Quy định về hoạt động ủy thác đầu tư

629

Trong bài trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Nhân Dân, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty luật SBLAW đã có phần trao đổi với phóng viên Mai Hoa về vấn đề ủy thác đầu tư liên quan tới vụ việc của sàn vàng K.T.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn:

Phóng viên: Với tư cách Luật sư, nhà tư vấn luật ông đánh giá mức độ vi pham pháp luật của Công ty Khải Thái?

Trả lời: Trên thông tin báo chí gần đây có phản ánh việc Công ty Khải Thái thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt số lượng lớn tài sản của người dân dưới thủ đoạn keey gọi ủy thác để Khải Thái đầu tư, kinh doanh vàng. Theo thông tin được cung cấp trên phương tiện thông tin đại chúng thì Khải Thái đã thực hiện việc chiếm đoạt số tiền đến thời điểm hiện tại lên đến 200 tỷ đồng. Đây là vụ việc không chỉ nhằm chiếm đoạt được số tiền là rất lớn hơn 200 tỷ đồng mà còn ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, đối tượng phạm tội và chủ miu là người nước ngoài, số tiền chiến đoạt được đã được chuyển ra nước ngoài một cách bất hợp pháp khó có khả năng thu hồi lại được.

PV: Theo quy định của pháp luật Việt Nam có quy định việc nhận uỷ thác đầu tư không? công ty, tổ chức nào được quyền nhận uỷ thác vốn đầu tư? 

Trả lời: Theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng có quy định về tiếp nhận vốn ủy thác của pháp nhân phải là pháp nhân có chức năng hoạt động tín dụng- ngân hàng như các Ngân hàng, Công ty tài chính. Thẩm quyền nhận ủy thác tài chính theo quy định Luật các tổ chức tín dụng như sau:

1. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010:

– Điều 106: Nghiệp vụ ủy thác và đại lý:

NHTM được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

– Điều 111: Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính:

“1. Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh, cấp tín dụng được phép; ủy thác vốn cho tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng. Việc tiếp nhận vốn ủy thác của cá nhân và ủy thác vốn cho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”

– Điều 116: Các hoạt động kinh doanh khác của công ty cho thuê tài chính:

“1. Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động cho thuê tài chính. Việc tiếp nhận vốn ủy thác của cá nhân thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

4. … uỷ thác cho thuê tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”.

– Điều 118: Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân:

“4. Các hoạt động khác, bao gồm:

a) Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân;”

– Điều 122. Hoạt động khác của tổ chức tín dụng vi mô:

“1. Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn.”

– Điều 123: Nội dung hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

“1. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện các hoạt động theo quy định tại mục 2 Chương IV của Luật này (được quyền ủy thác, nhận ủy thác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước).”

– Tại điểm 46 Chuẩn mực số 22 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định:“Ngân hàng thường đóng vai trò là người nhận uỷ thác cho vay dẫn đến việc nắm giữ hoặc đại diện cho tài sản của các cá nhân, người uỷ thác và các Ngân hàng khác. Cung cấp các thông tin về uỷ thác cũng như mối quan hệ tương tự là một chứng minh hợp pháp rằng những tài sản này không phải là tài sản của Ngân hàng và do vậy không nằm trong bảng cân đối kế toán. Nếu Ngân hàng có các hoạt động nhận uỷ thác quan trọng thì phải trình bày và phải chỉ ra quy mô của hoạt động đó trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Những khoản nợ tiềm tàng nếu xảy ra tổn thất sẽ liên quan tới trách nhiệm người nhận uỷ thác nó. Với mục đích này, hoạt động nhận uỷ thác không bao gồm các chức năng bảo đảm an toàn.”.

Như vậy chỉ những Công ty, Tổ chức có chức năng thực hiện hoạt động tín dụng mới được nhận ủy thác tiền để đầu tư theo quy định của pháp luật.

PV: Trong vụ Khải Thái, nhà đầu tư liệu có thể thu hồi lại vốn? họ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Trả lời:

Trong vụ Công ty Khải Thái thì theo các thông tin đã được cung cấp trên phương tiện thông tin đại chúng thì khả năng các nhà Đầu tư thu hồi lại vốn đã ủy thác lag không khả thi. Theo thông tin hiện nay thì số tiền mà Nhà đầu tư ủy thác cho Công ty Khải Thái đã được Khải Thái chuyển hết ra nước ngoài.

Còn đối với các nhà đầu tư nếu Cơ quan điều tra xác định được việc họ có biết các hoạt động đầu tư vàng trái pháp luật (nếu đúng như Khải Thái nêu) thì có dấu hiệu đồng phạm với Khải Thái phạm tội kinh doanh trái phép. Nhưng theo các thông tin hiện nay thì các đối tượng của Khải Thái đã bị khởi tố về hành vi lừa đảo nhằm chiến đoạt tài sản. hành vi lừa đảo của Khải Thái đối với nhà đầu tư ở đây là để kinh doanh vành nhưng thực chất Khải Thái không có chức nawg kinh doanh vàng và thực tế cũng không thực hiện kinh doanh mà chuyển tiền ra nước ngoài. Vì vậy các nhà đầu tư chỉ là những bị hại nên sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

PV:  Tài sản của công ty Khải Thái sẽ được xử lý như thế nào?

Trả lời:

Những tài sản còn lại của Khải Thái thực chất là của những nhà đầu tư. Nếu các đối tượng chop bu của Khải thái bị xử lý hình sự về tội lừa đảo như Cơ quan điều tra đã khởi tố thì những tài sản này sẽ được trả lại cho các nhà đầu tư theo tỉ lệ đã thực cho vay so với số tiền còn lại của Khải Thái. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình thì các nhà Đầu tư phải đến trình báo cho Cơ quan điều tra và cung cấp các tài liệu chứng cứ về số tiền đã ủy thác.