Các tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình đầu tư vào Việt Nam

509

Câu hỏi: Tôi là nhà đầu tư nước ngoài (Mỹ). Xin hỏi: Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, có thể phát sinh những tranh chấp gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Tranh chấp với công ty mục tiêu: Thực tế, trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì hình thức mua cổ phần, mua phần vốn góp là phổ biến nhất do thời gian thực hiện thủ tục tương đối ngắn và đơn giản. Tuy nhiên, việc mua lại một công ty tại Việt Nam thì thường vướng vào một số quy định pháp lý như ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Khi mua lại một công ty tại đây, nhà đầu tư nên thẩm định pháp lý thật kỹ những vấn đề về điều kiện kinh doanh. Giả sử một công ty chưa có giấy phép con để hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc chưa đáp ứng các điều kiện hoạt động thì có khả năng họ sẽ che giấu các thông tin này.

Tranh chấp nội bộ nhà đầu tư: Trong quá trình đầu tư, sẽ dễ dàng có những tranh chấp phát sinh trong nội bộ nhà đầu tư như tranh chấp về tỷ lệ góp vốn, lựa chọn người đại diện theo pháp luật, bổ nhiệm các vị trí quản lý, … Để tránh tình trạng này, nhà đầu tư nên có sự chuẩn bị và thảo luận kỹ lưỡng trước khi quyết định hoặc ký kết các biên bản thỏa thuận nội bộ để tạo nền tảng thuận lợi cho hoạt động đầu tư.

Tranh chấp với đối tác: Khi hoạt động vào Việt Nam, công ty có vốn nước ngoài cũng cần thiết lập quan hệ kinh doanh và giao dịch với các đối tác ví dụ như: nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà cung cấp dịch vụ, … Cũng như bất cứ loại quan hệ nào khác, giữa các đối tác kinh doanh luôn tồn tại nguy cơ xảy ra tranh chấp do đôi bên đều đang đi tìm kiếm lợi ích. Để tránh xung đột đáng tiếc, những thỏa thuận hoặc hợp đồng ký kết giữa các bên cần được soạn thảo kỹ lưỡng, cân bằng lợi ích để duy trì sự tin tưởng và mối quan hệ kinh doanh bền chặt.

Tranh chấp trong chuyển nhượng dự án: Nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam muốn nhận chuyển nhượng dự án từ những nhà đầu tư trước. Việc nhận chuyển nhượng dự án có thể tiềm ẩn nhiều tranh chấp về tài chính, nợ, lao động, quyền sở hữu, … nên nhà đầu tư cần tìm hiểu và thẩm định kỹ tình hình dự án dự định chuyển nhượng và đàm phán với bên chuyển nhượng để tìm ra cách giải quyết thỏa đáng cho đôi bên.

Tranh chấp với người lao động: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật về lao động, nhất là hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thực tế, tranh chấp về lao động xảy ra rất nhiều không chỉ ở công ty trong nước mà còn ở các công ty có vốn nước ngoài.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà cùng các chuyên gia pháp lý thảo luận về cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong chương trình kinh doanh và Pháp luật trên kênh VTV2. Mời quý vị đón xem: