Đòi lại tài sản cho mượn

572

Câu hỏi: Tôi là Đức. Tôi có cho một người bạn của tôi là Nam mượn laptop để cậu ấy làm việc vì laptop cậu ấy hỏng. Sau 1 thời gian ngắn sau, tôi được 1 người bạn khác của tôi thông báo rằng Nam đã bán laptop của tôi cho một người anh họ của Nam. Tôi liền đến gặp anh họ của Nam mong muốn anh ấy trả lại laptop cho tôi. Nhưng anh ấy bảo anh ấy không hề biết đó là laptop của tôi vì Nam bảo đó là laptop của Nam. Xin hỏi, trong trường hợp này tôi có thể đòi lại laptop của tôi từ người anh họ của Nam không?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền đòi tài sản không đăng ký từ người chiếm hữu ngay tình:

“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

Theo như bạn cung cấp thì Nam đã bán laptop của bạn cho anh họ của Nam, mà hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù. Việc Nam bán laptop cho anh họ của Nam không nằm trong ý chí của bạn. Trong trường hợp này, tuy người chiếm hữu thứ ba ngay tình vẫn phải trả lại tài sản mà mình đang chiếm giữ cho chủ sở hữu đích thực của tài sản. Nhưng pháp luật cũng bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ bằng cách thức sau:

Được yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại (giá trị đòi bồi thường là giá trị của giao dịch mà họ đã xác lập và các thiệt hại khác…) từ người đã trực tiếp chuyển giao tài sản cho mình. Mục đích trong giao dịch đã xác lập không đạt được (muốn sở hữu tài sản nhưng đã phải trả về cho chủ sở hữu) nhưng họ được quyền đòi lại từ người đã trực tiếp xác lập giao dịch.