Ở nước ta, việc đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch dân sự, thương mại, đặc biệt trong hoạt động đầu tư vốn, tín dụng ngân hàng, cải thiên môi trường đầu tư trong và ngoài nước.
Tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về Đăng ký giao dịch bảo đảm quy định:
“Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dực liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dan sự đối với bên nhận bảo đảm.”
Thông thường trong đời sống xã hội, việc các cá nhân, tổ chức thực hiện các giao dịch có dùng biện pháp bảo đảm dân sự là bình thường và phổ biến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp và đối với một số loại tài sản – chủ yếu là bất động sản và các loại tài sản có giá trị lớn, việc thế chấp tài sản bắt buộc phải được đăng ký qua cơ quan quản lý Nhà nước.
Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về Đăng ký giao dịch bảo đảm có quy định chung về trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:
Điều 16. Phương thức nộp hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm
Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:
1. Nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đăng ký;
2. Gửi qua đường bưu điện;
3. Gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử đối với đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản với điều kiện người yêu cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;
4. Gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến.
Điều 17. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, người thực hiện đăng ký ghi thời điểm nhận hồ sơ đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Đơn yêu cầu đăng ký và Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ.
2. Trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp trực tiếp thì người thực hiện đăng ký cấp cho người yêu cầu đăng ký phiếu hẹn trả kết quả đăng ký, trừ trường hợp giải quyết ngay sau khi nhận hồ sơ đăng ký.