Đất bị chồng lấn, xử lý thế nào?

Câu hỏi: Tôi là Minh Trung. Gia đình tôi có mua 1 lô đất của khu dân cư mới nhưng bị chồng đất. Hiện nay công ty bán đất cho gia đình tôi vừa tái cơ cấu tổ chức nên khi tôi mang hợp đồng mua bán đất đến hỏi thì được trả lời là tìm giám đốc cũ, công ty không biết chuyện này. Xin hỏi: Gia đình tôi phải làm sao? Công ty trả lời như vậy có hợp lý không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 85 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về đại diện của pháp nhân như sau:

“Điều 85. Đại diện của pháp nhân

Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại Chương IX Phần này”.

Điều 87 Bộ luật này cũng quy định:

“Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

  1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

  1. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  2. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác”.

Như vậy theo thông tin bạn cung cấp thì việc cá nhân bạn giao kết hợp đồng mua bán với công ty tại thời điểm giám đốc cũ là người đại diện của công ty tuy nhiên công ty là pháp nhân hoạt động thông qua người đại diện nên theo quy định tại khoản 1 Điều 93 thì công ty phải chịu trách nhiệm trong hợp đồng trên của ban.

Căn cứ Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự

  1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

  1. 2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.

  1. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm…”.

Như vậy theo quy định trên thì bạn có thể làm đơn khởi kiện công ty đã ký hợp đồng với bạn tại tòa án nhân dân nơi công ty có trụ sở.

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Câu hỏi: Tôi là Hưng, ở Hà Nội. Qúy công ty cho tôi hỏi: theo quy định của pháp luật Việt Nam thì có thể giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng các phương thức nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Hợp đồng là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện một công việc trong đó có sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để định hướng, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và nội dung thỏa thuận trong hợp đồng.

Hiện nay, các tranh chấp hợp đồng thường được giải quyết thông qua 04 phương thức sau:

Thứ nhất, Thương lượng:

Thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.

Thứ hai, Hòa giải:

Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

Thứ ba, Thông qua Trọng tài:

Tức là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Thứ tư, Thông qua Tòa án:

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về cơ quan nào?

nguồn internet

Câu hỏi: Gia đình tôi và gia đình hàng xóm đang xảy ra tranh chấp về đất đai nên tôi muốn cơ quan có thẩm quyền can thiệp nhưng không biết cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 có quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đấtthì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành”.

Trường hợp nếu có tranh chấp về đất đai thì trước tiên tranh chấp này phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu như hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến cơ quan có thẩm quyền, cụ thể như sau:

– Nếu bạn có Giấy chứng nhận hoặc có 1 trong các Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Điều 100 Luật đất đai 2013: Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;

-Nếu không có các Giấy tờ trên: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (do Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết) hoặc khởi kiện tại tòa án.

Nhà hàng xóm lấn chiếm đất đai thì phải làm thế nào?

nguồn internet

Câu hỏi: Bố mẹ tôi có giấy chứng nhận quyền sử dụng 600 m2 đất. Nhà hàng xóm lấn chiếm đất nhà tôi để xây tường rào nhà. Vì là họ hàng nên bố mẹ tôi không làm lớn chuyện mà coi như cho mượn; trong giấy chứng nhận vẫn thể hiện phần diện tích bị lấn chiếm. Năm 2014, bố mẹ tôi tách sổ đỏ thành 2 sổ cho 02 anh em tôi. Nhưng khi đo đạc chỉ tiến hành trên diện tích đất thực tế. Phần diện tích bị lấn chiếm không tách sổ có diện tích khoảng 30 m2.

Năm 2017, hàng xóm nhà tôi muốn bán nhà nên bố mẹ tôi đòi lại phần đất lấn chiếm. Nhưng họ đã sang tên cho ông X và làm sổ đỏ mới. Sổ đỏ mới của ông X có diện tích là 280 m2; nhưng sổ đỏ cũ chỉ có diện tích 250 m2. Xin hỏi: Bố mẹ tôi có thể lấy lại phần diện tích đất bị lấn chiếm không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.”

Như vậy, hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi bị nghiêm cấm. Trong trường hợp của bạn: nhà hàng xóm lấn chiếm khoảng 30 m2 đất nhà bạn. Sau đó họ bán phần đất nhà họ và cả phần đất lấn chiếm của nhà bạn cho ông X. Trên sổ đỏ của nhà bạn vẫn thể hiện phần diện tích đất bị lấn chiếm. Do đó hành vi hành xóm lấn chiếm diện tích đất của bạn là không đúng quy định pháp luật.

Để bảo đảm quyền lợi của mình; gia đình bạn và gia đình hàng xóm có thể tiến hành thương lượng tự hòa giải. Nếu không tự hòa giải được, bạn có thể làm đơn yêu cầu hòa giải tại UBND xã; hoặc nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện theo Điều 203 Luật đất đai năm 2013.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Như vậy, người sử dụng đất chỉ có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện sau:

+) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+) Đất không có tranh chấp;

+) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để thi hành án;

+) Trong thời hạn sử dụng đất.

Trong trường hợp của bạn, nhà hàng xóm bạn chuyển nhượng cho ông X diện tích đất 280 m2; trong khi diện tích đất trong sổ đỏ của nhà hàng xóm là 250 m2. Như vậy họ đã chuyển nhượng 30 m2 đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó hợp đồng chuyển nhượng giữa họ bị vô hiệu một phần đối với 30 m2 lấn chiếm vì không đáp ứng được điều kiện chuyển nhượng. Do đó gia đình bạn có thể lấy lại phần đất bị lấn chiếm.

Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng?

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi là Dương, ở Hà Nội. Tôi có cho một người bạn vay 200 triệu đồng, có hợp đồng ký kết ngày 29/10/2016, đến thời hạn trả nợ là ngày 29/10/2017 mà người này không trả tiền cho tôi. Vậy nếu tôi muốn khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc này là bao lâu?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đang muốn khởi kiện dân sự đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng vay. Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng được xác định như sau:

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.

Theo quy định này thì thời hiệu khởi kiện là 3 năm. Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng là từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Việc xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu phải căn cứ vào thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và thời điểm chấm dứt hợp đồng.

Kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực thì bên có quyền lợi bị xâm phạm biết hoặc phải biết hành vi vi phạm các điều khoản của hợp đồng và thời điểm biết hoặc phải biết là ngày bên có nghĩa vụ phải thực hiện mà không thực hiện nghĩa vụ hoặc có thực hiện nhưng thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc gây thiệt hại.

Trường hợp đã hết thời hạn thực hiện hợp đồng nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu là ngày hợp đồng hết thời hạn thực hiện.

Như vậy, trong trường hợp của bạn thời hiệu khởi kiện là 3 năm tính từ ngày bạn biết về quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm đó là ngày 29/10/2017.

Muốn giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương thì phải tiến hành những thủ tục gì?

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi là Đình. Tôi đang làm công nhân ở Hà Nội. Công nhân trong công ty đã 4 tháng nay chưa được nhận lương. Trong công ty lại không có tổ chức công đoàn nên không có ai đứng ra bảo vệ cho người lao động. Xin hỏi: chúng tôi phải làm những thủ tục gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, tiến hành hòa giải bởi hòa giải viên lao động

Trình tự hòa giải được thực hiện theo Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2012. Biên bản hòa giải ghi rõ tranh chấp lao động tập thể, cụ thể:

Tranh chấp lao động tập thể phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

– Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

– Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo đó, nhân viên và lãnh đạo công ty tranh chấp về chế độ lương theo quy định của pháp luật, không thuộc các trường hợp trên nên phải tiến hành hòa giải của hòa giải viên lao động.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.

Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Có thể xảy ra các trường hợp như sau:

– Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

– Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hòa giải, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

– Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

Thứ hai, giải quyết theo thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết hoặc trong thời hạn 5 ngày làm việc của hòa giải viên lao động mà mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Đối với trường hợp trong thời hạn 5 ngày làm việc mà hòa giải viên lao động chưa giải quyết mà các bên có yêu cầu lên Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định loại tranh chấp về quyền hoặc lợi ích. Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về quyền thì tiến hành giải quyết theo thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 205 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:

“1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành giải quyết tranh chấp lao động.

2. Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự phiên họp.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác để xem xét giải quyết tranh chấp lao động.

3. Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Thứ ba, giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án

Nếu tiến hành hòa giải bởi hòa giải viên lao động không thành hoặc không thực hiện đúng như trong biên bản hòa giải hay quá thời hạn giải quyết mà không được giải quyết thì sẽ yêu cầu giải quyết bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nếu không các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà không được Chủ tịch Ủy ban nhân dân giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khoản 2 Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án như sau: “Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết”.

Trường hợp cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài?

Câu hỏi: Tôi có người bạn quốc tịch Pháp, sau khi đến Việt Nam bạn tôi có hứng thú muốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Xin hỏi bạn tôi đáp ứng điều kiện gì để được tạm trú tại Việt Nam?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định đối với trường hợp tạm trú như sau:

“Điều 36. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú

……………………..

2. Người nước ngoài được cấp thị thực có ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT được xét cấp thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.”

Trong đó, căn cứ Điều 8 Luật này về ký hiệu thị thực như sau:

Điều 8. Ký hiệu thị thực

5. LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

6. LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

7. ĐT – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

8. NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

9. DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.

10. PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.

11. LĐ – Cấp cho người vào lao động.

12. TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.”

Vậy nếu bạn của bạn có ký hiệu thị thực kể trên khi nhập cảnh vào Việt Nam thì sẽ có quyền

xin cấp thẻ tạm trú, ký hiệu thẻ tạm trú sẽ tương đương với ký hiệu thị thực.

Để làm thẻ tạm trú thì bạn cần thực hiện theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 37 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, cụ thể:

“1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;

b) Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;

c) Hộ chiếu;

d) Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại Điều 36 của Luật này.

2. Giải quyết cấp thẻ tạm trú như sau:

a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thẻ tạm trú.”

Trình tự thủ tục tạm ngừng kinh doanh của công ty TNHH hai thành viên trở lên

Câu hỏi: Tôi là Hòa. Hiện tại tôi muốn tạm ngừng kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên mà tôi là thành viên trong hội đồng thành viên. Xin hỏi trình tự thủ tục tạm ngừng kinh doanh như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh:

–           Thông báo tạm ngừng kinh doanh bằng văn bản;

–           Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Thứ hai, nộp hồ sơ và đợi nhận kết quả:

–            Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh, trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, trước thời hạn đã thông báo đến cơ quan thuế để phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Lưu ý:

– Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

– Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.

Doanh nghiệp tư nhân có được phát hành chứng khoán?

Câu hỏi: Tôi là Loan. Hiện tại tôi đang là chủ của 1 doanh nghiệp tư nhân. Xin hỏi doanh nghiệp của tôi có được phát hành chứng khoán không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

“1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”

Căn cứ vào quy định của luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp tư nhân của bạn không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.

Pháp luật không cho phép doanh nghiệp tư nhân được phát hành chứng khoán bởi loại hình doanh nghiệp này thường có sự hạn chế về vốn điều lệ, quy mô hoạt động, số lượng thành viên. Hơn nữa chủ doanh nghiệp tư nhân là cá nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động của công ty.
Nói một cách khác, giữa tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp không có sự phân định rõ ràng cho nên nếu doanh nghiệp tư nhân phát hành chứng khoán thì không phân định được tỉ lệ gánh chịu rủi ro giữa chủ doanh nghiệp tư nhân với những nhà đầu tư chứng khoán.

Cổ đông có được tự do chuyển nhượng cổ phần?

Câu hỏi: Tôi là Lan. Tôi đang là một cổ đông trong 1 công ty cổ phần. Xin hỏi hiện tại tôi muốn chuyển nhượng cổ phần của tôi cho con gái của tôi có được không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về chuyển nhượng cổ phần như sau:

“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.

4. Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từchối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.

6. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.

7. Người nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.”

Dẫn chiếu khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014: “Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó”.

–           Trường hợp bạn là cổ đông sáng lập thì trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp thì bạn chỉ được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho các cổ đông sáng lập khác còn những người không phải là cổ đông sáng lập của công ty thì bạn chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình nếu được Đại hội đồng cổ đông đồng ý.

–           Trường hợp bạn không phải là cổ đông sáng lập công ty thì bạn được tự do chuyển nhượng cổ phần. Việc chuyển nhượng cồ phần thông qua hợp đồng thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Người nhận cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty khi thông tin của họ được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

Quyền lợi được hưởng khi mua cổ phần ưu đãi cổ tức trong công ty cổ phần

Câu hỏi: Tôi là Thành. Hiện tại tôi muốn mua cổ phần ưu đãi cổ tức trong công ty cổ phần. Xin quý công ty cho tôi hỏi tôi được hưởng quyền lợi gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 117 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

“1. Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền sau đây:

a) Nhận cổ tức theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;

c) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.”

Khi bạn mua cổ phần ưu đãi cổ tức bạn trở thành cổ đông của công ty và bạn sẽ được nhận cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Ngoài ra bạn còn được nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sơ hữu cổ phần tại công ty sau khi công ty thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty phá sản hoặc giải thể. Bạn cũng có các quyền như cổ đông phổ thông nhưng bạn không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp được hỗ trợ như thế nào?

nguồn internet

Câu hỏi: Tôi đang có ý định chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh của gia đình phát triển thành doanh nghiệp. Xin hỏi điều kiện được hỗ trợ và chính sách hỗ trợ hiện nay như thế nào?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 16 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 quy định như sau:

“Điều 16. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh

1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật;

b) Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

2. Nội dung hỗ trợ bao gồm:

a) Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp;

b) Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu; miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

c) Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

d) Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

đ) Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai…”.

Như vậy, theo quy định việc chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh thành doanh nghiệp thì được hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp, miễn, giảm phí môn bài và các thuế doanh nghiệp liên quan.