Câu hỏi: Tôi là Khánh. Tôi đang làm việc cho công ty dịch vụ ở Hà Nội. Tôi làm theo loại hình bán thời gian, không có ký hợp đồng lao động, chỉ làm việc dựa vào thỏa thuận qua email và đã làm việc từ 01/8/2017. Do sai phạm trong quá trình làm việc, công ty đã đơn phương chấm dứt thỏa thuận với tôi. Vào ngày 29/1/2018 sau khi họp với tôi và xác nhận tôi có sai phạm, yêu cầu tôi không được vào công ty nữa. Công ty đang trì hoãn việc thanh toán tiền lương và các quyền lợi liên quan cho tôi vì lý do là tôi sai phạm. Mặc dù việc thanh toán tiền lương đã có thỏa thuận giữa 2 bên thông qua email, nhưng giám đốc của tôi bảo rằng sẽ xem xét việc thanh toán lương cho tôi theo cảm tính chứ không theo như thỏa thuận giữa 2 bên. Xin hỏi: Tôi phải làm gì để bảo đảm quyền lợi của mình?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Điều 16 Bộ luật lao động quy định:
“Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói”.
Thì bạn bắt đầu làm việc từ 01/8/2017 đến 29/01/2018 đã quá 3 tháng mà bạn và công ty không ký HĐLĐ tức là đã vi phạm pháp luật.
Bây giờ phía công ty không muốn làm theo thỏa thuận như ban đầu và không muốn thanh toán tiền lương cho bạn thì bạn có thể giải quyết theo tranh chấp lao đông cá nhân. Trình tự, thủ tục quy định tại Điều 201 Bộ luật lao động:
“Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.
Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.
Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết”.
Vì bạn không nói rõ nên chúng tôi không biết chính xác thời điểm mà phía bên công ty thông báo sẽ không thanh toán tiền lương theo thỏa thuận ban đầu mà thanh toán theo cảm tính là khi nào nhưng bạn chỉ có thể yêu cầu giải quyết khi còn thời hiệu. Bộ luật lao động quy định:
“Điều 202. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm”.
Nếu hết thời hiệu trên thì bạn không thể yêu cầu giải quyết được nữa.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà cùng các chuyên gia pháp lý thảo luận về cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong chương trình kinh doanh và Pháp luật trên kênh VTV2. Mời quý vị đón xem tại đây: