Doanh nghiệp bị mất con dấu thì có phải làm thủ tục thông báo không?

Câu hỏi: Tôi là Lan. Công ty tôi trong quá trình thay đổi trụ sở của công ty nên có làm mất con dấu, công ty tôi thành lập năm 2016. Vậy xin hỏi công ty tôi phải làm sao? Có cần làm thủ tục thông báo không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Công văn số 9720/BKHĐT-ĐKKD của Bộ kế hoạch và đầu tư quy định cụ thể như sau:

2. Đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện sử dụng con dấu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 nhưng bị mất con dấu

Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện có nhu cầu tiếp tục sử dụng mẫu con dấu với số lượng, hình thức đã thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể làm con dấu thay thế cho con dấu đã mất mà không cần thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi mẫu con dấu, trước khi sử dụng mẫu con dấu mới, doanh nghiệp gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh để được đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định. Thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu thực hiện theo Phụ lục I-19 kèm theo Công văn số 4211/BKHĐT-ĐKKD ngày 26/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp này, Phòng Đăng ký kinh doanh không yêu cầu doanh nghiệp đóng mẫu con dấu cũ vào Thông báo.

Như vậy, theo thông tin mà bạn cung cấp cùng chưa đầy đủ nên được chia thành hai trường hợp:

– Trường hợp 1: Tiếp tục sử dụng mẫu con dấu với số lượng, hình thức đã thông báo với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước đó thì doanh nghiệp có thể làm dấu thay thế mà không cần thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh (thành phố) nơi đặt Trụ sở chính của doanh nghiệp

– Trường hợp 2: Khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi mẫu con dấu, trước khi sử dụng mẫu con dấu mới, doanh nghiệp gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải thông tin về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.

Không thay đổi loại hình công ty khi thay đổi số lượng thành viên thì có bị phạt không?

Câu hỏi: Tôi là Huệ. Công ty tôi là công ty TNHH có 2 thành viên nhưng một thành viên đã rút vốn từ cuối năm 2017, đã làm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp nhưng chưa làm thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp. Theo tôi biết thì phải chuyển sang công ty TNHH 1 thành viên. Xin hỏi: Nếu không làm thủ tục thì có bị phạt không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo Điều 28 của Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi công ty không còn đủ số lượng thành viên, cổ đông tối thiểu theo quy địnhtrong thời hạn 6 tháng liên tục.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi đã kết thúc thời hạn ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;

b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty hoặc đăng ký giải thể đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;

d) Buộc định giá lại tài sản góp vốn và đăng ký vốn Điều lệ phù hợp với giá trị thực tế của tài sản góp vốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;

đ) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này.

Như vậy công ty bạn có thể bị phạt trong khoảng từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng về việc thay đổi thành viên mà không làm thông báo thay đổi loại hình doanh nghiệp tuy nhiên thời gian không duy trì đủ số lượng thành viên của công ty bạn chưa đến 6 tháng nên công ty bạn sẽ chưa bị phạt. Tuy nhiên bạn phải tiến hành đăng ký thay đổi loại hình doanh nghiệp để đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo Điều 73 của Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về số lượng thành viên của công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:

Điều 73. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Bạn có thể tham khảo thêm Điều 76 Luật doanh nghiệp năm 2014 về nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên như sau:

Điều 76. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty

1. Góp đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.

2. Tuân thủ Điều lệ công ty.

3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

4. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.

5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

6. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

7. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Trong chuyên mục Luật sư của bạn kênh VTC10, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã tư vấn cho khán giả truyền hình về điều kiện kinh doanh rượu tại Việt Nam:

Thủ tục niêm yết văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

Câu hỏi: Mẹ tôi đã mất có để lại thửa đất cho các con nhưng không để lại di chúc. Hiện tôi đang muốn làm thủ tục chuyển quyền thừa kể di sản cho các anh chị em là con của mẹ tôi. Nhưng thửa đất lại nằm khác địa bàn mẹ tôi cư trú. Qúy công ty cho tôi hỏi khi làm công chứng thừa kế có cần phải niêm yết cả hai nơi không? Ngoài tiền thù lao cho công chứng theo qui định tôi có phải trả tiền lệ phí niêm yết không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì mẹ bạn đã mất có để lại thửa đất cho các con nhưng không để lại di chúc. Và hiện bạn đang muốn làm thủ tục chuyển quyền thừa kể di sản cho các anh chị em nhưng thửa đất lại nằm khác địa bàn mẹ bạn cư trú. Trong trường hợp này khi niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản, vản bản khai nhận di sản thừa kế thì bạn cần niêm yết cả hai nơi. Bởi:

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định về địa điểm mở thừa kế như sau:

“2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản”.

Theo đó, việc khai nhận di sản thừa kế sẽ được tiến hành tại các văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh thành nơi có tài sản. Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế, văn bản thỏa thuận phân chia di sản được hướng dẫn cụ thể tại Điều 57, Điều 58 Luật công chứng 2014 và Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:

– Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

– Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

– Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

– Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.

Như vậy, đối chiếu quy định trên vào trường hợp của bạn thì việc niêm yết yết văn bản thỏa thuận hoặc khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết tại Ủy ban nhân dân xã nơi mẹ bạn thường trú và tại Ủy ban nhân dân xã nơi có bất động sản. Việc niêm yết phải được thực hiện trong 15 ngày tại trụ sở Ủy ban.

Khi công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế, bạn phải nộp phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế căn cứ vào Thông tư 257/2016/TT-BTC hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng. Theo đó, công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản được tính trên giá trị di sản (điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 257/2016/TT-BTC). Hiện nay không có quy định cụ thể về phí niêm yết văn bản thừa kế.

– Ngoài ra, bạn phải trả thù lao công chứng theo Điều 67 Luật công chứng 2014. Theo đó, người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc và người yêu cầu công chứng nộp thù lao theo quy định này.

Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó. Mức chi phí do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận. Tổ chức hành nghề công chứng không được thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏa thuận.

Khi đã ký hợp đồng đặt cọc thì có được xin cấp sổ đỏ?

Câu hỏi: Gia đình mình mua đất của ông X nhưng chưa có giấy tờ mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Năm 2016, mình có ký hợp đồng đặt cọc với ông X và hai bên đã thỏa thuận là ông X sẽ nhận của mình 300 triệu. Nay vợ ông X mới từ nước ngoài trở về, yêu cầu gia đình mình phải trả lại đất vì tại thời điểm ông X bán đất không có sự đồng ý của bà. Qúy công ty cho mình hỏi liệu bây giờ mình làm thủ tục xin cấp sổ đỏ mảnh đất trên có được không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì gia đình bạn mua đất của ông X nhưng không ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất, bạn và ông X chỉ ký với nhau hợp đồng đặt cọc ghi nhận ông X nhận của bạn 300 triệu đồng. Đối với trường hợp của bạn thì bạn chưa thể làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bạn được. Bởi vì:

Căn cứ theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền trong một thời hạn nhất định để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Theo quy định trên thì hợp đồng đặt cọc giữa bạn và ông X chỉ được coi là một biện pháp đảm bảo ghi nhận việc ông X đã nhận tiền của bạn và ông X hứa sẽ bán đất cho bạn. Tuy nhiên, hợp đồng đặt cọc này không được coi là cơ sở để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bạn.

Theo đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì việc mua bán quyền sử dụng đất giữa các bên phải được lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

…3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

 

Mặt khác, trong trường hợp phần đất mà ông X bán cho gia đình bạn là tài sản của vợ chồng ông X trong thời kỳ hôn nhân thì tại thời điểm mua bán đất bạn phải được sự đồng ý của cả hai vợ chồng ông X (căn cứ theo quy định tại điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

 

Như vậy, căn cứ theo những quy định trên thì đối với trường hợp của bạn nếu vợ ông X hoàn toàn có cơ sở đòi lại phần đất mà gia đình bạn đã mua. Tuy nhiên, sau khi vợ, chồng ông X lấy lại phần đất thì bạn có quyền yêu cầu ông X phải có nghĩa vụ hoàn lại cho gia đình bạn số tiền 300 triệu mà ông X đã nhận của bạn và một khoản tiền lãi suất theo quy định của pháp luật.

Cà phê “bẩn” đã ảnh hưởng như thế nào đến thị trường cà phê Việt?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời về vấn đề Cà phê “bẩn” ảnh hưởng đến thị trường cà phê Việt như thế nào? Dưới đây là nội dung chi tiết:

1/ Cà phê “bẩn” đã ảnh hưởng như thế nào đến thị trường cà phê Việt?

Trả lời:

Cà phê Việt Nam hiện đã xuất khẩu đến thị trường của hơn 80 nước trên thế giới. Nhiều du khách nước ngoài khi đến Việt Nam đã nhất định phải thử cà phê để hiểu về văn hóa đất nước này.

Cà phê đang là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, kim ngạch trong năm 2017 đã đạt 3,2 tỷ USD. Ngay trong quý I năm nay, xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng đạt gần 1 tỷ USD. Bộ NNPTNT coi cà phê là cây trồng chủ lực, hướng đến xuất khẩu và có nhiều chính sách, cơ chế để phát triển vùng trồng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi khép kín từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng. Trên thực tế, cà phê Việt Nam đã có vị thế và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, gần đây vụ một cơ sở chế biến cà phê tại Đăk Nông dùng phụ phẩm để sản xuất cà phê và nhuộm màu cà phê bằng pin vừa bị phát hiện, bắt giữ đã khiến dư luận một phen bàng hoàng. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của các tiểu thương, cơ sở rang xay cà phê chân chính của Việt Nam, làm đau lòng những người làm cà phê sạch, cũng như thương hiệu cà phê của Việt Nam mà còn làm mất lòng tin của người tiêu dùng.

Hành vi trộn lõi pin vào cà phê còn là hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng, rất đáng lên án và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Để nâng cao vị thế cà phê của doanh nghiệp trên thị trường thế giới, các Bộ, ngành và địa phương nhất là các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất phải xác định rõ ngoài nâng cao năng suất thì đảm bảo chất lượng là then chốt. Vừa giảm giá thành vừa nâng cao giá trị và quảng bá hình ảnh, thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

 

2/ Sản xuất thực phẩm bẩn gây ra ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả đến doanh nghiệp chân chính, liệu có nên đưa ra mức án cao nhất như tử hình, chung thân cho các đối tượng này?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 317 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm: Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; …. Với mức hình phạt cao nhất là phạt tù 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các khung hình phạt của Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của tội danh này. Vì thế việc trừng trị những người đã có hành vi phạm tội chưa đủ sức răn đe. Do đó, mức phạt cần nâng lên cao nhất tới tù chung thân, tử hình mới hợp lý.

 

3/ Đâu là giải pháp cho doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thương hiệu?

Trả lời:

Thương hiệu của doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, tạo cơ hội cho doanh nghiệp thâm nhập, chiếm lĩnh, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng một thương hiệu mạnh, làm thế nào để phát triển, bảo vệ thương hiệu của công ty thì không phải công ty Việt Nam nào cũng làm được.

Thứ nhất, lựa chọn mô hình thương hiệu hợp lý và hình thành chiến lược tổng thể cho xây dựng và phát triển thương hiệu: để xây dựng thương hiệu, trước hết các doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một mô hình thương hiệu hợp lý, phù hợp với chủng loại hàng hóa kinh doanh và điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp về tài chính, nhân lực, thị trường. Từ đó xây dựng chiến lược tổng thể xây dựng và phát triển thương hiệu. Với từng doanh nghiệp cụ thể sẽ cần những chiến lược phù hợp khác nhau tùy theo lĩnh vực hoạt động cũng như bối cảnh cạnh tranh với các đối thủ

Thứ hai, tiến hành ngay việc đăng ký nhãn hiệu cả trong nước và quốc tế: Theo quy định của pháp luật sở hữu công nghiệp Việt Nam, trong số những người cùng nộp đơn cho cùng một nhãn hiệu, quyền bảo hộ được dành cho người nộp đơn sớm nhất. Điều đó có nghĩa là chỉ có đơn đăng ký được nộp sớm nhất tại Cục Sở hữu trí tuệ là được bảo hộ. Vì vậy, để giữ nhãn hiệu của mình không bị “đánh cắp” cần đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt.

Thứ ba, thuê tư vấn đối với việc xây dựng thương hiệu hay kiểu dáng sở hữu công nghiệp nhằm giảm thiểu những rủi ro do tranh chấp sau này. Một điều dễ nhận thấy kinh phí bỏ ra để thuê dịch vụ tư vấn thiết kế, đăng ký nhãn hiệu bao giờ cũng rẻ hơn rất nhiều so với chi phí mà doanh nghiệp tự bỏ ra để làm xét về mặt tài chính, thời gian, công sức, cơ hội kinh doanh… đó là chưa kể đến chi phí thue luật sư trong trường hợp tranh chấp có thể phát sinh về sau.

Dưới đây là video giới thiệu về Công ty Luật TNHH SB LAW. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Hành vi đua xe trái phép dẫn đến chết người sẽ bị xử lý ra sao?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời trên Truyền hình quốc hội trong Chương trình Hiểu Đúng – Làm Đúng về hành vi đua xe trái phép dẫn đến chết người. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tình huống:  Anh Thắng với anh Tài và anh Trọng thường xuyên tụ tập rủ rê nhau đi đua xe, trong 1 lần đua xe, anh Thắng với anh Tài đã đâm vào 1 người đi đường khiến người đó tử vong tại chỗ. Anh Trọng lo lắng đã cùng chị Thu là bạn của cả nhóm tìm đến luật sư xin tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Xét hành vi của anh Thắng và anh Tài: Đua xe trái phép đâm vào 1 người đi đường khiến người đó tử vong tại chỗ.

Với hành vi này anh Thắng và anh Tài có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể:

Điều 266. Tội đua xe trái phép

1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

e) Tham gia cá cược;

g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;

h) Tại nơi tập trung đông dân cư;

i) Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.

Như vậy, anh Thắng và anh Tài có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trên, với mức phạt cụ thể là bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

 

Tài trợ khủng bố bị xử lý ra sao?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời trên Truyền hình Quốc hội trong Chương trình Hiểu Đúng – Làm Đúng về hành vi tài trợ khủng bố. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tình huống: Anh Thắng với anh Trọng từng có thời gian gắn bó khi còn nghèo khó, sau này anh Thắng giàu có đã giúp đỡ anh Trọng rất nhiều về tiền bạc. Tuy nhiên, sau khi anh Trọng bị phát hiện là một thành phần thuộc đội khủng bố, anh Thắng đã rất lo sợ về sự liên đới của mình nên gặp gỡ luật sư xin tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Điều 300 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về Tội tài trợ khủng bố như sau:

“Điều 300. Tội tài trợ khủng bố

1. Người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

2. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

Như vậy, tội tài trợ khủng bố bao gồm các dấu hiệu cơ bản sau đây:

1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Tội tài trợ khủng bố chỉ quy định một cấu thành có khung hình phạt từ năm năm đến mười năm tù, là tội phạm rất nghiêm trọng, nên người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

2. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách thể của tội phạm

Cũng tương tự như đối với tội khủng bố, khách thể loại của tội tài trợ khủng bố là an toàn công cộng và trật tự công cộng, còn khách thể trực tiếp có thể là tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền tự do thân thể và tinh thần của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đối tượng tác động của tội phạm này là tiền hoặc tài sản mà người phạm tội tài trợ cho tổ chức, cá nhân khủng bố; thông qua những đồng tiền hoặc tài sản mà người phạm tội tài trợ cho tổ chức, cá nhân khủng bố mà xâm phạm đến an toàn công cộng và trật tự công cộng hoặc gián tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền tự do thân thể và tinh thần của cơ quan, tổ chức, cá nhân con người và tài sản.

3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm

a) Hành vi khách quan

Người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau đây:

– Huy động tiền hoặc tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố.

– Huy động là vận động, quyên góp người khác để những người này nộp tiền hoặc tài sản của họ cho mình, rồi chuyển số tiền hoặc tài sản đó cho tổ chức hoặc cá nhân khủng bố.

– Người được huy động có thể là người biết mục đích của người phạm tội, nhưng cũng có thể không biết mục đích của người phạm tội. Nếu người được huy động biết mục đích của người phạm tội là để chuyền tiền hoặc tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố thì tùy trường hợp họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tài trợ khủng bố hoặc tội khủng bố với vai trò đồng phạm.

– Hỗ trợ tiền hoặc tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố

Hỗ trợ tiền hoặc tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố là trường hợp biết có tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi khủng bố bên đã dùng tiền hoặc tài sản của chính mình cung cấp cho tổ chức, cá nhân để những người này thực hiện việc khủng bố.

Nếu một người có tiền hoặc tài sản muốn tài trợ cho tổ chức hoặc cá nhân khủng bố nhưng lại thông qua người khác chứ không trực tiếp chuyển tiền hoặc tài sản cho tổ chức hoặc cá nhân khủng bố thì là đồng phạm với người phạm tội tài trợ khủng bố.

4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội tài trợ khủng bố thực hiện các hành vi khách quan là do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi cung cấp tiền hoặc tài sản cho tổ chức hoặc cá nhân là để tổ chức hoặc cá nhân này thực hiện hành vi khủng bố, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra.

Mục đích của người phạm tội là nhằm giúp đỡ cho tổ chức hoặc cá nhân khủng bố để tổ chức hoặc cá nhân này có điều kiện thuân lợi để thực hiện hành vi khủng bố.

Cũng như đối với tội khủng bố, việc xác định mục đích của người phạm tội là khó. Tuy nhiên, căn cứ vào mối quan hệ giữa người phạm tội tài trợ khủng bố với tổ chức hoặc cá nhân khủng bố; mối quan hệ giữa người phạm tội với người bị hại hoặc với cơ quan, tổ chức bị xâm phạm để xác định mục đích của người phạm tội.

Xét trong trường hợp này, anh Thắng với anh Trọng từng có thời gian gắn bó khi còn nghèo khó, sau này anh Thắng giàu có đã giúp đỡ anh Trọng rất nhiều về tiền bạc:

  • Nếu anh Thắng biết anh Trọng là một thành phần thuộc đội khủng bố mà anh Thắng vẫn dùng tiền hoặc tài sản của chính mình cung cấp cho anh Trọng để người này thực hiện việc khủng bố thì anh Thắng sẽ bị truy cứu TNHS về Tội tài trợ khủng bố.
  • Nếu anh Thắng không hề biết anh Trọng là một thành phần thuộc đội khủng bố, vẫn nghĩ là giúp đỡ anh Trọng đơn thuần, đến khi anh Trọng bị phát hiện, anh Thắng mới biết thì anh Thắng sẽ không phải chịu trách nhiệm.

Phát tán virus lên trên mạng internet, bị xử lý thế nào?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời trên Truyền hình quốc hội trong Chương trình Hiểu Đúng – Làm Đúng vềtội phát tán virus gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tình huống: Anh Tài với anh Trọng sau một thời gian nghiên học hành, mày mò, nghiên cứu về mạng internet đã quyết định trở thành hacker mũ đen, chuyên phát tán virut lên trên mạng internet. Sau 1 thời gian hoạt động, 2 anh đã bị lực lượng điều tra phát hiện và bắt giữ, người nhà 2 anh đã đến luật sư xin tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Điều 4 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 định nghĩa: “Virus máy tính là chương trình máy tính có khả năng lây lan, gây ra hoạt động không bình thường cho thiết bị số hoặc sao chép, sửa đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trong thiết bị số”. Điều 71 Luật Công nghệ thông tin nêu rõ, các cá nhân, tổ chức không được tạo ra, cài đặt, phát tán virus máy tính, phần mềm gây hại vào thiết bị số của người khác để thực hiện một trong những hành vi như: Thay đổi các tham số cài đặt của thiết bị số; thu thập thông tin của người khác; xóa bỏ, làm mất tác dụng của các phần mềm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin được cài đặt trên thiết bị số; ngăn chặn khả năng của người sử dụng xóa bỏ hoặc hạn chế sử dụng những phần mềm không cần thiết; chiếm đoạt quyền điều khiển thiết bị số; thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số; và các hành vi khác xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng.

Nếu có hành vi phát tán virus máy tính, hoặc phần mềm gây hại, hoặc đoạn mã gây hại, để thực hiện một trong những hành vi nêu trên, chủ thể có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt 40 – 50 triệu đồng theo quy định tại Khoản 4 Điều 54 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, cụ thể:
“4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phát tán chương trình vi rút máy tính hoặc phần mềm gây hại hoặc đoạn mã gây hại để thực hiện một trong những hành vi quy định tại Điều 71 của Luật công nghệ thông tin.

………………..

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này”.

Trong trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn, chủ thể vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cấu thành Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử quy định tại Điều 286 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):

1. Người nào cố ý phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

c) Làm lây nhiễm từ 50 phương tiện điện tử đến dưới 200 phương tiện điện tử hoặc hệ thống thông tin có từ 50 người sử dụng đến dưới 200 người sử dụng;

d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

d) Làm lây nhiễm từ 200 phương tiện điện tử đến dưới 500 phương tiện điện tử hoặc hệ thống thông tin có từ 200 người sử dụng đến dưới 500 người sử dụng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;

b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;

c) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên;

đ) Làm lây nhiễm 500 phương tiện điện tử trở lên hoặc hệ thống thông tin có từ 500 người sử dụng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tùy theo mức độ hành vi của anh Trọng và anh Tài mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo những quy định trên.

Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất thừa kế

Câu hỏi: Hiện gia đình tôi có mảnh đất 800m2, diện tích đất thổ cư là 300m2 có nhà đang ở đứng tên cả bố và mẹ tôi, đã sinh sống được 20 năm. Mẹ tôi đã mất nay bố tôi muốn chia cho 2 anh em tôi 2 phần và một phần còn lại bố tôi ở. Chúng tôi muốn chuyển đổi phần đất được thừa kế sang thổ cư để xây nhà ở riêng. Vậy xin hỏi thủ tục thực hiện như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn có 800m2 đất gồm 300m2 đất thổ cư đứng tên cả bố và mẹ bạn đã sinh sống được 20 năm, nay mẹ bạn đã mất, bố bạn muốn chia cho 2 anh em bạn 2 phần và một phần còn lại để ở.

Theo quy định của pháp luật, khi mẹ bạn mất, ½ tài sản của mẹ bạn trong khối tài sản chung sẽ được chia di sản thừa kế, theo ý của bố bạn thì cả 800m2 đất sẽ chia 3 phần, 2 anh em bạn mỗi người một phần, còn lại bố bạn một phần. Nếu bố bạn và cả 2 anh em đều đồng ý về vấn đề này thì làm thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định của Luật Công chứng 2014, theo đó, những người thừa kế nộp hồ sơ yêu cầu tại tổ chức hành nghề công chứng, gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Giấy chứng.

+ Giấy tờ nhân thân của những người thừa kế theo pháp luật.

+ Các giấy tờ khác có liên quan kèm theo.

Sau khi thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế, nếu có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn có mảnh đất 600m2, nhưng trong đó chỉ có 200m2 đất thổ cư, tuy nhiên, bạn không nói rõ phần đất còn lại là loại đất gì, nên việc xác định chuyển mục đich sử dụng đất thực hiện như sau:

-Nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tai Điều 57 Luật Đất đai 2013 thì phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền:

+ Chuyển mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

+  Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

+ Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất sang loại đất sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

+ Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

+ Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp được giao có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

+ Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

+ Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng nhằm mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Hồ sơ chuyển mục đích gồm:

+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất

+ Giấy chứng nhận

Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho phép chuyển mục đích chuyển sử dụng đất là không quá 15 ngày.

Nếu thuộc một trong hai trường hợp sau quy định tại Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT

+ Chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất trồng cây hàng năm sang đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, các loại động vật được phép luật khác cho phép.

+ Chuyển từ đất thổ cư sang mục đích đất phi nông nghiệp không phải làm đất ở.

Trong trường hợp này, người sử dụng đất nộp hồ sơ đăng ký biến động gồm:

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK

+ Giấy chứng nhận

Hồ sơ nộp tại phòng Tài nguyên môi trường.

Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác minh trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có) và trao Giấy chứng nhận.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã có phần trao đổi về Những điểm mới của chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự trong chương trình Bạn và pháp luật, kênh VOV1, Đài tiếng nói Việt Nam. Mời Quý vị xem nội dung tại đây:

Hồ sơ đề nghị tha tù trước hạn có điều kiện

Câu hỏi: Tôi là Hòa. Tôi muốn hỏi trường hợp đề nghị xem xét tha tù trước hạn có điều kiện thì hồ sơ gồm những giấy tờ, tài liệu gì, do Trại giam nơi phạm nhân thụ án hay gia đình phạm nhân đề nghị?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 368 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Trại giam; Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Trên cơ sở đó, Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/02/2018 quy định phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện (có hiệu lực kể từ ngày 28/3/2018) đã cụ thể hóa về hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Theo đó, hồ sơ này bao gồm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 368 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể là:

– Đơn xin tha tù trước thời hạn có điều kiện của phạm nhân kèm theo cam kết không vi phạm pháp luật, các nghĩa vụ phải chấp hành khi được tha tù trước thời hạn;

– Bản sao bản án, Quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; Quyết định thi hành án;

– Tài liệu thể hiện phạm nhân có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt là các Quyết định hoặc bản sao Quyết định xếp loại chấp hành án phạt tù;

– Bản sao Quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

– Văn bản, tài liệu thể hiện việc chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nộp án phí, như là: Các biên lai, hóa đơn, chứng từ, Quyết định miễn hình phạt tiền, miễn nộp án phí của Tòa án, Quyết định đình chỉ thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, văn bản thỏa thuận của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại về việc không phải thi hành khoản nghĩa vụ dân sự theo bản án, Quyết định của Tòa án được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc đó xác nhận hoặc các văn bản, tài liệu khác thể hiện việc này;

– Tài liệu để xác định thời gian thực tế đã chấp hành án phạt tù là bản án, Quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, Quyết định thi hành án.

Cần lưu ý rằng, mốc thời gian để xác định thời gian thực tế đã chấp hành án phạt tù được tính đến ngày họp Hội đồng xét, đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện của trại giam, trại tạm giam, ngày họp xét, đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện của Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để xét, đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân;

– Đối với trường hợp người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đang chấp hành án phạt tù dưới 18 tuổi thì phải có một trong các tài liệu chứng minh sau:

+ Tài liệu chứng minh người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. Trường hợp có thân nhân là người có công với cách mạng phải có giấy xác nhận hoặc bản sao giấy tờ chứng minh có thân nhân là người có công với cách mạng được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc đơn vị nơi người đó đã công tác, học tập xác nhận. Trường hợp là con nuôi hợp pháp của người có công với cách mạng thì phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trước thời điểm người đó phạm tội;

+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản trích sao phần bản án để xác định phạm nhân là người đủ 70 tuổi trở lên;

+ Giấy xác nhận khuyết tật để xác định phạm nhân là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng (theo quy định của pháp luật về người khuyết tật);

+ Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh để xác định nữ phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi;

+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản trích sao phần bản án để xác định phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù dưới 18 tuổi;

– Văn bản đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện của trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.

Video giới thiệu về luật sư Nguyễn Thanh Hà chủ tịch công ty Luật SBLaw. Trong video luật sư Nguyễn Thanh Hà chia sẻ về kinh nghiệm hành nghề luật sư và quản trị công ty luật tại Việt Nam, cách thức chăm sóc khách hàng trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư nước ngoài và sở hữu trí tuệ:

Cho bạn mượn sổ đỏ để cầm cố vay tiền nay muốn đòi lại thì phải làm gì?

Câu hỏi: Tôi là Biên, ở Phú Thọ. Tôi có cho anh X mượn sổ đỏ của bố tôi để đi vay tiền làm ăn. Anh X hứa 20 ngày sau trả lại. Đến nay anh X không trả được nợ? Tôi làm thế nào lấy lại sổ đỏ?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trong trường hợp này bạn phải làm rõ xem bạn cho mượn bìa đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có ký kết hoặc thực hiện biện pháp đảm bảo cho hợp đồng vay không (phải có giấy ủy quyền của bố bạn nêu rõ phạm vi ủy quyền).

Thứ nhất, nếu xét trường hợp của bạn thuộc trường hợp bảo lãnh cho hợp đồng vay có thời hạn 1 tháng có văn bản đầy đủ về việc bảo lãnh thì căn cứ vào:

Điều 343. Chấm dứt bảo lãnh 

Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.

2. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

3. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

4. Theo thỏa thuận của các bên.

Điều 339. Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

2. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.

3. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

Như vậy, hết thời hạn 1 tháng theo thỏa thuận thì bên cho vay không được yêu cầu bên bạn trả tiền (xử lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thanh toán) khi chưa đến hạn trả tiền theo hợp đồng vay, thì bạn được lấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về theo thỏa thuận về thời hạn bảo lãnh là 1 tháng.

Thứ hai, nếu bạn cho mượn bìa đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ) để cầm cố, thế chấp ở hiệu cầm đồ (phải có giấy ủy quyền của bố bạn). Thì trong trường hợp này theo quy định:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Điều 29. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm:

1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.

2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.

3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.

4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.

5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.

6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.

7. Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.

Nếu bên cầm đồ không có văn bản ủy quyền hợp lệ của bố bạn, hoặc không thỏa mãn các điều kiện tại Điều 188 Luật đất đai 2013 thì giao dịch giữa bên cầm đồ và bạn của bạn sẽ vô hiệu. Bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu các bên có nghĩa vụ trao trả cho nhau những gì đã nhận để lấy lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong chuyên mục Bạn và pháp luật kênh VOV1 – Đài tiếng nói Việt Nam, luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW có trao đổi với khán thính giả về chủ đề nguyên nhân tranh chấp đất đai trong cộng đồng dân cư. Mời các bạn đón nghe tại đây:

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Câu hỏi: Tôi là Lâm. Bên tôi đang có dự định thành lập 1 công ty lữ hành nội địa. Qúy công ty cho tôi hỏi: Bên tôi phải đáp ứng những điều kiện để thành lập công ty trên? Thủ tục ra sao?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:

Từ ngày 01/01/2018, điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có một số thay đổi so với điều kiện cũ. Luật du lịch năm 2017 có quy định mới và đã bỏ một số điều kiện của quy định cũ. Cụ thể, cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
  • Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hang (100 triệu đồng);
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Thứ hai, về quy trình thành lập công ty lữ hành nội địa:

Bước 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Cá nhân, tổ chức không thể tự mình kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa mà phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Quy trình thành lập công ty lữ hành nội địa được tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 3: Khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu.
  • Bước 4: Hoàn thành các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong phần ngành nghề kinh doanh công ty bắt buộc phải có ngành nghề kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Bước 2: Ký quỹ tại ngân hàng thương mại

Ký quỹ tại ngân hàng thương mại là một điều kiện bắt buộc để công ty lữ hành nội địa được cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Mức ký quỹ đối với công ty kinh doanh lữ hành nội địa là 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng).

Tiền ký quỹ được sử dụng để bồi thường cho khách du lịch trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng đối với khách du lịch; giải quyết các rủi ro đối với khách du lịch trong trường hợp không mua bảo hiểm du lịch.

Bước 3: Xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Để một công ty được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trên thực tế thì công ty phải được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Theo quy định tại Luật Du lịch năm 2017, Công ty lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữu hành nội địa tới cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi công ty có trụ sở. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong chương trình Luật sư doanh nghiệp của kênh VITV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, luật sư điều hành của S&B Law sẽ trả lời biên tập viên Thành Phương về các vấn đề xoay quanh việc thành lập doanh nghiêp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam: