Điều kiện xét thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam?

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi có quốc tịch Việt Nam, hiện đã kết hôn với người có quốc tịch Trung Quốc. Xin hỏi tôi muốn bảo lãnh cho chồng tôi thường trú tại Việt Nam thì có được không? cần thỏa mãn những điều kiện gì?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định:

“Điều 39. Các trường hợp được xét cho thường trú

………………………………….

3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

Điều 40. Điều kiện xét cho thường trú

1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

…………………………………

3. Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.

Như vậy, người nước ngoài có cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam được bảo lãnh sẽ được xét thường trú, tuy nhiên cần có các điều kiện đối với người nước ngoài là có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định, ngoài ra người nước ngoài cần tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên.

Cố ý gây thương tích và xúc phạm nhân phẩm danh dự thì phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Câu hỏi:  Tôi là Liên. Em gái tôi đang là sinh viên đại học năm thứ 2. Do xích mích chuyện cá nhân với bạn cùng lớp nên sau đó em gái tôi có bị người bạn đó gọi ra đánh rồi bị lột quần áo sau giờ học ở sân sau của trường và bị thương khá nặng. Nhà tôi đã đưa em đi cấp cứu và giám định thương tật thì tỷ lệ tổn thương cơ thể là 25%.  Xin hỏi trong trường hợp này thì người đánh em tôi có phải chịu trách nhiệm gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại  Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì , em gái của bạn có giám định thương tật với tỷ lệ thương tổn là 25%, tức trong khoảng 11% đến 30%. Và chỉ với xích mích cá nhân mà người bạn của em gái bạn đã đánh và lột đồ em gái bạn như vậy được coi là phạm tội với tính chất côn đồ. Như vậy, người bạn đó có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 6 năm với hành vi cố ý gây thương tích có tính chất côn đồ.

Mặt khác, em gái của bạn còn bị lột đồ ở sân sau của trường. Đây được coi là một hành động làm nhục người khác của người bạn đó được quy định tai Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Hành vi lột đồ được coi là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Như vậy với hành vi lột đồ của người bạn đó thì người đó có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Dưới 18 tuổi, muốn đổi từ họ của bố sang họ của mẹ thì phải làm những thủ tục gì?

Câu hỏi: Tôi là Thảo hiện là đang học lớp 11. Hiện nay tôi muốn đổi họ từ bố sang họ của mẹ thì cần những giấy tờ thủ tục gì?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành   Luật hộ tịch quy định như sau:

“1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó…”.

Trong trường hợp này bạn đang học lớp 11 tức là bạn 17 tuổi, nếu bạn muốn đổi họ từ họ của bố sang họ của mẹ thì bạn phải có sự đồng ý của cả bố và mẹ của bạn.

Sau khi có sự đồng ý của cả bố và mẹ thì bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

–           Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

–           Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;

–           Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

Sau khi chuẩn bị đủ giấy tờ cần thiết thì bạn nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

–           Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

–           Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

+          Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

+          Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

–           Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh.

–           Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

Dẫn chiếu khoản 2 Điều 16 Luật hộ tịch 2014:

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.”

Đòi lại tài sản cho mượn

Câu hỏi: Tôi là Đức. Tôi có cho một người bạn của tôi là Nam mượn laptop để cậu ấy làm việc vì laptop cậu ấy hỏng. Sau 1 thời gian ngắn sau, tôi được 1 người bạn khác của tôi thông báo rằng Nam đã bán laptop của tôi cho một người anh họ của Nam. Tôi liền đến gặp anh họ của Nam mong muốn anh ấy trả lại laptop cho tôi. Nhưng anh ấy bảo anh ấy không hề biết đó là laptop của tôi vì Nam bảo đó là laptop của Nam. Xin hỏi, trong trường hợp này tôi có thể đòi lại laptop của tôi từ người anh họ của Nam không?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền đòi tài sản không đăng ký từ người chiếm hữu ngay tình:

“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

Theo như bạn cung cấp thì Nam đã bán laptop của bạn cho anh họ của Nam, mà hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù. Việc Nam bán laptop cho anh họ của Nam không nằm trong ý chí của bạn. Trong trường hợp này, tuy người chiếm hữu thứ ba ngay tình vẫn phải trả lại tài sản mà mình đang chiếm giữ cho chủ sở hữu đích thực của tài sản. Nhưng pháp luật cũng bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ bằng cách thức sau:

Được yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại (giá trị đòi bồi thường là giá trị của giao dịch mà họ đã xác lập và các thiệt hại khác…) từ người đã trực tiếp chuyển giao tài sản cho mình. Mục đích trong giao dịch đã xác lập không đạt được (muốn sở hữu tài sản nhưng đã phải trả về cho chủ sở hữu) nhưng họ được quyền đòi lại từ người đã trực tiếp xác lập giao dịch.

Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực pháp luật không?

Câu hỏi: Tôi là Khiêm. Bố tôi vừa mới mất, sau đó tôi tìm thấy di chúc của ông viết trước khi chết nhưng không một ai biết về việc này và cũng không có người làm chứng ký vào di chúc mà chỉ có chữ ký của bố tôi. Xin hỏi, di chúc có hiệu lực pháp luật không?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc lập bằng văn bản không có người làm chứng như sau:

“Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.”

Dẫn chiếu đến Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015:

“1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản.

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.

3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa”.

Việc bố bạn tự lập di chúc mà không có người làm chứng, thì bố bạn phải tự lập và tự ký vào di chúc. Ngoài ra, nôi dung của di chúc phải gồm nội dung ngày, tháng, năm lập di chúc; họ tên và nới cư trú của người lập di chúc; họ tển người cơ quan nhận di sản; di sản và nơi để lại di sản. Di chúc không được viết tắt hoặc viết băng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự có chữ ký hoặc điểm chỉ của bố bạn. Nếu trong di chúc của bố bạn có sự tẩy xóa, sửa chữa thì bố bạn phải ký tên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa đó. Di chúc của bố bạn đáp ứng được các điều kiện này thì sẽ có hiệu lực pháp luật.

Trình tự thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Câu hỏi: Tôi là Hiền. Năm 2010, tôi ly hôn với chồng ở Việt Nam và có 1 con trai. Năm 2012, tôi quen 1 người đàn ông Nhật Bản và kết hôn rồi sang Nhật bản sống với người đàn ông đó nên tôi đã xin thôi quốc tịch Việt và nhập quốc tịch Nhật Bản. Bây giờ tôi xin hồi hương vềViệt Nam và muốn xin được trở lại quốc tịch Việt Nam thì cần thủ tục gì? Tôi hiện đang ở Việt Nam.

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) có quy định như sau:

Điều 23. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam

1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Xin hồi hương về Việt Nam;

b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam”.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì trường hợp của bạn, trước đây bạn đã xin thôi quốc tịch Việt Nam và đã nhập quốc tịch Nhật Bản, nay xin hồi hương về Việt Nam là thuộc trường hợp được “trở lại quốc tịch Việt Nam”. Để được “trở lại quốc tịch Việt Nam” bạn phải có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam và phải thôi quốc tịch Nhật Bản (trừ trường hợp tại Khoản 5 Điều 23).

Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm:

– Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam

– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

– Bản khai lý lịch;

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam bao gồm:

+          Bản sao Giấy khai sinh;

+          Bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam;

+          Giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó;

– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) bao gồm:

+          Một trong các giấy tờ sau:

*) Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân;

*) Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

*) Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam;

*) Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận.

+          Hoặc giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục xin hồi hương về Việt Nam hoặc bản sao giấy tờ chứng nhận việc đầu tư tại Việt Nam.

Lưu ý: Giấy tờ có trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.  Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lập thành 3 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Về trình tự thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam:

– Hiện tại, bạn đã về Việt Nam nên bạn nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú nơi bạn đang cư trú;

– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

– Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Đất ở có thời hạn sử dụng không?

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ bố mẹ. Đất là đất ở, xin hỏi tôi có phải gia hạn thời hạn sử dụng đất nữa không?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 128 Luật đất đai 2013 quy định về thời hạn sử dụng đất như sau:

“Điều 128. Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất

1. Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất có quy định thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền sử dụng đất.

2. Người nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất được sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.”

Căn cứ Điều 125 Luật này thì đất ở hộ gia đình, cá nhân là đất sử dụng lâu dài. Như vậy trường hợp bạn được nhận chuyển quyền sử dụng đất là đất sử sụng lâu dài do đó sẽ được sử dụng ổn định lâu dài mà không cần gia hạn thời hạn sử dụng đất.

Người Việt Nam định cư nước ngoài được thực hiện kinh doanh bất động sản dưới hình thức nào?

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi là người Việt định cư nước ngoài, tôi có ý định đầu tư bất động sản tại Việt Nam. Xin hỏi tôi có thể thực hiện những hoạt động kinh doanh bất động sản nào?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 có quy định về những hình thức kinh doanh bất động sản người Việt Nam định cư nước ngoài được thực hiện như sau:

Điều 11. Phạm vi kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1. Tổ chức, cá nhân trong nước được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:

a) Mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

b) Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;c) Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua; chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền theo quy định của pháp luật về đất đai; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng kỹ thuật đó;

c) Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua; chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền theo quy định của pháp luật về đất đai; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng kỹ thuật đó;

d) Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

đ) Đối với đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

e) Đối với đất nhận chuyển nhượng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

g) Đối với đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất;

h) Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

i) Nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chuyển nhượng, cho thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật đó.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:

a) Các hình thức quy định tại các điểm b, d, g và h khoản 1 Điều này;

b) Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

c) Đối với đất thuê, đất nhận chuyển nhượng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất…”.

Như vậy, theo quy định trên thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau:

– Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;

– Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

– Đối với đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất;

– Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

– Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

– Đối với đất thuê, đất nhận chuyển nhượng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.

 

 

 

 

Điều kiện để bất động sản được đưa vào kinh doanh?

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi đang muốn tìm mua một ngôi nhà. Xin hỏi, có thể căn cứ vào điều kiện nào để biết bất động sản đó có được phép tham gia giao dịch mua bán hay không?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 có quy định về điều kiện bất động sản được đưa vào kinh doanh như sau:

Điều 9. Điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh

1. Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;

c) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

2. Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Như vậy, bất động sản đưa vào kinh doanh phải bảo đảm đầy đủ các quy định tại Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản, cụ thể:

Thứ nhất, nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;

+ Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Thứ hai, các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây: + Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Trong thời hạn sử dụng đất.

Người vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng sẽ bị xử lý như thế nào?

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi là Hoa. Hiện tại tôi phát hiện chồng tôi đang sống chung như vợ chồng với người phụ nữ khác chưa có gia đình và bỏ bê vợ con. Tôi đã nhắn tin cho người phụ nữ đó nhiều lần để cho cô ấy biết chồng tôi là người đã có gia đinh nhưng họ vẫn tiếp tục sống chung với nhau. Xin hỏi, chồng tôi và người phụ nữ đó phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“…

2. Cấm các hành vi sau đây:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; …”.

Do đó, trong trường hợp bạn và chồng bạn chưa ly hôn nhưng chồng bạn đã có hành vi chung sống với người phụ nữ khác, nên chồng bạn và người phụ nữ đó đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vi phạm điều cấm của pháp luật. Vì thế, bạn có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân xã đề nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật của chồng bạn và người phụ nữ đó.

Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP) quy định:

Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.”

Như vậy, theo quy định trên thì chồng của bạn và người phụ nữ sống chung với chồng bạn sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Mặt khác, nếu hành vi này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì chồng của bạn và người phụ nữ kia còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Trong trường hợp này, nếu việc chồng của bạn và người phụ nữ sống chung dẫn đến việc bạn và chồng bạn ly hôn hoặc đã bị phạt hành chính rồi mà vẫn còn vi phạm thì chồng của bạn và người phụ nữ kia có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm tù hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi là Hiền năm nay 21 tuổi. Hiện tại tôi muốn mở một doanh nghiệp tư nhân ở Hà Nội. Xin hỏi thủ tục để đăng ký doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ nhất, về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.”

Thứ hai, trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp tư nhân:

Điều 27 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp như sau:

“1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử”.

Theo đó, thủ tục đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

– Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận-hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.

– Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy hẹn cho công dân, tổ chức.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

+ Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.

+ Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa để trả cho công dân, doanh nghiệp.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:

+ Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa”.

Thời gian: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Những đối tượng nào sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời trên Truyền hình Quốc hội, trong Chương trình Hiểu Đúng – Làm Đúng về những đối tượng nào sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tình huống:  Nhà Hoa có 3 chị sống với nhau, tuy nhiên vì một vài lí do mà 3 chị em Hoa đã hiểu lầm là nhà hàng xóm có người nghiện và đã tìm đến luật sư xin tư vấn về những trường hợp phải đi cai nghiện bắt buộc, tuy nhiên, sau đó hỏi rõ ra thì mới biết là mọi việc chỉ là hiểu lầm.

Luật sư tư vấn:

Điều 96 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 có quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:

“Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận”.

Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 136/2016/NĐ-CP), quy định cụ thể đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính gồm:

“1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.

3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định”.

Có thể thấy, việc người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì chắc chắn là phải có căn cứ chứng minh rằng người đó bị nghiện, bởi người bị nghiện có thể có những người bị áp dụng biện pháp này nhưng nếu người không bị nghiện thì không thể áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được. Sau khi có văn bản xác nhận của bên công an cùng địa phương mới có thể xác định được việc có hay không nghĩa vụ đi cai nghiện bắt buộc tại trung tâm cai nghiện.

Dưới đây là video giới thiệu về Công ty Luật TNHH SB LAW. Mời quý vị đón xem: