Câu hỏi: Tôi là Phụng, ở Hà Nội. Qúy công ty cho tôi hỏi việc mua bán chứng minh nhân dân có hợp pháp không?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo Điều 1 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA hợp nhất Nghị định về chứng minh nhân dân thì chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân, để nhận dạng đặc điểm riêng biệt của mỗi công dân. Do đó, chứng minh nhân dân dưới góc độ dân sự chứng minh thư gắn liền với quyền nhân thân không thể chuyển giao của mỗi công dân.
Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Pháp luật có quy định về việc cấm cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, … chứng minh nhân dân.
Điều 7 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA quy định như sau:
1. Công dân được sử dụng Chứng minh nhân dân của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Số Chứng minh nhân dân được dùng để ghi vào một số loại giấy tờ khác của công dân.
2. Nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, thế chấp… Chứng minh nhân dân.
Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định rõ ràng, nghiêm cấm hành vi ” mua bán” chứng minh nhân dân. Xét dưới góc độ khoa học, “mua, bán” là việc chuyển quyền sở hữu của chủ sở hữu/người có quyền bán cho người khác. Do đó, việc “mua, bán” một lọai giấy tờ do cơ quan nhà nước cấp nhằm xác định đặc điểm nhận dạng của cá nhân không có tính chất chuyển quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể khác. Xét dưới góc độ pháp luật dân sự, Bộ luật dân sự 2015 chỉ quy định về hợp đồng mua bán tài sản. Như vậy, nếu không xét đến giá trị thô – là một tấm thẻ bình thường thì chứng minh nhân dân (theo quan điểm cá nhân) không có giá trị lưu thông và không được coi là một loại tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015.
Việc mua bán giấy tờ tùy thân tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Người có tên trên giấy tờ nhân thân có khả năng dính vào các phiền toái khi người mua dùng giấy tờ tùy thân này để thực hiện các giao dịch dân sự hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
Theo Khoản 2 và Khoản 4 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì:
– Hành vi thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái pháp luật bị xử phạt từ 1 đến 2 triệu đồng.
– Hành vi thế chấp chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái pháp luật biọ xử phạt từ 4 đến 6 triệu đồng.
Như vậy, thiết nghĩ pháp luật cần bổ sung những quy định cụ thể về hành vi mua, bán chứng minh nhân dân để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân.
Công ty Luật TNHH SBLaw – Tư vấn luật chuyên nghiệp. Dưới đây là video: