Câu hỏi: Công ty tôi chuyên nhập khẩu các máy móc từ Nhật Bản. Nay muốn lập văn phòng đại diện ở Myanmar để tiện cho việc phân phối-mở rộng thì trường, thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Luật Việt Nam hay Luật nước ngoài? Về vấn đề nguồn nhân lực theo luật phải làm như thế nào để đảm bảo tránh được trường hợp nghỉ việc giữa chừng và không thực hiện đúng theo giao kết hợp đồng đã ký?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, việc bạn muốn thành lập văn phòng đại diện bên Myanmar bạn sẽ tuân thủ quy định của pháp luật Myanmar. Pháp luật Việt Nam không điều chỉnh vấn đề này.
Thứ hai, việc sử dụng nguồn nhân lực tức là bạn muốn giao kết hợp đồng lao động các đối tượng tham gia lao động.
*Nếu bạn giao kết tại Việt Nam:
+ Tuân thủ các quy định trong Bộ luật lao động năm 2012;
+ Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động;
+ Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP).
Theo đó khi ký kết hợp đồng bạn có thể thỏa thuận các vấn đề về thời hạn hợp đồng, mức lương và công việc. Còn việc người lao động nghỉ việc giữa chừng tùy vào mức độ và thiệt hại xảy ra mà sẽ tiến hành xử lý theo quy định của Bộ luật lao động. Không được phép yêu cầu người lao động ký quỹ hay đảm bảo tài sản.
*Nếu giao kết lao động bên nước ngoài:
Tuân thủ theo quy định của pháp luật nước đó.
Trong chương trình Luật sư doanh nghiệp của Kênh truyền hình kinh tế tai chính VITV, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, giám đốc công ty Luật S&B Law, cùng với các chuyên gia đã trao đổi về chế định hợp đồng thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mời quý vị đón xem đoạn video sau: