Ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài

639

Ưu đãi đầu tư khi bị sáp nhập vào doanh nghiệp khác

Theo luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP, ưu đãi đầu tư được cấp cho dự án đầu tư. Do vậy trường hợp doanh nghiệp bị sáp nhập thì dự án của doanh nghiệp bị sáp nhập tiếp tục được hưởng ưu đãi đầu tư đã cấp cho dự án của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Dự án đầu tư trước đây thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư, nay không còn thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư theo nghị định 108/2006/NĐ-CP nữa, vậy dự án có được hưởng ưu đãi đầu tư nữa hay không?

Theo quy định tại khoản 2, Điều 11, luật đầu tư, nhà đầu tư được đảm bảo hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp hoặc được giải quyết bằng một trong các biện pháp:

  •  Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi
  •  Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế
  •  Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động dự án
  • Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết

 Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến tỷ lệ chiết khấu, thay đổi tỷ lệ chiết khấu đối với các dự án cấp trước ngày 1/7/2006 có bị thay đổi không?

Khoản 2 Điều 28 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định: trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư không đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư thì không được hưởng ưu đãi đầu tư. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý sẽ điều chỉnh mức ưu đãi của doanh nghiệp phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp và các quy định hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo cam kết gia nhập WTO, ta đồng ý bãi bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa, tuy nhiên,với các ưu đãi đầu tư dành cho sản xuất hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, ta bảo lưu được thời gian quá độ là 5 năm (trừ đối với ngành dệt may), Theo đó, các dự án thực hiện đang được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi liên quan đến tỷ lệ xuất khẩu trước đây tiếp tục được hưởng các ưu đãi đó trong Giấy phép đầu tư đến hết trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 11/7/2007 (trừ các dự án ngành dệt may)

Chính phủ sẽ quy định việc thay đổi này theo quy định tại một nghị định mới.

Uu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với dự án thuộc danh mục lĩnh vực địa bàn ưu đãi đầu tư

Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã bãi bỏ và thay thế Danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 quy định chi tiết Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004 sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 164.

Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 108/2006/NĐ-CP nhà đầu tư có dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư như dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (Khoản 3 Điều 22).

Như vậy việc áp dụng các Danh mục trong xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định 146/2003/NĐ-CP và Nghị định 152/2004/NĐ-CP sẽ được thực hiện như sau:

  • Ø Phụ lục A.B danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư thay thế cho Danh mục A Nghị định 164/2003/NĐ-CP
  • Ø Phụ lục B Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thay thế cho danh mục B 164/2003/NĐ-CP
  • Ø Phụ lục B Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hộ đặc biệt khó khăn thay thế cho Danh mục C Nghị định 164/2003/NĐ-CP.
  • Ø Phụ lục A.A Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được áp dụng các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như đối với Phụ lục B phần địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP.

 Ưu đãi đối với hoạt động chế biến nông sản

Mục II của Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và Mục II của Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư của Nghị định 108/2006/NĐ-CP là các tiêu đề để phân nhóm các lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Các lĩnh vực ưu đãi đầu tư cụ thể được thể hiện từ điểm 9 đến điểm 13 của Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và từ điểm 20 đến điểm 25 của Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Theo đó, lĩnh vực chế biến nông sản không nằm trong điểm nêu trên và do vậy lĩnh vực này không được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Nghị định 108/2006/NĐ-CP.

Áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án trong KCN

1. Theo quy định tại Điều 32 của Luật đầu tư 2005, nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP, các dự án sản xuất trong các KCN do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập (các KCN được thành lập và hoạt động theo quy chế quản lý KCN, KCX trước đây quy định tại Nghị định 322/HĐBT ngày 18/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Nghị định 192/CP ngày 28/12/1994 của chính phủ và Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ; và các KCN nằm trong Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 và được thành lập theo các quy định của Nghị định số 108/2006/NĐ-CP) thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Các KCN được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn. Do đó, dự án sản xuất trong các KCN do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập sẽ được hưởng các ưu đãi đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và danh mục địa bàn ưu đĩa đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định 108/2006/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư và điều chỉnh bổ sung ưu đãi đầu tư được thực hiện theo quy định tại các Điều 38 và 39 của Luật Đầu tư 2005 và các Điều 28 và 29 của Nghị định 108/2006/N Đ-CP

2. Luật đầu tư 2005 và Nghị đinh 108/2006/NĐ-CP không có quy định hoặc giải thích từ ngữ về doanh nghiệp chế xuất. Các ưu đãi đầu tư theo tỷ lệ xuất khẩu đã được bãi bỏ để phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Hiện các quy định đặc thù đối với doanh nghiệp chế xuất chỉ giới hạn ở quyền mua bán hàng hóa với thị trường nội địa quy định tại điều 15, Nghị Định 108/2006/NĐ-CP. Theo quy định của Nghị định 108/2006/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp sản xuất trong KCX được hưởng các ưu đãi đầu tư tương tự như các ưu đãi đầu tư áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất trong KCN.

Ưu đãi đầu tư với doanh nghiệp chế xuất

Theo cam kết của Việt Nam với WTO, tất cả các ưu đãi căn cứ vào tỷ lệ xuất khẩu phải được bãi bỏ, lộ trình để Việt Nam thực hiện việc bãi bỏ này là đến hết năm 2010.

Căn cứ điều 11. luật đầu tư và Điều 20, Nghị định 108/2006/NĐ-CP và lộ trình của Việt Nam với WTO, doanh nghiệp chế xuất được tiếp tục hưởng ưu đãi đầu tư đến hết năm 2011 theo giấy phép đầu tư đã cấp.