Câu hỏi: Tôi là Phong, ở Hải Phòng. Qúy công ty cho tôi hỏi: “Ngáo đá” có phải là mất năng lực hành vi dân sự không? Khi vi phạm pháp luật hình sự thì có được giảm nhẹ hình phạt không?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, “Ngáo đá” có phải là mất năng lực hành vi dân sự không?
Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định trên thì người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thưc, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc tổ chức hữu quan thì Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần.
Như vậy, “ngáo đá” làm cho con người ta không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình giống như như việc mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, người bị “ngáo đá” biết trước được rằng khi sử dụng chất kích thích có trong ma túy đá sẽ dẫn tới hậu quả trên nhưng vẫn cố tình sử dụng, tự làm cho mình bị giảm sút, khó khăn hoặc mất nhận thức, không thể điều chỉnh hành vi của chính mình. Chính vì vây, pháp luật hiện hành không coi “ngáo đá” là mất năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai, khi vi phạm pháp luật hình sự thì có được giảm nhẹ hình phạt không?
Người bị “ngáo đá” vi pháp pháp luật hình sự vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của tại Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) như sau:
Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong chương trình Hiểu đúng làm đúng trên kênh truyền hình quốc hội, luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã có phân phân tích về hành vi trục lợi bảo hiểm xe cơ giới.
Mời quỳ vị đón xem: