Muốn hợp nhất hai mảnh đất với nhau thì phải làm thủ tục gì?

Câu hỏi: Tôi muốn hợp nhất mảnh đất vừa mua với lô đất cũ để thành một lô vuông vắn và ghi thêm diện tích này vào sổ đỏ. Mảnh đất tôi mới mua có tổng diện tích 1.000m2, trong đó 700m2 đã có sổ đỏ, còn 300m2 thì chưa. Chủ đất nói 300m2 này do các cụ ngày xưa mua bán miệng. Trước khi bán cho tôi, chủ đất vẫn sử dụng để trồng rau mà không có tranh chấp. Giờ đã mua tại toàn bộ, tôi muốn làm thủ tục để đưa phần đất hoa màu vào sổ đỏ hiện tại có được không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 99 Luật Đất đai năm 2013 có quy định cụ thể như sau:

Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013.

b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất”.

Theo các thông tin bạn cung cấp, nếu chủ đất còn giữ các giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định Điều 101 Luật đất đai 2013, bạn có thể đề nghị cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất 300m2 đất còn lại; đồng thời làm các thủ tục hợp thửa đất được quy định tại Điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Trình tự thủ tục hợp thửa đất gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị đến Văn phòng đăng kí đất đai thuộc UBND cấp Huyện. Hồ sơ bao gồm:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp.

– Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện đo đạc địa chính, lập hồ sơ gửi cơ quan có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời tiến hành chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Văn phòng đăng kí đất đai hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Tuy nhiên, trước khi đăng ký làm các thủ tục hợp thửa đất bạn cần chú ý các điều kiện sau:

1. Hai mảnh đất có cùng mục đích sử dụng đất hay không? Nếu không thì bạn phải thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 57 Luật đất đai 2013.

2. Diện tích hợp thửa có vượt hạn mức đất đã quy định hay không? Hạn mức đất là diện tích tối đa cho người sử dụng đất được hưởng các quyền lợi hoặc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định. Ngoài hạn mức đó, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm theo quy định. Hạn mức đất sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Trách nhiệm đối với khoản nợ trong hoạt động kinh doanh

Câu hỏi: X, Y, Z là 3 cá nhân cùng góp vốn thành lập 1 pháp nhân có vốn điều lệ là 4 tỷ đồng trong đó X, Y cùng góp 1 tỷ đồng và Z góp 2 tỷ đồng. Sau 1 thời gian hoạt động số tiền của pháp nhân chỉ còn lại 2 tỷ trong khi nợ phải trả là 6 tỷ đồng. Trong trường hợp này 3 người kia phải giải quyết như thế nào??

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trong trường hợp này bạn chỉ đưa ra thông tin là X, Y, Z thành lập một pháp nhân và không hề nêu rõ là pháp nhân đó tồn tại theo loại hình doanh nghiệp nào. Việc xác định pháp nhân đó tồn tại dưới loại hình doanh nghiệp nào đóng một vai trò quan trọng để xác định trách nhiệm mỗi các nhân đối với số nợ 6 tỷ đồng của doanh nghiệp. Như vậy, để xác định được một cách chính xác trách nhiệm của từng thành viên đối với doanh nghiệp như thế nào thì chúng ta sẽ phải chia ra thành từng trường hợp khác nhau.

Thứ nhất, trong trường hợp pháp nhân đó tồn tại dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp năm 2014 nghĩa vụ của thành viên có quy định:

Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 48 của Luật này”.

Theo thông tin bạn cung cấp thì X, Y cùng góp 1 tỷ còn Z góp 2 tỷ, theo quy định nêu trên thì các thành viên đều phải chịu trách nhiệm các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi vốn đã góp. Như vậy tương ứng với số nợ đã góp thì X, Y, Z sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tỉ lệ số vốn của từng người góp vào công ty.

Thứ hai, trong trường hợp pháp nhân đó tồn tại dưới dạng công ty cổ phần:

Quy định về nghĩa vụ cổ đông tại Điều 110 Luật Doanh nghiệp năm 2014 về công ty cổ phần: Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Như vậy, cũng giống như đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì các cổ đông có trách nhiệm với công ty trong phạm vi vốn đã góp.

Thứ ba, trong trường hợp pháp nhân đó tồn tại dưới hình thức công ty hợp danh:

Điều 172 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định:

“Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty”.

 Khác với hai loại hình doanh nghiệp trên thì thành viên công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình nghĩa là ngoài phạm vi số vốn đã góp thì các thành viên của công ty còn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng số tài sản của mình. Trong trường hợp này số vón góp được của X, Y, Z là 4 tỷ (chỉ còn 2 tỷ) nhưng số nợ lên đến 6 tỷ nghĩa là 4 tỷ còn lại X, Y, Z liên đới cùng nhau thực hiện nghĩa vụ của mình với công ty bằng tài sản riêng của mỗi người.

Trong tiểu mục Hiểu đúng làm đúng của truyền hình quốc hội, luật sư Nguyễn Thanh Hà có phần tư vấn cho doanh nghiệp khởi nghiệp về vấn đề hợp đồng. Mời Quý vị đón xem tại đây:

Tư vấn điều kiện đầu tư dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Câu hỏi: Tôi là Hương. Tôi có một người bạn người Hàn Quốc. Nay bạn tôi muốn đầu tư vào dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng tại Việt Nam. Xin hỏi: Bạn tôi phải đáp ứng những điều kiện gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, theo quy định tại WTO, FTAs, AFAS

Theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia thì điều kiện kinh doanh dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:

1. Phạm vi áp dụng

– Thư điện tử (CPC 7523 **)

-Thư thoại (CPC 7523 **)

-Thông tin trực tuyến và truy cập lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu (CPC 7523**)

-Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) (CPC 7523**)

-Các dịch vụ facsimile gia tăng giá trị, bao gồm lưu trữ và chuyển, lưu trữ và khôi phục (CPC 7523**)

-Chuyển đổi mã và giao thức

-Thông tin trực tuyến và xử lý dữ liệu (bao gồm xử lý giao dịch) (CPC 843**)

-Dịch vụ truy cập internet (IAS).

-Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế

-Dịch vụ không có hạ tầng mạng: không vượt quá 65%. Đối với nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia là thành viên ASEAN, tỷ lệ này là 70%.

-Dịch vụ có hạ tầng mạng: không vượt quá 50%.

2. Hình thức đầu tư: liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh.

3. Đối tác Việt Nam tham gia đầu tư: nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam đối với tổ chức kinh tế cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng.

4. Điều kiện khác: 51% là nắm quyền kiểm soát trong việc quản lý tổ chức kinh tế cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng.

Trong ngành viễn thông, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn những điều kiện họ đang được hưởng.

Thứ hai, theo quy định của pháp luật Việt Nam

Pháp luật Việt Nam quy định Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:

-Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. Riêng đối với dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, đối tác Việt Nam phải là doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.

-Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

Hộ kinh doanh muốn kinh doanh thiết bị, dụng cụ y tế phải đáp ứng điều kiện gì?

Câu hỏi: Mình là Liễu, ở Hòa Bình. Hiện mình dự định mở cửa hàng nhỏ (quy mô hộ kinh doanh) buôn bán dụng cụ y tế như: kim tiêm, dây truyền dịch, dao mổ, bông, cồn y tế, máy đo huyết áp … Tuy nhiên, mình chỉ có bằng trung cấp dược thôi vậy có được mở cửa hàng bán dụng cụ y tế không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo Điều 2 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP thì trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:

– Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;

– Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;

– Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;

– Kiểm soát sự thụ thai;

– Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy trình xét nghiệm;

– Vận chuyển chuyên dụng hoặc sử dụng phục vụ cho hoạt động y tế;

– Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.

Đồng thời, Điều 17 Nghị định 36/2016/NĐ-CP quy định Điều kiện lưu hành đối với trang thiết bị y tế như sau:

“Điều 17. Điều kiện lưu hành đối với trang thiết bị y tế

1. Trang thiết bị y tế khi lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đã có số lưu hành còn hạn hoặc đã được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này;

b) Có nhãn hoặc có kèm theo nhãn phụ với đầy đủ các thông tin theo quy định tại Điều 54 Nghị định này;

c) Có tài liệu kỹ thuật để phục vụ việc sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị y tế, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế;

d) Có thông tin về hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt;

đ) Có thông tin về cơ sở bảo hành, điều kiện và thời gian bảo hành, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế.

2. Trường hợp thông tin theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này không kèm theo trang thiết bị y tế thì phải cung cấp dưới hình thức thông tin điện tử và phải thể hiện rõ hướng dẫn tra cứu thông tin trên nhãn trang thiết bị y tế”.

Hiện tại, pháp luật chỉ quy định điều kiện về nhân sự của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế chứ chưa có quy định điều kiện về bằng cấp, chuyên môn để kinh doanh, buôn bán dụng cụ, thiết bị y tế. Do đó, khi trang thiết bị y tế đủ các điều kiện trên thì sẽ được lưu hành trên thị trường.

Luật doanh nghiệp 2014 có quy định mới trong trường hợp cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài cụ thể như thế nào luật sư Nguyễn Thanh Hà sẽ giải đáp trong video:

Tư vấn thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở chính cho Công ty TNHH

Câu hỏi: Tôi là Hùng, ở Hà Nội. Tôi đang làm trong 1 công ty TNHH 2 thành viên, nay công ty tôi muốn thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ Quận Long Biên sang Quận Thanh Xuân. Xin hỏi: Bên tôi phải làm thủ tục gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, thông báo thay đổi địa chỉ tới cơ quan thuế: Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định thủ tục như sau:

Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh

– Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi:

+ Đối với doanh nghiệp, hồ sơ gồm: Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hồ sơ gồm:

(i) Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;

(ii) Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp theo địa chỉ mới.

Như vậy, với thủ tục ở cơ quan thuế, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục nộp mẫu 08 – MST lên chi cục thuế đang quản lý. Sau đó, doanh nghiệp liên hệ bộ phận ấn chỉ để xử lý hóa đơn. Doanh nghiệp có thể lựa chọn tiếp tục sử dụng hóa đơn hoặc hủy hóa đơn, phát hành mới.

Thứ hai, thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi trên phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư: Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 78/2015/ND-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định:

Điều 40. Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp

1. Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.

2. Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

b) Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;

c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

Khi nhận Giấy đề nghị, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Như vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);

– Biên bản họp và quyết định họp Hội đồng thành viên công ty thông qua nội dung thay đổi địa chỉ trụ sở;

– Giấy ủy quyền và bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân của người đựơc ủy quyền (Nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp đi nộp hồ sơ)

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ nộp lên Sở kế hoạch đầu tư, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo trong 03 ngày làm việc.

Hiện nay, ở một số tỉnh thành đang áp dụng hình thức nộp hồ sơ qua mạng, doanh nghiệp cần có tài khỏan đăng ký nộp qua mạng và thực hiện nộp qua mạng trước. Khi nào có thông báo hợp lệ qua mạng, doanh nghiệp mới trực tiếp đi nộp bản cứng hồ sơ tại bộ phận một cửa Sở kế hoạch đầu tư.

Đây là thủ tục áp dụng với doanh nghiệp chịu sự quản lý của chi cục thuế. Nếu doanh nghiệp chịu sự quản lý của Cục thuế tỉnh/ thành phố thì khi thay đổi địa chỉ trụ sở khác quận, không cần làm thủ tục với cơ quan thuế, chỉ cần làm thủ tục với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư.

Dưới đây là video Hội thảo pháp lý cho doanh nghiệp Start up của SBLAW. Mời quý vị đón xem:

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5

  1. Tăng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kế toán

Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định số 41/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là:

– 50.000.000 đồng đối với cá nhân (tăng 20.000.000 đồng);

– 100.000.000 đồng đối với tổ chức (tăng 40.000.000 đồng).

Xem chi tiết mức xử phạt đối với từng hành vi tại Chương II Nghị định này, trong đó:

– Mức phạt tiền quy định tại Khoản 1 Điều 7; 8; 9; 10; 11; 13; 14; 15; 16; 17; 19; Khoản 1, 3 Điều 21; 22; Điều 23; 24; 26; 33; 34; Khoản 1, 3 Điều 36; Khoản 1 Điều 38; Khoản 2, 3 Điều 39; Khoản 1, 2 Điều 48; Khoản 1 Điều 57; Khoản 1, 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
– Trừ các trường hợp trên, mức phạt tiền quy định tại Chương này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.

Nghị định số 41/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/5/2018 và thay thế Nghị định số 105/2013/NĐ-CP.

2. Tự gây thiệt hại để nhận tiền bảo hiểm bị phạt 100 triệu

Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi ngày 21/3/2018 bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Hành vi thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật; tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật quy định khác; giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm… mà số tiền chiếm đoạt dưới 20 triệu đồng, hoặc gây thiệt hại dưới 50 triệu đồng hoặc chưa đến mức bị truy cứu hình sự, sẽ bị xử phạt 90-100 triệu đồng.

Hành vi ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức sẽ bị phạt 40-50 triệu đồng. Riêng, hành vi triển khai các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trước khi được Bộ Tài chính phê chuẩn sẽ chịu mức phạt cao hơn trước rất nhiều, là 60-70 triệu đồng, thay vì chỉ từ 10-20 triệu đồng như trước.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/5/2018.

3.   Cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Quyết định 18/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng hướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

Theo đó, các khoản cho vay được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất khi đáp ứng đủ các điều kiện: Đã ký hợp đồng tín dụng và đã được giải ngân vốn vay tại các tổ chức tín dụng; đúng đối tượng và khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích; là khoản cho vay trong hạn tại thời điểm cấp bù chênh lệch lãi suất.

Mức chênh lệch lãi suất được ngân sách Nhà nước cấp bù cho các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo chương trình nhà ở là 3%, áp dụng giai đoạn 2016-2020.

Thời gian được cấp bù chênh lệch lãi suất bằng thời gian các khoản cho vay đối với khách hàng vay vốn được quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 20/5/2018, áp dụng cho các khoản giản ngân vốn vay từ ngày 10/12/2015.

4.  Khách sạn 5 sao phải nộp 3,5 triệu đồng phí thẩm định

Theo Thông tư 34/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, mức thu phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với hạng 1 sao, 2 sao là 1,5 triệu đồng/hồ sơ; đối với hạng 3 sao là 2 triệu đồng/hồ sơ và đối với hạng 4 sao, 5 sao mức phí này là 3,5 triệu đồng/hồ sơ.

Mức phí thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch là 1 triệu đồng/hồ sơ.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/5/2018.

5. Bổ sung các hành vi bị cấm đối với công ty bán hàng đa cấp

Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Theo đó, so với quy định hiện hành thì Nghị định 40 đã bổ sung thêm nhiều hành vi cấm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp như:

– Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số;

– Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;

– Chấp thuận đơn từ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyền lợi theo quy định của người tham gia bán hàng đa cấp;

– Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với các đối tượng không được phép;

– Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Ngoài ra, Nghị định cũng bỏ một số hành vi cấm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp như:

– Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;

– Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa cấp;…

Nghị định số 40/2018/NĐ-CP có hiệu lực ngày 02/5/2018 thay thế Nghị định số 42/2014/NĐ-CP.

6. Giảm giá cước kết nối cuộc gọi thoại giữa hai mạng di động từ 1/5/2018

Theo quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ ngày 1/5/2018, giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại giữa hai mạng di động sẽ là 400-440 đồng/phút thay vì 500-550 đồng/phút như hiện nay.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 48/2017/TT-BTTTT quy định giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại từ mạng viễn thông cố định mặt đất nội hạt vào mạng thông tin di động mặt đất toàn quốc và giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại giữa hai mạng thông tin di động mặt đất toàn quốc.

Về giá cước kết nối cuộc gọi giữa hai mạng thông tin di động mặt đất, theo quy định hiện hành tại Thông tư số 33/2009/TT-BTTTT là từ 500-550 đồng/phút, cụ thể: Trường hợp hai mạng di động kết nối trực tiếp với nhau, mạng di động khởi phát cuộc gọi trả mạng di động kết cuối cuộc gọi cước kết nối 500 đồng/phút đối với cuộc gọi kết cuối vào mạng di động của doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế và 550 đồng/phút đối với cuộc gọi kết cuối vào mạng di động của doanh nghiệp khác.

Nhưng quy định mới tại Thông tư 48, mức giá cước được giảm như sau: Mạng di động khởi phát cuộc gọi trả mạng di động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội giá cước kết nối là 400 đồng/phút.

Mạng di động khởi phát cuộc gọi trả mạng di động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty viễn thông MobiFone, Công ty cổ phần Viễn thông di động Vietnamobile, Công ty cổ phần Viễn thông di động Toàn cầu giá cước kết nối là 440 đồng/phút.

Giá cước kết nối này đã bao gồm phần giá cước kết nối trả cho doanh nghiệp khi phải kết nối gián tiếp qua mạng đường dài trong nước.

Giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại từ mạng nội hạt vào mạng di động bắt đầu từ ngày 1/5 được quy định như sau: Mạng nội hạt khởi phát cuộc gọi thoại trả mạng di động kết cuối cuộc gọi giá cước kết nối là 320 đồng/phút.

Thông tư cũng nêu rõ, các mức giá cước kết nối quy định tại Thông tư này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Các doanh nghiệp viễn thông liên quan phải thực hiện công khai thông tin về giá, niêm yết giá theo quy định tại Luật Viễn thông, Luật Giá và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Thông tư 48/2017/TT-BTTTT có hiệu lực thi hành từ 1/5/2018.

 

 

Khi hai vợ chồng ly hôn thì án phí phải nộp cho Tòa án là bao nhiêu?

Câu hỏi: Tôi là Lộc, ở Phú Thọ. Qúy công ty cho tôi hỏi: Án phí của Tòa án khi hai vợ chồng tôi ly hôn là bao nhiêu?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 5,6 và 7 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định như sau:

Điều 5. Tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án

1. Tạm ứng án phí gồm có tạm ứng án phí sơ thẩm và tạm ứng án phí phúc thẩm.

2. Tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự gồm có tạm ứng lệ phí sơ thẩm và tạm ứng lệ phí phúc thẩm đối với trường hợp được kháng cáo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Điều 6. Mức án phí, lệ phí Tòa án

1. Mức án phí, lệ phí Tòa án được quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết này.

2. Đối với vụ án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức án phí bằng 50% mức án phí quy định tại mục A Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Điều 7. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án

1. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hình sự bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.

2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.

3. Mức tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm bằng mức án phí hành chính sơ thẩm. Mức tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm bằng mức án phí hành chính phúc thẩm. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hành chính bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.

4. Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng án phí quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Mức tạm ứng lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự.

6. Mức tạm ứng lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự.

– Trong trường hợp này của bạn, bạn chưa nói rõ là bạn ly hôn trong trường hợp thuận tình hay là đơn phương.

+ Nếu là ly hôn thuận tình thì bạn sẽ phải nộp án phí sơ thẩm là: 300.000 đồng (cho cả quá trình ly hôn).

+ Nếu là ly hôn đơn phương thì sau khi nộp án phí 300.000 đồng, mà có tranh chấp về tài sản thì sẽ được tính theo danh mục sau:

DANH MỤC

ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016)

II             Án phí dân sự
1.1 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch 300.000 đồng
1.2 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch 3.000.000 đồng
1.3 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
e Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Tặng cho bất động sản nhưng chưa sang tên có đòi lại được không?

Câu hỏi: Ông X có 04 người con. Các con của ông đều trưởng thành, ra ở riêng và ông ở với người con út. Khi người con út cùng vợ đi làm ăn xa thì vợ chồng ông X được anh Y là cháu nội (con của người con cả) nuôi dưỡng. Khi người con út trở về thì họp gia đình ông X có nói cho anh Y 1 mảnh đất 160m2 trước sự chứng kiến và đồng ý của các người con vào năm 2000. 7 năm sau ông X mất, không để lại di chúc và chưa sang tên mảnh đất cho anh Y. Người con út lén đi sang tên tất cả giấy tờ đứng tên ông X sang tên mình trong đó có mảnh đất của ông X cho anh Y. Do những người con khác đều ra riêng và anh Y nghĩ đất của ông nội cho thì cứ ở nên không ai quan tâm đất đứng tên ai. Nay, sau khi giá đất tăng mạnh và cần tiền nên người con út đòi lại phần đất anh Y đang ở với lý do ngày xưa bố ông chỉ cho anh Y ở tạm và đất đang đứng tên ông là của ông. Yêu cầu anh Y sau 1 tháng cả nhà phải dời đi nơi khác nếu không sẽ kiện anh Y ra tòa. Anh Y có nhờ các chú và các cô làm chứng cho mình về việc ngày xưa ông nội cho anh Y mảnh đất nhưng không ai dám đứng ra làm chứng do sợ đứa em út có máu côn đồ của mình kể cả vợ ông X đang ở chung với người con út cũng không đứng về phía cháu. Xin hỏi: anh Y có thể lấy được mảnh đất mà ông nội đã cho mình hay không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 về người thừa kế theo pháp luật, thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền hưởng thừa kế bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Ông X mất đi không để lại di chúc nên di sản mà ông X để lại sẽ được chia theo pháp luật. Việc bạn nói người con út sau 7 năm khi ông X mất đã xin cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì điều này là không hợp lý. Bởi vì nếu muốn được xin cấp giấy chứng nhận thì chỉ khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

– Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có văn bản xin từ chối nhận di sản thừa kế. Trường hợp đã từ chối thì những người này sẽ mất quyền thừa kế, và người thừa kế duy nhất còn lại là người con út thì người này sẽ có quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do là người thừa kế duy nhất.

– Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thỏa thuận và đồng ý cho người con út đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này thì những người trong hàng thừa kế sẽ vẫn bảo lưu được quyền thừa kế, việc đứng tên một người thường nhằm mục tích tạo thuận lợi về mặt thủ tục nếu có nhu cầu chuyển nhượng, tặng cho…mảnh đất này.

Nếu không rơi vào hai trường hợp kể trên mà người con út vẫn xin cấp được giấy chứng nhận thì có thể là cấp giấy chứng nhận trái quy định của pháp luật. Nếu cấp sai quy định thì những người trong hàng thừa kế thứ nhất hoàn toàn có quyền khởi kiện vấn đề này ra Tòa án nhân dân yêu cầu thu hồi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, đồng thời yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật. Việc anh Y được ông X tặng cho mảnh đất bằng miệng và có sự đồng ý làm chứng của các con thì việc này không có phát sinh hiệu lực vì khi chuyển nhượng thì buộc phải lập thành văn bản, có công chứng và tại thời điểm tặng cho chưa sang tên thì hợp đồng tặng cho chưa hoàn thành.

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất?

Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất theo Luật đất đai năm 2013?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 66 Luật Đất đai năm 2013 quy định các cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất bao gồm:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

+ Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;

+ Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

+ Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

-. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Trong chuyên mục đối thoại nóng của bản tin địa ốc 24h, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã trao đổi về đất dịch vụ, nguyên nhân giao đất chậm và những giải pháp đặt ra:

Những nội dung cần có trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Câu hỏi: Mình là Ánh. Qúy công ty cho mình hỏi: Những nội dung cần có trong 1 bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Như vậy, so với định nghĩa hoạt động mua bán có yếu tố nước ngoài, pháp luật Việt Nam có những hạn chế nhất định đối với hoạt động này.

Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương (thư điện tử, tin nhắn dữ liệu, bản fax…)

Những nội dung cần có trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Thông tin các bên giao kết: tên của cá nhân/tổ chức; quốc tịch; địa chỉ; thông tin người đại diện pháp luật (của bên giao kết là tổ chức);

Các vấn đề liên quan đến hàng hóa và đối tượng mua bán của hợp đồng, bao gồm:

-Loại hàng hóa, số lượng, chất lượng;

-Cách thức vận chuyển hàng hóa;

-Thông tin về bên trung gian vận chuyển;

-Số đợt giao hàng hóa (nếu có)

-Thời gian, địa điểm giao, nhận hàng hóa;

-Bảo hành (nếu có).

Các vấn đề liên quan đến thanh toán:

-Giá cả, chi phí phát sinh hợp lý khác;

-Tổng giá trị hợp đồng;

-Phương thức thanh toán, thời gian thanh toán (có thể chia thành nhiều đợt và số tiền thanh toán tương ứng mỗi đợt);

-Mức phạt chậm thanh toán;

Các vấn đề khác liên quan đến hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng:

-Thời hiệu của hợp đồng;

-Quyền và nghĩa vụ của các bên;

-Các vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng;

-Phương thức giải quyết tranh chấp;

-Lựa chọn luật áp dụng (nếu có).

Trên đây là những nội dung cơ bản cần đáp ứng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ngoài ra, các bên có thể giao kết các điều khoản khác nhưng không được trái với pháp luật và các điều ước quốc tế.

Lưu ý: Về việc chọn luật áp dụng, các bên có thể chọn luật của quốc gia mà một trong các bên có quốc tịch hoặc được thành lập hợp pháp, hoặc lựa chọn luật của một quốc gia khác. Đối với các thương nhân là cá nhân, pháp nhân của các quốc gia đều là thành viên của Công ước quốc tế CISG về mua bán hàng hóa quốc tế, nếu không có điều khoản về việc chọn luật thì quy định của Công ước này sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp (nếu có).

Những ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Câu hỏi: Tôi là Lam. Qúy công ty cho tôi hỏi: Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, tính trung thẩm và hiệu lực của quyết định trọng tài đối với việc giải quyết tranh chấp.

Việc giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài thơng mại có ưu điểm nổi bật so với Tòa án ở chỗ nhanh gọn, kín đáo và phán quyết của trọng tài là có giá trị trung thẩm, tức là hiệu lực cuối cùng. Trong khi một vụ việc Tòa án phải xử khá là nhiều lần khiến mất thời gian, rắc rối thì trọng tài thương mại thì lại hết sức đơn gỉan và linh động. Tính trung thẩm của quyết định trọng tài không chỉ là bắt buộc đối với các bên đương sự mà nó còn khiến cho các bên không được chống án hay kháng cáo. Xét xử tại trọng tài cỉ có một cấp xét xử. Khi tuyên phán xong, ủy ban trọng tài hoàn thành nhiệm vụ và chấm dứt sự tồn tại của mình. Những ưu điểm này đặc biệt quan trọng đối với việc đầu tư thương mại. Chính những ưu điểm đó bảo đảm rằng các bên ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng tọng ài thì các nhà đầu tư sẽ giảm rủi ro cho bên nước ngoài khi quyết định tham gia đầu tư tại Việt Nam, tạo thuận lợi cho cả bên nước ngoài và bên Việt Nam thông qua việc giải quyết tranh chấp tại Việt Nam.

 Thứ hai, trọng tài thương mại là một cơ chế giải quyết tranh chấp bí mật.

Trọng tài thương mại là một tiến trình giải quyết tranh chấp có tính riêng biệt. Hầu hết pháp luật trọng tài của các nước đều thừa nhận nguyên tắc trọng tài xử kín, nếu các bên không quy định khác. Tính bí mật được thể hiện rõ ở nội dung tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kín, đáp ứng nhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại. Điều đó có ý nghĩa lớn trong điều kiện cạnh tranh. Đây là ưu điểm cho những doanh nghiệp không muốn các chi tiết trong vụ tranh chấp của mình được đem ra công khai, tiết lộ trước Tòa án và công chúng, đây là điều các doanh nghiệp luôn coi là tối kỵ trong kinh doanh của mình.

Thứ ba, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, nhanh chóng, linh hoạt cho các bên.

Khi Tòa án xét xử, các bên hoàn toàn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Tòa án về thủ tục, thời gian, địa điểm và cách thức xét xử,…được quy định tước đó. Trong khi đó, với trọng tài các bên thông thường được tự do chọn thủ tục, thời gian, địa điểm, phương thức giải quyết tranh chấp tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả nhất cho các bên trong khuôn khổ cho phép. Điều này giúp làm giảm chi phí, thời gian và tăng hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp.

Thứ năm, tiết kiệm thời gian.

Tính liên tục đặc biệt là trong kinh doanh quốc tế đòi hỏi các bên không thể lãng phí thời gian, điều này tòa án rất khó đáp ứng khi phải giải quyết nhiều tranh chấp cùng một lúc, gây ra dồn hồ sơ, chậm chễ giải quyết. Qiair quyết bằng Tòa án cho phép các bên được quyền kháng án cũng làm cho tiến độ bị kéo dài. Trong thực tế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường kéo dài tối đa là 6 tháng nhưng Tòa án phải đến hàng năm trời.

Thứ sáu, trọng tài cho phép các bên được sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia.

Ưu điểm này thể hiện quyền được lựa chọn trọng tài viên của các bên đương sự, điều này không tồn tại ở Tòa án. Các bên có thể chọn một hội đồng trọng tài dựa trên năng lực, sự hiểu biết vững vàng của họ về pháp luật thương mại, các lĩnh vực chuyên nghành có tính chuyên sâu.

Thứ bảy, tuy là giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, vốn là một tổ chức phi chính phủ, nhưng dượ hỗ trợ, bảo đảm về mặt pháp lý của Tòa án trên các mặt sau: xác định giá trị pháp lý của thảo thuận trọng tài, giải quyết khiếu nại về thẩm quyền của hội đồng trọng tài, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài, công nhận và thi hành quyết định trọng tài.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã trả lời phỏng vấn kênh VTC10, truyền hình NetViet về vấn đề giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Mời các bạn xem nội dung bài phỏng vấn tại đây:

Tư vấn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Câu hỏi: Tôi là Hạnh. Công ty tôi thành lập với hình thức là 100% vốn nước ngoài, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, tôi muốn quý công ty tư vấn giúp tôi thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

Theo quy định tại Điều 36 Luật Đầu tư năm 2014 thì các trường hợp cần phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm có:

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư.

Như thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn thuộc trường hợp là dự án đầu tư của nước ngoài nên cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

– Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định của pháp luật gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Điều 38 Luật Đầu tư năm 2014 quy định về thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì công ty bạn cần nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trong chương trình luật sư doanh nghiệp, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty luật SBLAW đã có bài trả lời phỏng vấn về bải bỏ Giấy phép con theo Luật đầu tư năm 2014. Mời quý vị đón xem tại đây: