Giấy chứng nhận đầu tư

601

Nội dung của Giấy chứng nhận đầu tư

Theo quy định hiện hành, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nội dung Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại Điều 41.2 Nghị Định 108/2006/NĐ-CP, bao gồm cả nội dung đăng ký kinh doanh tại Điều 25 Luật Doanh Nghiệp, trong nội dung này không có quy định riêng về việc ghi thông tin của Tổng giám đốc/ hoặc Giám đốc.

Việc thay đổi Điều lệ doanh nghiệp không bắt buộc phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ những trường hợp việc thay đổi Điều lệ dẫn đến thay đổi nội dung đã quy định tại nội dung đăng ký kinh doanh hoặc nội dung dự án đầu tư trong Giấy chứng nhận đầu tư.

Đổi giấy chứng nhận đầu tư.

Việc thay đổi hộ chiếu mà không làm thay đổi tên, đổi số, đổi địa chỉ của nhà đầu tư đã đăng ký tại Giấy chứng nhận đầu tư thì không đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư.

Trường hợp thay đổi những nội dung đăng ký kinh doanh đã quy định tại giấy chứng nhận đầu tư hoặc nhà đầu tư có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận đầu tư để đăng ký lại các thông tin đã đăng ký, nhà đầu tư Nộp bản đăng ký điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh (mẫu đăng ký theo Phụ lục I-7 và hướng dẫn cách ghi tại Phụ lục IV ban hành theo quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ kế hoạch và đầu tư) tại Sở kế hoạch và đầu tư hoặc ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi thực hiện dự án đầu tư, các giấy tờ liên quan đến từng trường hợp quy định tại chương V Nghị định 88/2006/NĐ-CP.

 Giá thuê đất ghi trong Giấy phép đầu tư

Giá thuê đất được quy định tại nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14 -11/2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Theo đó, các trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần, hoặc đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm theo giá ghi trong giấy chứng nhận đầu tư thì không điều chỉnh lại giá thuê đất đối với thời gian đã nộp tiền thuê đất (điểm  b, khoản 4, Điều 8; khoản 3, khoản 4, Điều 9, Nghị định 142/2005/NĐ-CP). Các trường hợp trả tiền thuê đất khác phải thực hiện điều chỉnh lại giá thuê đất theo quy định tại nghị định 142/2005/NĐ-CP.

Trừ việc quy định giá thuê đất tại Giấy phép đầu tư được cấp trước ngày Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2000/NĐ-CP có hiệu lực (tại Điều 88 và 89, quy định giá tiền thuê đất do UBND cấp tỉnh quyết định theo khung giá tiền thuê đất do Bộ tài chính quy định) hiện nay mẫu Giấy chứng nhận đầu tư ban hành kèm theo quyết định 1088/2006/QĐ-BKH không có mục giá thuê đất, Giá thuê đất được thực hiện theo các quy định của pháp luật về đất đai.

Ngành, nghề đăng ký kinh doanh và mục tiêu của dự án đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu tư

Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lập theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục II-3 ban hành kèm theo Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH; Việc ghi ngành, nghề  kinh doanh của doanh nghiệp và mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư của doanh nghiệp quy định như sau:

Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp được quy định tại Điều 1 của Giấy chứng nhận đầu tư về nội dung đăng ký kinh doanh của một hoặc nhiều ngành, nghề mà pháp luật không cấm (theo Điều 7 Luật doanh nghiệp, Điều 13 luật đầu tư); việc ghi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp quy định tại Điều 5 Nghị định 88/2006/NĐ-CP và hiện nay được ghi theo Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam ban hành tại quyết định 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của thủ tướng Chính phủ

Mục tiêu của dự án đầu tư được quy định tại Điều 2 của Giấy chứng nhận đầu tưu về nội dung đầu tư; quy định mục tiêu cụ thể của dự án đầu tư về nội dung đầu tư; quy định mục tiêu cụ thể của dự án đầu tư như hướng dẫn tại Phụ lục IV -2 ban hành theo Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH đối với nội dung G-15.

Sự khác nhau giữa việc đăng ký đầu tư với việc thành lập chi nhánh và đăng ký thành lập chi nhánh kinh daonh các mục tiêu trong Giấy chứng nhận đầu tư?

Trả lời:

Việc thành lập Chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể chia thành 2 trường hợp chính:

Trường hợp 1: thành lập Chi nhánh/ Văn phòng đại diện không gắn với dự án đầu tư như sau:

Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh tới cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án quy định tại Điều 40 Nghị định 108/2006/NĐ-CP

Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh (không gắn với dự án đầu tư)/Văn phòng đại diện thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 24 nghị định 88/2006/NĐ-CP.

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp theo trình tự quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 88/2006/NĐ-CP và theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục II-2 (không bao gồm Bản đăng ký/hoặc đề nghị (Mẫu phụ lục I-2, Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH) kèm theo.

Nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh theo quy định tại Điều 44, 45, 46, 47, 48, 49 và 53 Nghị định 108/2006/N Đ-CP tùy thuộc dự án thuộc quy trình đăng ký hoặc thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu tại Phụ lục II-2 Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH

 

Đăng ký hoạt động của chi nhánh để thực hiện dự án đầu tư mới của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng triển khai hoạt động được thành lập chi nhánh để thực hiện dự án đầu tư mới theo trình tự sau:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án nơi mở chi nhánh như hướng dẫn đối với trường hợp 2 câu 57 trên đây để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư (mẫu Phụ lục II -2 Quyết định số 1088/2006/QĐ- BKH)

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thành lập chi nhánh gắn với dự án đầu tư mới, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận liên quan đến nội dung đăng ký kinh doanh bị thay dổi do đầu tư lập chi nhánh để  thực hiện dự án đầu tư mới, ví dụ mục 3 (G10) về Chi nhánh, mục 4 (G11) về ngành, nghề kinh doanh.

Các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong KCN hoặc ngược lại  có quyền mở chi nhánh sản xuất ngoài/hoặc trong KCN trong cùng tỉnh, thành phố không? Nếu được thì thẩm quyền giải quyết là cơ quan nào (Sở kế hoạch và đầu tư hay ban quản lý KCN, KCX)?

Theo quy định tại Điều 37 của Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh để thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được lập chi nhánh ngoài địa điểm đặt trụ sở chính của mình kể cả doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN được mở chi nhánh sản xuất ngoài KCN trong cùng tỉnh, thành phố/ hoặc ngược lại.

Trường hợp doanh nghiệp được thành lập trước ngày 1 tháng 1 năm 2006 theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nếu chưa đăng ký lại. Chi nhánh của doanh nghiệp chỉ được hoạt động đầu tư và kinh doanh trong phạm vi ngành , nghề đã quy định tại Giấy phép đầu tư theo quy định tại Điều 170 Luật doanh nghiệp

Về cơ quan tiếp nhận: nhà đầu tư nước  ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện mọi thủ tục, kể cả thủ tục về đăng ký kinh doanh tại cơ quan quản lý đầu tư quy định tại Điều 40 Nghị định 108/2006/NĐ-CP; đối với trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN mở chi nhánh sản xuất ngoài KCN tại địa phương

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư địa phương để xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thành lập chi nhánh gắn với dự án đầu tư mới, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Ban quản lý đăng ký điều chỉnh những khoản mục liên quan đến nội dung đăng ký kinh doanh bị thay đổi như hướng dẫn tại mục 1 trên đây.

Trường hợp dự án đầu tư nước ngoài gắn với việc thành lập chi nhánh tiếp tục hoạt động, nhưng chi nhánh tạm dừng, đóng cửa hoạt động thì làm thủ tục gì, như thế nào?

Trường hợp dự án đầu tư nước ngoài gắn với chi nhánh đã đăng ký hoạt động, khi chi nhánh tạm dừng, đóng cửa, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án nơi đặt chi nhánh theo thủ tục sau đây:

Thông báo về việc tạm ngừng/hoặc đóng cửa theo nội dung quy định tại Điều 43 Nghị định 88/2006/NĐ-CP và Điều 29 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007

Hồ sơ dự án đầu tư  đang thực hiện (không bao gồm nội dung của Chi nhánh) theo luật đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP để được cấp lại Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đó.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận đầu tư đối với trường hợp không gắn với thành lập doanh nghiệp/hoặc chi nhánh theo mẫu phụ lục II-1 Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH

Vay vốn ngân hàng để tăng vốn đầu tư

Theo quy định tại khoản 1, Điều 51, Nghị định 108/2006/NĐ-CP, khi doanh  nghiệp điều chỉnh vốn thực hiện dự án đầu tư phải làm thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư.

Do vậy, trường hợp này nhà đầu tư phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 51, 52, Nghị định 108/2006/NĐ-CP để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.

Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi mục tiêu, quy mô dự án đầu tư

Điều 51 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định khi điều chỉnh trong 7 nội dung về dự án đầu tư, bao gồm (i) mục tiêu, (ii) quy mô, (iii) địa điểm, (iv) hình thức đầu tư, (v) vốn đầu tư, (vi) thời hạn thực hiện dự án, (vii) ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư phải làm thủ tục tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

Việc điều chỉnh dự án đầu tư theo một trong 3 quy trình:

Loại không phỉa làm thủ tục (chỉ quy định đối với dự án đầu tư trong nước khi điều chỉnh có quy mô dưới 15 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện hoặc có quy mô dưới 300 tỷ đồng và không thay đổi mục tiêu, địa điểm đầu tư)

Loại điều chỉnh theo quy trình đăng ký gồm dự án mà sau điều chỉnh có quy mô dưới 300 tỷ đồng  và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện hoặc đối với dự án đầu tư trong nước sau điều chỉnh không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện (không giới hạn về quy mô vốn đầu tư);

Loại điều chỉnh theo quy trình thẩm tra gồm dự án sau:

Đối với dự án đầu tư nước ngoài mà sau điều chỉnh dự án thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư (quy định tại các Điều 46, 47 và 48 Luật Đầu Tư)

Đối với dự án đầu tư trong nước sau khi điều chỉnh dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Cấp giấy chứng nhận điều chỉnh

Việc cấp giấy chứng nhận điều chỉnh thực hiện theo quy trình tại Điều 52 Nghị định 108/2006/NĐ-CP, trong đó cần lưu ý những nội dung sau:

Theo quy trình đăng ký Theo quy trình thẩm tra
  1. Hồ sơ
(i)                Bản đăng ký điều chỉnh(ii)             Bản soa hợp lệ GCN ĐT(iii)           Đối với DN FDI; bản sửa đổi bổ sung H ĐLD/H ĐTKD hoặc điều lệ doanh nghiệp (i)                Bản đề nghị điều chỉnh(ii)             Bản giải trình(iii)           Báo cáo tình hình thực hiện(iv)           Bản sao hợp lệ GCN ĐT(v)             Đối với DN FDI: bản sửa đổi, bổ sung H ĐLD/H ĐHTKD hoặc Điều lệ DN
  1. Thời hạn
15 ngày 30 ngày
  1. Hình thức cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh: theo hai loại mẫu (quyết định 1088/2006/Q Đ-BKH):

Loại  Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cấp cho trường hợp  thực hiện dự án đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệp/hoặc chi nhánh (Phụ Lục II-4)

Loại Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho trường hợp doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 1/7/2006 chưa đăng ký lại và không đăng ký lại

Riêng loại giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập chi nhánh, hoặc gắn với thành lập doanh nghiệp, thực hiện quản lý theo cơ chế đổi Giấy chứng nhận đầu tư phù hợp với quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư

Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 68, Nghị định 108/2006/NĐ-CP, trường hộp Dự án đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư mà sau 12 tháng, nhà đầu tư không triển khai hoặc dự án chậm tiến độ 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư nhưng không thuộc trường hợp tạm ngừng, giãm tiến độ thực hiện dự án theo quy định tại Điều 67. Nghị định 108/2006/NĐ-CP thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có quyền ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp.