Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

607

Luật đầu tư quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư. Trường hợp đã thành lập tổ chức kinh tế mà có nhu cầu thực hiện dự án đầu tư tiếp theo thì không phải thành lập tổ chức kinh tế mới. Đây là một quy định rất thông thoáng với khung pháp lý trước đây.  

Bộ hồ sơ dự án đầu tư

Hồ sơ dự án được xem là hợp lệ khi tiếp nhận phải có đủ đầu mục những văn bản cần phải có trong hồ sơ dự án, có đủ số bộ hồ sơ theo quy định tại điều 44, 45, 46, 47, 48 và 49 Nghị định 108/2006/NĐ-CP.

Bộ hồ sơ dự án đầu tư gốc theo quy định sau:

Các văn bản do nhà đầu tư lập phải có chữ ký đầy đủ của nhà đầu tư hoặc của đại diện có thẩm quyền; có đủ các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đăng ký kinh doanhl;

Các văn bản chính của hồ sơ dự án đầu tư như hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có những nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 54, 55 Nghị định 108/2006/NĐ-CP và Điều lệ doanh nghiệp phải có các nội dung tại Điều 22 của Luật Doanh nghiệp;

Các văn bản chính nêu trên phải do đại diện được ủy quyền của các nhà đầu tư ký vào từng trang và đầy đủ vào cuối văn bản;

Các văn bản trong hồ sơ dự án quy định nộp bản sao hợp lệ là bản chụp/hoặc in/hoặc đánh máy vi tính/hoặc viết tay…trong đó ghi đầy đủ nội dung như bản chính và được công chứng hoặc có chứng thực của cơ quan cấp không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ.

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư

Báo cáo năng lực tài chính, theo quy định của pháp luật về đầu tư do nhà đầu tư lập, tự khai và tự chịu trách nhiệm về tính trung thức, chính xác của báo cáo.

Việc kiểm tra tính xác thực của báo cáo năng lực tài chính theo nguyên tắc nhà đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, tuy nhiên khi được yêu cầu, nhà đầu tư có thể chứng minh hoặc có thể thay thế bằng tài liệu tương đương sau:

Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp đang hoạt động: báo cáo tài chính đã được kiểm toán hai năm gần nhất, trong đó chú ý doanh thu, giá trị tài sản, lợi nhuận hàng năm,

Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp mới được thành lập để thực hiện dự án hoặc đối với nhà đầu tư là cá nhân người nước ngoài; khả năng huy động vốn của nhà đầu tư; chứng nhận của ngân hàng về tài khoản của nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân); sự hỗ trợ của công ty mẹ (nếu có).

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư.

Về địa điểm đầu tư

Nghị định 108/2006/NĐ-CP không quy định nhà đầu tư phải có đất trước khi làm thủ tục đăng ký đầu tư, chỉ quy định nhà đầu tư ghi dự kiến địa điểm đầu tư và nhu cầu sử dụng đất trong văn bản đăng ký đầu tư (theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày19/10/2006 về việc ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam). Cơ quan có thẩm quyền có thể chấp thuận địa điểm đầu tư trước hoặc sau khi nhà đầu tư là thủ tục đăng ký đầu tư;

Trường hợp địa điểm đầu tư thực tế khác với địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư thì nhà đầu tư là thủ tục điều chỉnh lại Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 51, Điều 52 Nghị định 108/2006/ NĐ-CP.

Về diện tích đất.

Khi cấp giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan cấp giấy chứng nhận đâu tư ghi nhận diện tích đất sử dụng hoặc dự kiến sử dụng của dự án đầu tư tại mục diện tích đất sử dụng. Trường hợp diện tích đất thực tế khác diện tích đất ghi tại giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư làm thủ tục điều chỉnh nội dung diện tích đất sử dụng ghi tại giấy chứng nhận đầu tư sau khi tiếp nhận đất thực hiện dự án.

Điều kiện của  dự án đầu tư không phải lấy ý kiến của các bộ ngành

Nhận dạng loại dự án không phải lấy ý kiến của các bộ ngành như sau:

Dự án đầu tư trong nước thuộc diện không phải đăng ký đầu tư và dự án đầu tư trong nước thuộc diện đăng ký đầu tư quy định tại các Điều 42 và 43 Nghị định 108/2006/NĐ – CP.

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại điều 46 luật đầu tư.

Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện (điêu 46 Nghị định 108/2006/ NĐ- CP) trong các trường hợp sau:

Các điều kiện đầu tư đã được pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định.

Đối với dự án đầu tư trong nước,nếu dự án đã đáp ứng các điều kiện đầu tư theo quy định của pháp luật.

Giải trình việc đáp ứng các điều kiện đầu tư

Điểm b, khoản 1, Điều 46 và điểm b, khoản 1 Điều 47, Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định trong hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có điều kiện nhà đầu tư phải giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện mà  dự án đầu tư phải đáp ứng. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định tại phụ lục C, Nghị định 108/2006/NĐ-CP và Điều 29, Luật đầu tư nhưng các điều kiện cụ thể đối với những lĩnh vực này chưa được quy định cụ thể. Điều này dẫn tới việc nhà đầu tư không biết mình phải giải trình những điều kiện gì.

Trong trường hợp này, do pháp luật không quy định gì cụ thể hơn nên nhà đầu tư có thể dựa trên cơ sở dự án đầu tư của mình, đưa ra các nhận xét về sự liên quan, ảnh hưởng của dự án với lĩnh vực pháp luật quy định là lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Từ đó giả trình các nét chính về khả năng đáp ứng điều kiện của dự án làm cơ sở để cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiển thẩm tra của cơ quan có thẩm quyền theo khoản 2 Điều 46, Nghị định 108/2006/NĐ-CP

Thành lập doanh nghiệp mới của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 108/2006/ND-CP, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế ngoài hồ sơ đăng ký hoặc thẩm tra dự án đầu tư, nhà đầu tư phải nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định tại các Điều 44, 45, 46 và 47 của nghị định trên.

Đồng thời, khoản 3 – Điều 6 quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy Chứng nhận đầu tư tại Việt Nam.

Trường hợp có dự án đầu tư mới mà không thành lập tổ chức kinh tế mới thì thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Trường hợp có dự án đầu tư mới gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế mới thì trở lại thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định tại khoản 2 – Điều 6 đã nêu trên đây