Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam

400

Theo quy định tại điều 56 Nghị định 108/2006/N Đ-CP, nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo trường 3 hợp:

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua một phần vốn góp/cổ phần của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp Việt Nam.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua toàn bộ vốn góp/cổ phần của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp Việt Nam

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Hoạt động mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài phải lưu ý những quy định sau:

Một là: việc mua cổ phần ở các doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính Phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

Hai là, việc góp vốn, mua cổ phần phải thực hiện đúng các quy định của các điều ức quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thực hiện các cam kết gia nhập WTO về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường.

Ba là, ngoài các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, về  đầu tư, việc góp vốn, mua cổ phần phải áp dụng các quy định của pháp luật chuyên ngành ví dụ pháp luật đất đai, sở hữu trí tuệ…

Trình tự, thủ tục đối với việc Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam

Trình tự, thủ tục đối với việc Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam quy định riêng theo từng trường hợp hướng dẫn tại câu 31 như sau:

Trường hợp (i): nhà đầu tư nước ngoài mua một phần vốn góp/cổ phần của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp Việt Nam; theo đó không làm thay đổi pháp nhân, chỉ thay đổi cơ cấu sở hữu tài sản trong doanh nghiệp; doanh nghiệp đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh theo thủ tục quy định tại Điều 31 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP

Trường hợp (ii): nhà đầu tư nước ngoài mua toàn bộ vốn/cổ phần của các thành viên/cổ đông trong doanh nghiệp Việt Nam; theo đó thay đổi chủ sở hữul; doanh nghiệp Việt Nam đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của luật Doanh Nghiệp và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP với các thủ tục có liên quan

Nhà đầu tư nước ngoài báo cáo Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án quy định tại Điều 40 của nghị định số 108/2006/NĐ-CP để đăng ký lại như với quy định cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trường hợp (iii): nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh) theo quy định tại Điều 51, 52 Nghị định 108/2006/N Đ-CP tại Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án quy định tại điều 40 của Nghị định này 

Nhà đầu tư nước ngoài có bị giới hạn gì về tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần đối với doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ngành nghề kinh doanh bất động sản hay không?

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản thuộc danh mục lĩnh vực kinh doanh có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư  nước ngoài quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP. Các điều kiện cụ thể đối với kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại điều 10, Luật kinh doanh bất động sản. Theo đó nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế về tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần đối với doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh nghành nghề kinh doanh bất động sản.

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam vượt quá tỷ lệ cho phép

Khi thực hiện giao dịch mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài tuân thủ theo các điều kiện áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại phu lục C ban hành kèm theo nghị định 108/2006/NĐ-CP, trong đó có việc phải tuân thủ quy định về giới hạn tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam quy định tại các cam kết của Việt Nam.

Trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam vượt quá tỷ lệ cho phép, phần giao dịch vượt quá sẽ vô hiệu do vi phạm pháp luật, do vậy bị áp dụng quy định về giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 128, Bộ luật Dân sự và bị cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký

Nhà đầu tư Việt Nam lập dự án đầu tư và đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đang trong gia đoạn triển khai dự án, hợp tác này phải làm thủ tục gì? Làm thủ tục tại đâu? Hồ sơ bao gồm những gì?

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào dự án thông qua việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp đang thực hiện dự án thì làm thủ tục quy định đối với trường hợp đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần quy định tại điều 56, nghị định 108/2006/NĐ-CP. Theo đó, nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký thay đổi thành viên theo quy định của Nghị Định 88/2006/NĐ-CP. Trường hợp dẫn tới thay đổi nội dung dự án đầu tư thì làm thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào dự án thì làm thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh theo quy định tại Điều 51, 52, Nghị Định 108/2006/ NĐ- CP.

Theo quy định tại Điều 56 Nghị Định 108/2006/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo 3 trường hợp đã nêu tại câu 1, câu 14a và thực hiện thủ tục phù hợp từng trường hợp đã nêu tại câu 1, câu 14a và thực hiện thủ tục phù hợp đã nêu:

Trường hợp thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì số Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được cấp mới theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Phụ lục đính kèm Quyết định số 1088/2006/ QĐ-BKH ngày 19/10/2006.

Các quy định về quyền được giữ lại tên doanh nghiệp, con dấu, tài khoản và mã số thuế đã đăng ký chỉ áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện đăng ký lại theo quy định của Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006.

Việc doanh nghiệp mua được kế thừa mã số thuế của doanh nghiệp bán thực hiện theo quy định tại Điểm 5 Mục IV Thông tu số 10/2006/TT-BTC ngày 14/2/2006 của Bộ Tài Chính về mã số đối tượng nộp thuế quy định khi có hợp đồng thoặc thỏa thuận về việc bán doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản, kèm theo hợp đồng mua bán doanh nghiệp, bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế và quyết toán thuế gửi cho cơ quan thuế. Mã số thuế của doanh nghiệp mua giữ nguyên là mã số của doanh nghiệp bán. Riêng trường hợp doanh nghiệp bán là doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp mua được cấp mã số thuế.