Luật sư SBLAW nêu quan điểm về quyền tác giả trên báo Petrotimes.

621

Trong bài viết Nhiếp ảnh gia Na Sơn không hiểu luật? của tác giả Ngọc Dung trên báo Năng lượng điện tử Petrotimes có ý kiến của luật sư Nguyễn Thanh Hà từ công ty Luật SBLAW về vấn đề bản quyền.

Chúng tôi trân trọng đăng lại bài viết này:

PetroTimes) – Qua vụ việc nhiếp ảnh gia Na Sơn tố cáo thư viện Hà Nội “ăn cắp tác phẩm” của mình và khẳng định mình là chủ sở hữu tác phẩm, có vẻ như, khái niệm “quyền sở hữu tác phẩm” và “quyền tác giả” đang bị Na Sơn hiểu chưa đúng?

Có lẽ, các định nghĩa về “quyền tác giả”, “quyền sở hữu tác phẩm” đang bị bỏ qua một cách quá dễ dàng. Ai cũng có thể sử dụng tác phẩm của nhau mà không cần có sự xin phép. Trong nhiều trường hợp, khó để có thể nhận định: “Ai mới là người sở hữu thực sự của tác phẩm này”.

Như trong vụ việc giữa nhiếp ảnh gia Na Sơn với thư viện Hà Nội, Na Sơn đã có những lời lẽ rất gay gắt về việc thư viện Hà Nội đã lấy ảnh “của mình” mà không xin phép. Bên cạnh đó, Na Sơn cũng yêu cầu thư viện Hà Nội phải có văn bản xin lỗi.

Tuy nhiên, nhân vật trong bức ảnh đã lên tiếng khẳng định: Ý tưởng, trang phục, phụ kiện… đều là do nhân vật chuẩn bị. Nhiếp ảnh gia Na Sơn chỉ việc đến chụp và nhận tiền hợp đồng là 21 triệu đồng.

Trao đổi với phóng viên PetroTimes, Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Giám đốc Công ty Luật SB Law cho biết theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về quyền tác giả đối với trường hợp này cho thấy: “Nhiếp ảnh gia Na Sơn đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm: Quyền tác giả và quyền sở hữu tác phẩm. Vợ chồng chị Trịnh Thu Hường trả tiền cho nhiếp ảnh gia Na Sơn thực hiện bộ ảnh cưới thì giữa hai bên đã hình thành quan hệ hợp đồng dân sự.

Theo điều 19, điều 20 trong Luật sở hữu trí tuệ, thì nhiếp ảnh gia Na Sơn có quyền nhân thân và quyền tác giả. Còn vợ chồng chị Hường sẽ có quyền sở hữu tác phẩm. Tuy nhiên, nếu đôi bên có sự thỏa thuận riêng thì Na Sơn sẽ được là người sở hữu tác phẩm đó”.

Nhưng qua cuộc trò chuyện với phóng viên, chị Hường khẳng định, giữa vợ chồng chị và Na Sơn không hề có một thỏa thuận nào. Vậy, vợ chồng chị mới chính thức là người có quyền sở hữu tác phẩm trên. Vợ chồng chị Hường được phép cho người khác sử dụng, còn Na Sơn là người được quyền đứng tên tác phẩm hay còn gọi là quyền tác giả.

Đáng lẽ ra, sự việc cũng sẽ không bị đẩy lên cao trào như vậy nếu như nhiếp ảnh gia Na Sơn không làm rùm beng mọi chuyện và yêu cầu Sở Văn Hóa phải có văn bản xin lỗi công khai bản thân khi đã trót “ăn cắp tác phẩm của mình” trong khi Na Sơn không thực sự là người sở hữu tác phẩm này.

Theo Luật sở hữu Trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009):

Điều 19. Quyền nhân thânQuyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên chotác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố,sử dụng;

3. Công bốtác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm,không cho người khác sửa chữa,cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối,nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến,vô tuyến,mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh,chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả,chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức,cá nhân khi khai thác,sử dụng một,một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút,thù lao,các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Link bài báo:

Bài báo trên Petrotimes