Câu hỏi: Ông bà nội tôi có 4 người con trai. Bà nội tôi mất đã lâu. Tháng 3/2017, bố tôi và ông nội bị tai nạn giao thông và đã mất ngay lúc ấy. Ông nội tôi mất có để lại một thửa đất rộng 1000m2, trong di chúc để lại có nói chia đều cho 4 anh em. Nay bố tôi đã mất, các bác tôi tự họp và tiến hành chia đất làm 3 phần mà không chia cho mẹ con tôi. Xin hỏi: Các bác tôi làm như vậy có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về việc thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Điều kiện có hiệu lực của di chúc được pháp luật quy định như sau:
Khoản 1 điều 630 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”
Như vậy, nếu đáp ứng được các điều kiện trên, thì di chúc của ông bạn được coi là hơp pháp và việc phân chia di sản được chia theo di chúc.
Tuy nhiên, theo quy định tại điều 613 Bộ luật dân sự 2015: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Căn cứ vào quy định này, thì việc phân chia di sản của ông bạn cần xem xét các quy định về việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm.
Thứ hai, việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm
Điều 619 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này”.
Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế thế vị: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Căn cứ vào 2 điều luật trên, thì trong trường hợp con của người để lại di sản chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu sẽ được thừa hưởng đối với phần di sản mà lẽ ra cha hoặc mẹ mình được hưởng nếu còn sống. Do đó, bạn vẫn có quyền hưởng thừa kế đối với quyền sử dụng thửa đất mà lẽ ra bố bạn được hưởng nếu còn sống.
Thứ ba, về việc hưởng di sản thừa kế trong trường hợp có thừa kế thế vị
Điều 656 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc họp mặt những người thừa kế như sau:
“1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
h thức phân chia di sản.”
Căn cứ theo quy định này, thì sau khi có thông báo về việc mở thừa kế, thì những người thừa kế phải có mặt để chứng kiến và thực hiện các quyền của mình đối với việc phân chia di sản. Người thừa kế có thể là những đồng thừa kế theo hàng trong trường hợp thừa kế theo pháp luật; đối với trường hợp thừa kế theo di chúc, thì phải là những người có tên trong di chúc. Tuy nhiên, trong một số tình huống thực tế thừa kế theo di chúc như thừa kế thế vị, hoặc có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, thì cần sự có mặt của những người này tại cuộc họp mặt những người thừa kế. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Như vậy, trường hợp của bạn, do bạn là người có quyền thừa kế thế vị, nên các bác bạn tiến hành họp mặt thừa kế mà không có mặt bạn là trái với quy định của pháp luật. Ông bạn mất vào tháng 3/2017, nay vẫn còn thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế, bạn có thể tự mình khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong chương trình Nhịp cầu Netviet, Kênh VTC10, luật sư Nguyễn Thanh Hà chủ tịch SBLAW đã trả lời phóng viên về tình huống quyền thừa kế quyền sử dụng đất của Việt Kiều như sau: