Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những nội dung cơ bản nào?

569

Câu hỏi: Bên tôi đang có dự định chuyển nhượng nhãn hiệu cho đối tác. Quý công ty cho tôi hỏi: Khi lập hợp đồng, bên tôi phải quy định những nội dung gì để tránh rủi ro?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về hình thức hợp đồng:

Khoản 2 Điều 138 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: “Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản”.

Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải được xác lập dưới hình thức văn bản.

Thứ hai, về điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu:

Chủ sở hữu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;

– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Thứ ba, nội dung cơ bản của hợp đồng:

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

2. Căn cứ chuyển nhượng;

3. Giá chuyển nhượng;

4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận một số điều khoản khác như:

– Thỏa thuận các trường hợp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;

– Thỏa thuận thời điểm chấm dứt hợp đồng, điều kiện chấm dứt hợp đồng;

– Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng: Ghi nhận rõ mức phạt vi phạm nhưng lưu ý mức phạt vi phạm hợp đồng không được vượt quá 8% tổng giá trị hợp đồng;

– Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp: Ghi nhận rõ cơ quan giải quyết tranh chấp và hình thức giải quyết tranh chấp;

– Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung và điều khoản thi hành.

Lưu ý:

– Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được xác định là thời điểm đã hoàn tất các thủ tục đăng ký hợp đồng tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp – Cục sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điểm 11 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

Hãy cùng chúng tôi nhìn nhận và xem xét vấn đề này qua chuyên mục Bạn và Pháp luật với sự tham gia của Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty luật SB Law. Ông sẽ chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về loại tội phạm này cũng như vai trò, trách nhiệm trước pháp luật của người sử dụng văn bằng, giấy tờ giả. Mời quý vị đón xem đoạn video sau: