Lợi dụng thương mại điện tử để lừa đảo người tiêu dùng sẽ bị xử lý ra sao?

Nguồn Internet

Thương mại điện tử đã trở nên rất quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam thông qua các kênh như Facebook, các web mua sắm trực tuyến… Nhưng việc mua bán online này không chỉ có ưu điểm nhanh, dễ sử dụng, mặt hàng đa dạng mà còn tồn tại rất nhiều vấn đề, trong đó có nguy cơ người tiêu dùng bị lừa đảo.

Đề cập đến hành động lợi dụng thương mại điện tử để lừa đảo, xin mời quí vị và các bạn theo dõi phần trao đổi của luật sư Nguyễn Thanh Hà từ công ty Luật SBLAW với phóng viên của kênh VOVTV . Dưới đây là nội dung chi tiết:

Hành lang pháp lý cho hoạt động đấu giá cổ vật tại Việt Nam

Nguồn Internet

Gần đây, những cổ vật có niên đại 2000 nghìn năm tuổi như Bình đồng văn hóa Đông Sơn, Thạp gốm hoa nâu thời Trần, Hộp pháp lam hoàng cung Triều Nguyễn hay bộ trang sức gắn 2 viên đá Ruby sao Yên Bái và tác phẩm nghệ thuật của nghệ nhân làng nghề Kiêu Kỵ… đã được đấu giá công khai. Phiên đấu giá cổ vật được diễn ra khiến nhiều nhà sưu tập hy vọng có thị trường bán đấu giá cổ vật công khai, minh bạch, dễ kiểm chứng.
Đây cũng là sự kiện được giới chuyên môn đánh giá là tạo tiền đề thuận lợi cho thị trường đấu giá cổ vật phát triển tại Việt Nam.
Nội dung này được Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty Luật SB law bình luận phân tích trong chương trình Câu chuyện Hội nhập, truyền hình Nhân Dân. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Nhập hàng từ Trung Quốc rồi gắn nhãn Made in Vietnam thì có vi phạm không?

Nguồn Internet

Trong chuyên mục Hiểu đúng làm đúng của kênh Truyền hình Quốc hội, luật sư Nguyễn Thanh Hà tư vấn về trường hợp doanh nghiệp Nhập hàng từ Trung Quốc rồi gắn nhãn Made in Vietnam thì bị xử lý như thế nào. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Giải đáp pháp luật cho Việt Kiều về cư trú, hôn nhân và gia đình

Nguồn Internet

Luật sư Nguyễn Thanh Hà đã tư vấn cho bà con Việt Kiều về vấn đề cư trú, hôn nhân và gia đình trên truyền hình Netviet – VTC10, chuyên mục Luật sư của bạn. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Bẫy lãi suất khủng của Modern Tech: Luật sư nói gì?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời phỏng vấn trên báo điện tử Một thế giới vềvụ việc nhiều người dân TP.HCM kêu cứu vì bị mất tiền vào mô hình tiền ảo iFan . Dưới đây là nội dung chi tiết bài phỏng vấn:

1, Vụ lừa đảo bằng tiền ảo iFan của Công ty Cổ phần Modern Tech tại TP. HCM khiến 32.000 người bị thiệt hại 15.000 tỉ đồng đang thu hút sự chú ý lớn của dư luận xã hội vì nhiều nạn nhân kêu cứu. Quan điểm của ông về mô hình huy động tiền ảo, góp vốn trả lãi suất rất cao (48%/tháng) này thế nào? Các đối tượng cầm đầu đã vi phạm gì?

Trả lời:

Vụ lừa đảo bằng tiền ảo iFan của Công ty cổ phần Modern Tech tại TP. HCM khiến 32.000 người bị thiệt hại 15.000 tỷ đồng đang thu hút sự chú ý lớn của dư luận xã hội.

Công ty cổ phần Modern Tech đưa ra mức lãi suất quá cao và dùng cả “chim mồi” để chiêu dụ các nhà đầu tư. Với mức lãi suất khủng khiếp lên đến 48%/tháng đã đánh trúng vào lòng tham của nhà đầu tư khiến họ dễ dàng rót tiền vào dự án.

Điều đáng nói ở đây, mô hình huy động vốn của dự án iFan còn siêu hơn cả kinh doanh đa cấp. Cụ thể, nó kết hợp cả hình thức đầu tư lending (thuê vốn và trả lãi bằng tiền ảo ifan cho nhà đầu tư), ponzi (lấy tiền người sau trả cho người trước) và kinh doanh đa cấp (tức là có nhiều cấp).

Thoạt nghe thì nhà đầu tư cứ nghĩ mình được lời đậm. Họ nhìn thấy khối tài sản của mình ngày càng tăng lên theo cấp số nhân nhưng thực chất đó chỉ là tài sản ảo bởi cuối cùng họ cũng không thể nào rút tiền ra được.

Các quy định hiện hành không thừa nhận các loại tiền ảo là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức, cá nhân phát hành, cung ứng, sử dụng các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam. Không những vậy mà theo quy định tại Khoản 6 Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 150 – 200 triệu đồng.

Trong vụ việc này, Công ty cổ phần Modern Tech lợi dụng tiền ảo để huy động vốn hay góp vốn trả lãi siêu lợi nhuận là bất hợp pháp. Nếu có thủ đoạn gian dối thì truy cứu về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) với mức hình phạt cao nhất là tù chung thân, nếu không thì có thể truy cứu về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (Điều 217a), mức hình phạt cao nhất là 5 năm tù.

2, Trong vấn đề này, pháp luật có kẽ hở nào để các đối tượng lợi dụng?

Trả lời:

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định về tiền ảo. Việc sở hữu, mua bán, sử dụng tiền ảo như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ. Chính phủ vẫn đang trong quá trình xây dựng khung pháp lý về tiền ảo. Tuy nhiên, thiết nghĩ, trước mắt, các cơ quan có thẩm quyền phải có ngay động thái chấn chỉnh. Ít nhất các cơ quan này phải ra cảnh báo rất rõ ràng và kiên quyết để người dân biết về mức độ rủi ro rất cao.

3, Liệu người dân có thể đòi được tiền trong vụ việc này không?

Trả lời:

Việc người dân đã đưa tiền vào dự án iFan có lấy lại được không sẽ phụ thuộc vào quá trình điều tra công ty đứng sau dự án này. Nhưng dưới góc độ pháp luật, người dân tham gia vào hoạt động không được pháp luật công nhận, sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có rủi ro xảy ra nên người tham gia khó có hy vọng đòi được tiền.

Giờ chỉ còn trông chờ việc thu hồi tài sản, được bao nhiêu thì đem chia cho những người bị hại theo tỷ lệ đã góp. Mà thường những công ty như vậy họ đã tẩu tán tài sản rồi.

4, Ông có khuyến cáo gì đối với người dân sau vụ việc này?

Trả lời:

Như tôi đã trình bày ở trên, hiện chưa có bất cứ văn bản pháp luật nào của cơ quan quản lý nhà nước quy định, điều chỉnh về tiền ảo. Do đó, rủi ro mà những người chơi tiền ảo có thể gặp phải (trong trường hợp phát sinh các tranh chấp hoặc bị thiệt hại từ các giao dịch liên quan đến tiền ảo) là quyền lợi của họ sẽ không được pháp luật bảo vệ, bởi tiền ảo chưa được công nhận tại Việt Nam. Ðồng thời, những người tham gia các giao dịch tiền ảo còn có thể gặp rủi ro khi phải đối diện trách nhiệm hình sự về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Người dân cần hết sức cảnh giác, vì đầu tư vào các loại tiền ảo không có gì bảo đảm, có thể mất trắng; khi xảy ra tranh chấp không biết kêu ai. Ðể quản lý, giám sát được tiền ảo, các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành các văn bản liên quan.

 

KINH DOANH RƯỢU TẠI VIỆT NAM CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN GÌ?

Nguồn Internet

Trong chuyên mục Luật sư của bạn kênh VTC10, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã tư vấn cho khán giả truyền hình về điều kiện kinh doanh rượu tại Việt Nam. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Những thủ tục để mở phòng khám đa khoa có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nguồn Internet

Trong chuyên mục Luật sư của bạn, kênh truyền hình NetViet VTC 10, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có phần tư vấn cho khán giả truyền hình về thủ tục Mở phòng khám đa khoa có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Ở Việt Nam, có thể kết hôn với người đồng tính không?

Câu hỏi: Tôi là Huy. Tôi năm nay 28 tuổi, là nam, tôi có quen 1 người cùng giới và chúng tôi muốn tiến tới kết hôn để có thể được chung sống với nhau một cách hợp pháp. Vậy chúng tôi có thể đăng ký kết hôn hay không, thủ tục như thế nào ạ?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Ngay từ đầu, pháp luật Việt Nam đã quy định chủ thể của quan hệ hôn nhân là giữa nam và nữ.

Theo Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định những người cùng giới tính không được phép kết hôn với nhau, cụ thể như sau:

Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:

1. Người đang có vợ hoặc có chồng;

2. Người mất năng lực hành vi dân sự;

3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính.

Như vậy, trước đây việc kết hôn giữa những người cùng giới là trái pháp luật, theo điều 8 Nghị định 87/2011/ NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đã hết hiệu lực thì nếu những người cùng giới kết hôn sẽ bị xử lý bằng cách phạt tiền, cụ thể: “Phạt tiền 100.000 – 500.000 đồng với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính”. 

Tuy nhiên, khi Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được ban hành thì đã bãi bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới. Việc xử phạt hành chính khi tổ chức kết hôn của người đồng tính cũng không còn áp dụng nữa. Mặc dù vậy, Nhà nước vẫn chưa thừa nhận quan hệ hôn nhân này.

Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì pháp luật không phản đối việc 2 bạn tổ chức đám cưới hay chung sống với nhau nhưng hai bạn không thể thực hiện việc đăng ký kết hôn, nói cách khác là hôn nhân của 2 bạn không được pháp luật thừa nhận cũng như mối quan hệ vợ chồng của 2 bạn sẽ không được điều chỉnh bởi các chế định về hôn nhân trong Luật Hôn nhân và gia đình.

Trong Chương trình Bạn và Pháp luật phát sóng thứ hai hàng tuần trên VOV1 có ý kiến của luật sư Nguyễn Thanh Hà về vấn đề luật căn cước công dân. Mời quý vị đón xem đoạn video sau:

 

Đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đât, có mua được không?

Câu hỏi: Tôi là Huyền Trang. Tôi đang muốn mua một mảnh đất thổ cư để xây nhà. Tuy nhiên, mảnh đất này chưa có giấy chứng nhận QSDĐ. Vậy cho tôi hỏi tôi có thể mua đất, sau đó làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đứng tên tôi, hay bắt buộc gia đình nhà kia phải có Giấy chứng nhận rồi tôi mới mua được?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 188 Luật đất đai 2013 có quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Dẫn chiếu tới  khoản 3 Điều 186 Luật đất đai như sau:

3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;

c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Đối chiếu quy định tại điểm a khoản 3 điều 188 Luật đất đai 2013 với trường hợp của bạn thì điều kiện bắt buộc để chuyển quyền sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Do vậy, để mua diện tích đất này bạn cần yêu cầu bên chuyển nhượng làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó mới làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang cho bạn.

Với nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn các dự án kinh doanh bất động sản, luật sư Nguyễn Thanh Hà, từ công ty Luật S&B Law đã tham gia trả lời phỏng vấn về vấn đề sửa đổi Luật kinh doanh bất động sản. Mời quý vị đón xem đoạn video sau:

Muốn hủy bỏ hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thì phải làm gì?

Câu hỏi: Năm 2008, bố tôi và chú tôi có làm một giấy cam kết rằng bố tôi sẽ cho chú tôi quyền sử dụng đất và đã được công chứng hợp pháp ở UBND xã. Hiện tại, bố tôi vẫn đứng tên trên sổ đỏ, chưa sang tên mảnh đất đó. Nay, chú tôi muốn bố tôi đưa một số tiền cho chú, chú sẽ không đòi đất nữa. Cho tôi hỏi: Trong trường hợp này, chú tôi có thể làm giấy cam kết từ chối nhận tài sản tặng cho hay không? nếu có thì nội dung cần có những gì? Nếu không được thì nên làm thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trường hợp chú của bạn đã thỏa thuận hủy hợp đồng tặng cho đã giao kết trước đây, thì phải thực hiện theo thủ tục hủy bỏ hợp đồng được quy định tại Điều 51 Luật Công chứng năm 2014 như sau:

Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.

2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.

3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.

Theo đó, như thông tin bạn cung cấp, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa bố bạn và chú đã được công chứng tại UBND xã, nên hai bên cần quay lại UBND xã để thực hiện thủ tục hủy hợp đồng, thay vì giao kết thêm văn bản cam kết không nhận di sản thừa kế.

Trong chương trình Luật sư doanh nghiệp của Kênh truyền hình kinh tế tai chính VITV, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, giám đốc công ty Luật S&B Law, cùng với các chuyên gia đã trao đổi về chế định hợp đồng thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mời quý vị đón xem đoạn video sau:

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Câu hỏi: Tôi là Hiền. Qúy công ty cho tôi hỏi: Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thì có thể được giải quyết bằng những phương thức nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Hợp đồng là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện một công việc trong đó có sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để định hướng, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và nội dung thỏa thuận trong hợp đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra các trường hợp mà quyền và nghĩa vụ của các bên bị xâm phạm, dẫn đến xảy ra tranh chấp. Có thể nói, tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.

Hiện nay, trong thực tế, các tranh chấp hợp đồng thường được giải quyết thông qua bốn phương thức chính sau:

  • Thương lượng: là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.
  • Hòa giải: Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
  • Thông qua Trọng tài: Tức là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
  • Thông qua Tòa án: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà công ty luật SBLAW cùng các chuyên gia pháp lý có phần trao đổi về những điểm mới của luật cạnh tranh sửa đổi trong bản tin hội nhập kênh VTC10. Mời quý vị đón xem đoạn video sau:

 

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những nội dung cơ bản nào?

Câu hỏi: Bên tôi đang có dự định chuyển nhượng nhãn hiệu cho đối tác. Quý công ty cho tôi hỏi: Khi lập hợp đồng, bên tôi phải quy định những nội dung gì để tránh rủi ro?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về hình thức hợp đồng:

Khoản 2 Điều 138 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: “Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản”.

Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải được xác lập dưới hình thức văn bản.

Thứ hai, về điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu:

Chủ sở hữu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;

– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Thứ ba, nội dung cơ bản của hợp đồng:

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

2. Căn cứ chuyển nhượng;

3. Giá chuyển nhượng;

4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận một số điều khoản khác như:

– Thỏa thuận các trường hợp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;

– Thỏa thuận thời điểm chấm dứt hợp đồng, điều kiện chấm dứt hợp đồng;

– Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng: Ghi nhận rõ mức phạt vi phạm nhưng lưu ý mức phạt vi phạm hợp đồng không được vượt quá 8% tổng giá trị hợp đồng;

– Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp: Ghi nhận rõ cơ quan giải quyết tranh chấp và hình thức giải quyết tranh chấp;

– Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung và điều khoản thi hành.

Lưu ý:

– Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được xác định là thời điểm đã hoàn tất các thủ tục đăng ký hợp đồng tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp – Cục sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điểm 11 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

Hãy cùng chúng tôi nhìn nhận và xem xét vấn đề này qua chuyên mục Bạn và Pháp luật với sự tham gia của Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty luật SB Law. Ông sẽ chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về loại tội phạm này cũng như vai trò, trách nhiệm trước pháp luật của người sử dụng văn bằng, giấy tờ giả. Mời quý vị đón xem đoạn video sau: