Câu hỏi: Vào ngày 15/2/2018, mình có giao dịch bán lại xe ô tô Kia giá 500 triệu đồng, mình có nhận cọc 6 triệu từ người mua, có viết giấy tay nhận cọc và thời hạn trong 1 tháng. Người mua bảo chỉ cần 20 ngày sẽ hoàn tất thủ tục mua xe. Mình đã tin tưởng và chờ đợi. Được 6 ngày sau, người mua gọi điện bảo không muốn lấy xe nữa và chịu mất tiền cọc, còn bảo mình tìm người khác để bán. Sau đó mình có bán cho người khác, có giảm cho người mua sau 6 triệu tiền đã nhận cọc trước gọi là lộc. Mình đã nhận đủ tiền và giao xe cho người mua sau. Đến ngày 5/3/2018, người mua xe trước gọi điện hỏi thăm xe mình đã bán chưa, mình nói đã bán thì người đó đòi lại tiền đặt cọc, bảo là do thời hạn giấy đặt cọc chưa hết nên yêu cầu mình phải trả. Đến ngày 15/3/2018 mới hết hạn đặt cọc. Mình thấy vô lý nên từ chối trả lại tiền cọc. Mình có giải thích là chỉ mới được 6 ngày sau đặt cọc đã huỷ giao dịch mua bán xe, trong khi mình đang cần bán gấp xe thì bây giờ quay ngược lại đòi trả tiền cọc. Sau đó người đặt cọc xe đòi báo công an nhờ giải quyết. Vậy mình cần phải làm gì?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về đặt cọc để đảm bảo nghĩa vụ như sau:
“Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Như vậy, nếu các bên không có thỏa thuận khác trong hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc là bạn nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng.
Theo thông tin bạn cung cấp, bên đặt cọc đã gọi điện thông báo không mua bán xe nữa và đồng ý mất tiền đặt cọc, đây có thể xem là từ chối thực hiện hợp đồng.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ: (1) Lời khai của đương sự, người làm chứng; (2) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng; (3) Trưng cầu giám định; (4) Định giá tài sản (5) Xem xét, thẩm định tại chỗ; (6) Uỷ thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; (7) Yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự; …
Trong trường hợp của bạn, vì bên mua từ chối thực hiện hợp đồng không thông qua hình thức văn bản vì thế, bạn có thể đề nghị Tòa án giúp đỡ chứng minh sự thật khách quan của vụ án, lúc này Tòa án sẽ yêu cầu bên cơ quan mạng viễn thông giúp bạn cung cấp tài liệu, chứng cứ nghe được về việc bên mua đã từ chối thực hiện hợp đồng qua điện thoại.
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Rõ ràng, Luật DN 2014 đã có những điểm mới đáng kể trong việc mở rộng hơn quyền kinh doanh, trong đó bao gồm cả quyền kinh doanh, việc đăng ký kinh doanh, cũng như việc gia nhập thị trường của DN, v..v.. Những điểm mới đó được cụ thể hóa như thế nào? Cộng đồng doanh nghiệp được hưởng lợi gì từ những quy định mới này? Mời các bạn đón xem: