Thành lập Văn phòng đại diện tại Hà Nội

449

Công ty nước ngoài mong muốn thành lập một Văn phòng đại diện tại Hà Nội,  SB Law đề xuất dịch vụ pháp lý cho việc thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam để tham khảo.

1.  TƯ VẤN SƠ BỘ

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Thương nhân nước ngoài có thể xem xét việc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để thực hiện các hoạt động sau đây:

–   Hoạt động với tư cách văn phòng liên lạc của Thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

–   Thúc đẩy các dự án hợp tác của Thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

–   Nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội để mua hàng hóa, cung cấp và tiêu dùng dịch vụ thương mại của Thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

–    Giám sát việc thực hiện hợp đồng của Thương nhân nước ngoài ký kết với các đối tác Việt Nam hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam;

Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

–         Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;

–         Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.

Quý Công ty lưu ý rằng, theo Luật Việt Nam, Văn phòng đại diện không được phép thực hiện hoạt động kinh doanh vì mục đích lợi nhuận. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép lập Văn phòng đại diện chỉ là 05 năm (có thể gia hạn) tính từ khi thành lập nhưng không được dài hơn thời hạn hiệu lực của cấp giấy phép kinh doanh của Công ty mẹ.

2.  PHẠM VI CÔNG VIỆC CỦA LUẬT SƯ

Mô tả phạm vi dịch vụ

Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ :

  • Thông báo cho khách hàng về các tài liệu cần thiết;
  • Dự thảo các tài liệu trong hồ sơ đơn;
  • Trao đổi với khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;
  • Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của Quý Công ty;
  • Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;
  • Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền;
  • Dịch các tài liệu sang tiếng việt.
Thủ tục cấp phép:

  • Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
  • Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;
  • Cập nhật cho Quý Công ty về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có và hỗ trợ Quý Công ty trong việc cấp giấy chứng nhận thành lập Văn phòng đại diện.
Thủ tục sau cấp phép:

  • Lấy con dấu và đăng ký mẫu dấu;

3. CHUYỂN GIAO TÀI LIỆU

Tài liệu chuyển phát bao gồm các tài liệu được soạn thảo bằng tiếng Việt nhằm mục đích nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép.

Quý Công ty sẽ rà soát, phê duyệt và ký các tài liệu này. SB Law sẽ cung cấp các bản dịch Tiếng Anh của những tài liệu này (hoặc các đoạn trích), tuy nhiên, những tài liệu được dịch nên được sử dụng nhằm mục đích tham khảo, không nhằm mục đích chấm dứt nghĩa vụ phải thực hiện của Quý Công ty.