Phải làm những thủ tục gì để có giấy phép đăng ký mở nhà thuốc bán lẻ tại Việt Nam?

537

Câu hỏi: Tôi có một người bạn nước ngoài. Anh đến từ Australia. Năm 2017, Anh kết hôn với một người phụ nữ Việt Nam. Sau khi kết hôn anh có ý định sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Anh muốn một nhà thuốc thuộc một bệnh viện vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.  Luật sư có thể tư vấn cho tôi được biết là bạn tôi phải làm những thủ tục gì để có thể có giấy phép đăng ký mở nhà thuốc bán lẻ tại Việt Nam?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 3 điều 3 Thông tư 15/2011/TT-BYT quy định: “Bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài không được mở cơ sở bán lẻ thuốc của chính bệnh viện, không được liên doanh, liên kết để thành lập cơ sở bán lẻ thuốc, trừ trường hợp được Chính phủ cho phép triển khai thí điểm. Để đảm bảo nguồn cung ứng thuốc cho bệnh nhân, bệnh viện tạo điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh thuốc hoặc cá nhân tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.”

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bạn của bạn là người nước ngoài, có nguyện vọng muốn mở nhà thuốc thuộc một bệnh viện vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Xét theo quy định được đưa ra trên đây thì bạn của bạn không thể mở nhà thuốc nhà thuốc thuộc một bệnh viện vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tuy nhiên, bạn ấy vẫn có thể đứng tên mở một nhà thuốc bán lẻ.

Theo điểm đ khoản 2 Điều 32 Luật Dược năm 2016: “Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền”.

Như vậy, thủ tục mở nhà thuốc, quầy thuốc sẽ tuân theo quy định của cơ sở bán lẻ thuốc.

Theo đó, thủ tục đăng ký cơ sở kinh doanh bán lẻ thuốc gồm các bước sau:

Bước 1: Đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược

Chứng chỉ hành nghề dược cấp cho người quản lý chuyên môn về dược của cửa hàng bán lẻ thuốc mục đích là nhằm đảm bảo năng lực chuyên môn của dược sỹ. Chứng chỉ hành nghề dược là tài liệu bắt buộc phải có khi cá nhân phụ trách chuyên môn của quầy thuốc nói riêng và cơ sở kinh doanh thuốc nói chung. Nếu cá nhân/tổ chức tiến hành hoạt động cơ sở kinh doanh thuốc mà sử dụng người quản lý chuyên môn về dược không có Chứng chỉ hành nghề dược thì bị xử phạt phạt hành chính hoặc đóng cửa cơ sở (theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế).

Bước 2: Thành lập pháp nhân

Nếu Khách hàng không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên) thì Khách hàng có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh. Thủ tục đăng ký kinh doanh, loại hình đăng ký kinh doanh được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 3: Đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược là điều kiện bắt buộc phải có khi doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược thì mức phạt từ cảnh cáo đến phạt hành chính hoặc đóng cửa cơ sở (theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế).

Bước 4: Đề nghị cấp Giấy chứng nhận nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP  

Ngày 15/12/2010 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 43/2010/TT-BYT về quy định lộ trình thực hiện nguyên tắc tiêu chuẩn GPP. Theo quy định tại Điều 3 của thông tư quy định Nhà thuốc thành lập mới phải đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc GPP.

Trong chương trình luật sư doanh nghiệp, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty luật SBLAW đã có bài trả lời phỏng vấn về bải bỏ Giấy phép con theo Luật đầu tư năm 2014.

Mời quý vị theo dõi tại đây: