Câu hỏi: Xin chào Luật sư. Tôi có thắc mắc như sau muốn được giải đáp, Tôi có người bạn muốn vay tôi một khoản tiền và hứa sẽ lấy tài sản của anh ta ra để đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm của mình với tôi. Nhưng tôi lo sợ rằng sau đó bạn tôi có thể có các khoản nợ với những người khác và có thể tài sản mà anh ta mang ra bảo đảm với tôi sẽ bị các cơ quan có thẩm quyền thu hồi để thực hiện nghĩa vụ của anh ta đối bới những người khác. Tôi Xin luật sư tư vấn cho tôi biết về quy định của pháp luật về hiệu lực đối kháng của biện pháp đảm bảo đối với người thứ ba?
Câu trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty của chúng tôi. Đối với thắc mắc của các bạn chúng tôi xin có câu trả lời như sau.
Như chúng ta đã biết Bộ luật Dân sự mới 2015 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. So với Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 2015 có một số quy định mới đối với giao dịch đảm bảo. Chính vì vậy việc việc ban hành các văn bản mới hướng dẫn thực hiện các quy định mới này là hết sức cần thiết. Và hiện nay Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp thi hành bộ luật dân sự về giao dịch đảm bảo đã được Bộ tư pháp hoàn thành việc đóng góp lấy ý kiến.
Về vấn đề hiệu lực đối kháng của biện pháp đảm bảo đối với bên thứ ba. Theo quy định tại khoản 1 Điều 297. “ Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.”.
Hiện nay Điều 9 Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp thi hành bộ luật dân sự về giao dịch đảm bảo có quy định cụ thể về thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng của biện pháp đảm bảo đối với bên thư ba như sau:
“Điều 9. Thời điểm biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba:
- Biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc kể từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ thực tế tài sản bảo đảm hoặc kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản trong trường hợp cầm giữ tài sản.
- Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp và biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác không được kê biên tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Như vậy theo quy định mới của Bộ luật Dân sự 2015 biện pháp đảm bảo phát sinh hiệu lực đối kháng đối với bên thư ba khi: biện pháp đảm bảo được đăng kí hoặc tài sản đảm bảo được nắm giữ hoặc chiếm giữ bởi bên nhận đảm bảo. Trong trường những hợp này thì Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác không được kê biên tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.