để lại di sản cho con riêng của bạn.

Tuy nhiên, nếu khi còn sống mà vợ hai của bạn và con riêng của bạn có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con  theo quy định tại Điều 679 Bộ luật dân sự năm  2005  thì con riêng của bạn cũng được quyền hưởng di sản thừa kế do vợ bạn để lại.