Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hiện nay được quy định tại các văn bản sau:

Luật Đầu tư 2005 (Chương VIII, Điều 74 đến 79),

Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ,

Quyết định 236/QĐ-TTg ngày 20/02/2009 của Thủ tướng phê duyệt Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài”,

Quyết định 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Một số văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ ngành hữu quan về quản lý ngoại hối và các vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Tư vấn luật đất đai

Với các luật sư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, S&B Law là công ty luật hàng đầu cung cấp gói tư vấn về luật đất đai.

Các luật sư của chúng tôi tư vấn luật đất đai trong mối quan hệ với các luật khác như Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản để đưa ra một giải pháp tư vấn toàn diện và có khả năng thực hiện trên thực tế.

Dịch vụ tư vấn luật đất đai của chúng tôi gồm:

Làm việc với khách hàng, đưa ra ý kiến tư vấn về các vấn đề đất đai, bất động sản và nhà ở.

Tư vấn và soạn thảo các văn bản, giao dịch và hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất như: chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, thừa kế, thế chấp, cho thuê, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất;

Tư vấn và đưa ra ý kiến pháp lý về luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến các vấn đề như: tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp, giao đất, cho thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tham gia quá trình đàm phán, kí kết hợp đồng, đại diện giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai, nhà đất tại tòa án và cơ quan hành chính;

Tư vấn, giải đáp, tư vấn về vấn đề khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến luật đất đai về thu hồi, bồi thường trong quá  trình giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư;

Tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý về nhà và quyền sử dụng đất như: xóa nợ thuế, sang tên, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ);

Tư vấn các quyền và nghĩa vụ của các bên trong tranh chấp đất đai, soạn thảo đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện.

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình

Các luật sư của SB Law thấu hiểu những sự tế nhị trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới hôn nhân và gia đình, vì vậy, luật sư của chúng tôi khi giải quyết vấn đề này thường đưa ra những giải pháp thỏa đáng, trên cơ sở tôn trọng quy định pháp luật hiện hành và đặc biệt đảm bảo bí mật đời tư của khách hàng.

Các dịch vụ của luật sư SB Law gồm:

  • Tư vấn và đưa ra phương án hoà giải trong vụ án ly hôn;
  • Tư vấn về vấn đề nhân thân, phân chia tài sản, con trong vụ án ly hôn;
  • Tư vấn hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong vụ án ly hôn;
  • Tư vấn viết đơn từ liên quan và hướng dẫn thủ tục khởi kiện các vấn đề liên quan tới hôn nhân và gia đình;
  • Tư vấn viết đơn từ liên quan và hướng dẫn thủ tục khởi kiện các vụ việc liên quan tới hôn nhân và gia đình;
  • Tư vấn thủ tục nhận nuôi con nuôi và đặc biệt thủ tục nhận nuôi con nuôi cho người nước ngoài.

Tư vấn pháp luật thừa kế

SB Law với đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật dân sự chuyên nghiệp, sẵn sàng trợ giúp khách hàng trong việc tư vấn pháp luật thừa kế.

Thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm có thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Dịch vụ pháp lý của SB Law trong lĩnh vực tư vấn pháp luật thừa kế gồm:

  • Tư vấn về pháp luật thừa kế nói chung.
  • Tư vấn và soạn thảo di chúc theo yêu cầu của khách hàng;
  • Tư vấn về thừa kế theo di chúc;
  • Tư vấn về hàng thừa kế và và tỷ lệ chia di sản thừa kế
  • Tư vấn về thời hiệu và hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong vụ án thừa kế;
  • Tư vấn và soạn thảo đơn khởi kiện, thu thập chứng cứ và hướng dẫn thủ tục khởi kiện vụ án chia thừa kế;
  • Cử luật sư hoặc/và người đại diệntheo pháp luật thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trước tòa án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hướng dẫn viết bản mô tả và tóm tắt sáng chế (Phần I) : Sáng chế dạng cơ cấu

Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình

BẢN MÔ TẢ SÁNG CHẾ

Phần mô tả

– Tên sáng chế: Nút chai sâm banh                       nút chai sâm panh

– Lĩnh vực sử dụng sáng chế

Sáng chế đề cập đến nút dùng để đóng chai sâm banh

Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế

Đã biết các nút dùng để đóng chai sâm banh có dạng hình trụ rỗng và các vành bít và nắp có rãnh theo biên dạng của cổ chai. Tuy nhiên, các nút này có nhược điểm là độ kín khít chưa cao và độ rung khi đóng chai cao.

Bản chất kỹ thuật của sáng chế

Do đó, mục đích của sáng chế là làm tăng độ kín của nút chai sâm banh và giảm rung khi đóng chai.

Để đạt được mục đích nêu trên, nút chai sâm banh theo sáng chế bao gồm phần trụ rỗng ở đầu dưới với các vành bít ở đầu trên của nó, phần nắp ở bên trên phần trụ rỗng có rãnh theo biên dạng của cổ chai, nắp ở mặt trên của nút chai, khác biệt ở chỗ, mặt mút vào ở mặt dưới của phần trụ rỗng có dạng hình bán cầu

Nhờ có mặt mút vào có dạng hình bán cầu nên khi đóng chai, áp suất trong chai tác dụng lên mặt nút vào bình bán cầu này, nhờ vậy mặt mút vào này được nắn phẳng và ép chặt mặt dưới của phần trụ rỗng của nút vào thành trong của cổ chai, do vậy làm tăng độ kín khít và giảm rung khi đóng chai.

– Mô tả vắn tắt các hình vẽ

Hình A-5 là hình vẽ cắt riêng của nút chai sâm banh theo sáng chế.

hình vẽ

– Mô tả chi tiết sáng chế

Theo hình A-5 nút chai sâm banh theo sáng chế bao gồm phần trụ rỗng 1 ở đầu dưới của nút chai, phần trụ rỗng này có các vành bít 2 ở đầu trên của nó, phần nắp 3 ở bên trên phần trụ rỗng có 1 rãnh 4 theo biên dạng của cổ chai và nắp 5 ở mặt trên của nút chai, phần trụ rỗng 1 còn có mặt mút vào 6 ở mặt dưới của nó có dạng hình bán cầu.

Khi đóng chai, phần trụ rỗng 1 được đưa vào cổ chai cho đến khi mép chai tỳ vào rãnh 4 của phần nắp 3. Khi đó, áp suất trong chai tác dụng lên mặt mút vào hình bán cầu 6 làm cho mặt 6 này được nắn phẳng và ép chặt mặt dưới của phần trụ rỗng1 vào thành trong của cổ chai, nhờ vậy làm tăng độ khít và giảm độ rung khi đóng chai

Yêu cầu bảo hộ

Nút chai sâm banh, với mục đích tăng độ khít và giảm độ rung khi đóng chai, nút này bao gồm phần trụ rỗng (1) ở đầu dưới với các vành bít (2) ở đầu trên của phần trụ rỗng (1) phần nắp (3) ở bên trên phần trụ rỗng (1) có rãnh (4) theo biên dạng của cổ chai và nắp (5) ở mặt trên của nút chai. Khác biệt ở chỗ, mặt mút vào ô (6) ở mặt dưới của phần trụ rỗng (1) có dạng hình bán cầu.

BẢN TÓM TẮT SÁNG CHẾ

Sáng chế đề cập đến nút chai sâm banh làm tăng độ khít và giảm độ rung khi đóng chai, nút này bao gồm phần trụ rỗng (1) ở đầu dưới với các vành bít (2) ở đầu trên của phần trụ rỗng (1) phần nắp (3) ở trên phần trụ rỗng (1) có rãnh (4) theo biên dạng của cổ chai và nắp (5) ở mặt trên của nút chai, khác biệt ở chỗ, mặt mút vào (6) ở mặt dưới cảu phần trụ rỗng (1) có dạng hình bán cầu, nhờ vậy, khi đóng chai, áp suất trong chai tác dụng lên mặt mút vào (6) làm cho mặt mút vào (6) được nắn phẳng và ép chặt mặt dưới cuả phần trụ rỗng (1) vào thành trong của cổ chai.

(Hình vẽ công bố – Hình A-5)

hình

2.Sáng chế dạng chất

 BẢN MÔ TẢ SÁNG CHẾ

Phần mô tả

– Tên sáng chế: Hợp kim nền vàng

– Lĩnh vực sử dụng sáng chế:

Sáng chế đề cập đến hợp kim nền vàng

– Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế

Đã biết đến hợp kim nền vàng, trong đó ngoài vàng hợp kim này chứa 10% bạc và 0,5% gali. Nhược điểm của hợp kim này là có dạng đặc tính vật lý và công nghệ không cao.

– Bản chất kỹ thuật của sáng chế

Mục đích của sáng chế là cải thiện đặc tính vật lý và công nghệ của hợp kim nền vàng. Để đạt được mục đích nêu trên, sáng chế đề xuất hợp kim nền vàng có thành phần (% khối lượng)

Vàng: 52 – 56

Bạc:   43 – 47

Gali:  0.9 – 1.2

Tạp chất còn lại

– Mô tả chi tiết sáng chế

Hợp kim nền vàng theo sáng chế có thành phần:

Vàng: 52 – 56

Bạc: 43 – 47

Gali: 0.9 – 1.2

Tạp chất còn lại

Hợp kim này được chế tạo theo phương pháp bao gồm các công đoạn: nấu cháy hợp kim trong lò cao tần và đồng nhất hóa ở nhiệt độ 6400C trong 24 giờ

– Ví dụ thực hiện sáng chế

Chế tạo 100kg hơp kim

Để chế tạo 100kg hơp kim cần trộn 53kg vàng, 45.8kg bạc, 0.9kg gali, và 0.3kg tạp chất bao gồm đồng, niken. asen, angtimon với điều kiện  mỗi loại chiếm < 0.1 kg với nhau, sau đó nấu cháy hợp kim trong lò cao tần và đồng nhất hóa ở nhiệt độ 6400 C, Sau 24 giờ, thu được hợp kim mong muốn.

Yêu cầu bảo hộ

1. Hợp chất nền vàng chứa bạc và gali, khác biệt ở chỗ, với mục đích cải thiện các đặc tính vật lý và công nghệ của hợp kim, hợp kim này có thành phần khối lượng như sau (% khối lượng)

Vàng: 52 – 56

Bạc: 43 – 47

Gali: 0.9 – 1.2

Tạp chất còn lại

BẢN TÓM TẮT SÁNG CHẾ

Sáng chế đề cập đến hợp kim nền vàng chứa bạc và gali, khác biệt ở chỗ, vơi mục đích cải thiện đặc tính vật lý và công nghệ cảu hợp kim, hợp kim này có thành phần khối lượng như sau (% khối lượng)

Vàng: 52 – 56

Bạc: 43 – 47

Gali: 0.9 – 1.2

Tạp chất còn lại

Thời hạn xem xét đơn đăng ký sáng chế

– Đơn được tiếp nhận sau khi đơn tới Cục sở hữu trí tuệ. Nếu không, Cục sở hữu trí tuệ sẽ không thông báo từ tiếp nhận đơn trong thời hạn 15 ngày tình từ ngày nhận được đơn.

– Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế, Cục sở hữu thẩm định hình thức đơn và thông báo cho người nộp đơn về quyết định chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận đơn hợp lệ

– Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung (nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn) hoặc từ ngày công bố đơn (nếu yêu cầu thẩm định được nộp trước ngày công bố đơn), người nộp đơn và người thứ ba yêu cầu thẩm định nội dung sẽ được cục sở hữu trí tuệ thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn, trong đó nêu rõ đối tượng có đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không.

 

 

Hành động của người nộp đơn khi tiến hành đăng ký sáng chế không suôn sẻ

– Trường hợp được cục sở hữu trí tuệ thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ hoặc dự định từ chối cấp bằng độc quyền sáng chế/ Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Người nộp đơn cần phải sửa chữa những thiếu sót của đơn (nếu có thể) hoặc nêu ý kiến phản bác lý do dẫn đến từ chối cấp bằng độc quyền không xác định của Cục sở hữu trí tuệ.

– Trường hợp được Cục sở hữu trí tuệ thông báo về việc có người khác phản đối việc cấp Bằng độc quyền sáng chế/ Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Người nộp đơn có thể sửa đổi bản mô tả nhằm thu hẹp yêu cầu của đơn bảo hộ (nhưng không được làm thay đổi bản chất) của sáng chế hoặc nêu ý kiến phản bác những lý lẽ, chứng cứ không xác đáng của người phản đối

– Để khắc phục thiếu sót của đơn. Người nộp đơn có thể sửa đổi đơn, tuy nhiên việc thay đổi không làm thay đổi bản chất sáng chế và không được mỏ rông yêu phạm vi yêu cầu bảo hộ sáng chế.

– Nếu không đồng ý với các quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Người nộp đơn có thể khiếu nại lên cục trưởng cục sở hữu trí tuệ.Trường hợp không đồng ý với giải quyết khiếu nại lần đâu, người nộp đơn có thể khiếu nại lên bộ trưởng bộ khỏa học công nghệ hoặc khởi kiện vụ án hành chính ra tòa.

Cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế

Cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế

– Đơn đăng ký sáng chế phải được đăng ký trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện cho Cục sở hữu trí tuệ (trụ sở chính hoặc qua các văn phòng đại diện)

Cách nộp đơn đăng ký sáng chế

– Tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể tự mình nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc có thể ( nhưng không bắt buộc) nộp đơn đăng ký thông qua tổ chức dịch vụ trung gian của một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Danh sách các tổ chức dịch vụ sở hữu công nghiệp được đăng tải trên trang web: http://www.noip.gov.vn

– Nếu tổ chức, cá nhân chưa hiểu rõ cách thức làm và nộp đơn đăng ký sáng chế, và không muốn tham vấn Cục sở hữu trí tuệ, thì nên sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp – thuê một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thay mặt mình làm và nộp đơn.

Chi phí mà người nộp đơn cần phải nộp khi đăng ký sáng chế

Để đăng ký sáng chế, người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại thông tư số 22/2009/TT – BTC ngày 20/02/2009 của Bộ tài chính) và phí dịch vụ sở hữu công nghiệp (nếu có) bao gồm các khoản sau:

– Lệ phí nộp đơn:

– Lệ phí công bố đơn:

– Lệ phí thẩm định nội dung:

– Lệ phí công bố đơn độc quyền sáng chế/ giả pháp hữu ích như lệ phí công bố đơn.

– Lệ phí đăng bạ văn bằng bảo hộ:

– Lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế/bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Lệ phí duy trì hiệu lực đựơc nộp theo năm với một mức tăng dần.

Lập bản mô tả và bản tóm tắt sáng chế

– Bản mô tả sáng chế (bản mô tả) phải bao gồm phần mô tả và phạm vi (yêu cầu) bảo hộ

– Phần mô tả phải có các nội dung sau:

+ Tên sáng chế

+ Lĩnh vực sử dụng sáng chế

+ Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế

+ Bản chất kỹ thuật của sáng chế

+ Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo, nếu có

+ Ví dụ thực hiện sáng chế nếu cần

+ Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được

+ Tên sáng chế phải ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện vắn tắt dạng đối tượng, chức năng hoặc lĩnh vực kỹ thuật mà bản chất của đối tượng đó và phải phù hợp với bản chất của sáng chế như được thể hiện chi tiết ở phần “bản chất kỹ thuật của sáng chế” của Bản mô tả

+ Lĩnh vực sử dụng sáng chế phải chỉ ra lĩnh vực kỹ thuật mà sáng chế sử dụng hoặc liên quan tới

+ Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế. Phải nêu các thông tin về giải pháp kỹ thuật đã biết (tính đến ngày ưu tiên của đơn) tương tự (có cùng mục đích hoặc cùng giải quyết một vấn đề kỹ thuật) với sáng chế nêu trong đơn. Trên cơ sở các giải pháp đã biết đó, cần chỉ ra giải pháp có bản chất kỹ thuật gần giông nhất với sáng chế nêu trong đơn, mô tả tóm tắt bản chất giải pháp này và nêu các hạn chế, thiếu sót của giải pháp đó trong việc giải quyết vấn đề kỹ thuật hoặc đạt được mục đích mà sáng chế nêu trong đơn đề cập tới. Nguồn của các thông tin phải được chỉ dẫn rõ ràng. Nếu không có thông tin về tình trạng kỹ thuật thì phải ghi rõ điều đó.

+ Bản chất kỹ thuật của sáng chế:

Bản chất kỹ thuật của sáng chế được mở đầu bằng đoạn trình bày mục đích mà sáng chế cần đạt được hoặc vấn đề kỹ thuật mà sáng chế cần phải giải quyết nhằm khắc phục các hạn chế, thiếu sót của giải pháp gần giống nhất đã biết nêu ở phần “tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế”

Tiếp theo là mô tả các dấu hiệu cấu thành sáng chế. Đặc biệt phải trình bày các dấu hiệu mới của sáng chế so với các giải pháp kỹ thuật gần giống nêu ở phần “Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế”

Các loại dấu hiệu có thể sử dụng để mô tả phụ thuộc vào dạng sáng chế:

Các dấu hiệu để mô tả sáng chế dạng cơ cấu có thể là: (i) chi tiết, cụm chi tiết và chức năng của chúng; (ii) hình dạng của chi tiết;(ii) vật liệu làm nên chi tiết, cụm chi tiết, (iv) kích thước của chi tiết,cụm chi tiết;(v) tương quan vị trí giữa các chi tiết, cụm chi tiết, (vi) cách liên kết các chi tiết, cum chi tiết.

Các dấu hiệu để mô tả sáng chế dạng chất rất khác nhau phụ thuộc vào cách thu được chất đó. Nhưng nói chung, các dấu hiệu của chất có thể là: (i) các hợp chất tạo nên chất. (iii) công thức cấu trúc phân tử; (iv) đặc tính lý hoá,vv…

Các dấu hiệu để mô tả sáng chế để phương pháp có thể là: (i) các công đoạn; (ii) trình tự thực hiện các công đoạn; (iii) các điều kiện kỹ thuật( nhiệt độ, áp suất, thời gian, chất xúc tác…) để thực hiện công đoạn; (iv) phương tiện/thiết bị để thực hiện các công đoạn…

+ Mô tả vắn tắt các hình vẽ.

Nếu ở phần mô tả có kèm theo hình vẽ nhằm làm rõ bản chất sáng chế thì phải có các danh mục hình vẽ và giải thích vắn tắt từng hình vẽ.

+ Mô tả chi tiết sáng chế:

Tuỳ thuộc vào dạng sáng chế

Đối với sáng chế dạng cơ cấu, trước hết phải mô tả theo kết cấu( cơ cấu ở trạng thái tĩnh) có dựa vào các số chỉ dẫn trên các hình vẽ, tức là phải trình bày tỉ mỷ các đặc điểm kết cấu. Sau đó, phải mô tả sự hoạt động của cơ cấu đó, tức là trình tự làm việc cảu nó, hoặc sự tương tác của các chi tiết, cụm chi tiết cấu thành nó.

Đối với sáng chế dạng phương pháp: Trước hết phải mô tả trình tự thực hiện các công đoạn( nguyên công/bước) điều kiện cụ thể thực hiện công đoạn đó(nếu có)

Đối với sáng chế dạng vật liệu sinh học: nếu vật liệu sinh học không thể mô tả được thì phải cần chỉ ra các dữ liệu về việc lưu giữa và nguồn gốc của nó, dữ liệu về thành phần định tính và định lượng của môi trường tạo ra nó, hoặc danh mục trình tự…

+ Ví dụ thực hiện sáng chế: trong phần này cần chỉ ra một hoặc vài ví dụ thực hiện sáng chế để chứng minh khả năng áp dụng sáng chế.

+ Hiệu quả đạt được: trong phần này nên đưa ra các hiệu quả kỹ thuật kinh tế của sáng chế để chứng minh ưu điểm của nó so với giải pháp kỹ thuật đã biết.

+ Hình vẽ phải được thể hiện theo các quy định về vẽ kỹ thuật

+ Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ

Yêu cầu bảo hộ dụng để xác định phạm vi quyề sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.

Yêu cầu bảo hộ phải: (i) phù hợp với phần mô tả và hình vẽ;(ii) chứa các dấu hiệu cơ bản của sáng chế đủ để đạt được mục đích hoặc giải quyết nhiệm vụ đặt ra;(iii) không chứa các chỉ dẫn liên quan đến bản mô tả hình vẽ. (iv) không được chứa hình vẽ;(v) mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ chỉ có thể đề cập tới một đối tượng yêu cầu bảo hộ.

Cấu trúc yêu cầu bảo hộ: yêu cầu bảo hộ có thể có một hay nhiều điểm độc lập ( tương ứng với số lượng sáng chế trong đơn). Mỗi điểm độc lập có thể có các điể phụ thuộc. Mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ chứa đầy đủ các dấu hiệu cơ bản cần và đủ để xác định phạm vi bảo hộ của một sáng chế. Điểm phụ thuộc viện dẫn đến điểm độc lập mà nó phụ thuộc vào, tức là chứa các dấu hiệu của điểm đó và còn chứa thêm các dấu hiệu bổ sung nhằm cụ thể hoá hoặc phát triển các dấu hiệu nêu trong điểm độc lập.

+ Cách lập yêu cầu bảo hộ:

Mỗi điểm độc lập trong yêu cầu bảo hộ cần phải viết thành một câu và nên (nhưng không bắt buộc) gồm hai phần:

Phần thứ nhất, gọi là phần giới hạn, gồm tên đối tượng và các dấu hiệu cần để xác định sáng chế và các dấu hiệu cần để xác định sáng chế và trùng với các dấu hiệu của đối tượng đã biết nêu ở phần tình trạng kỹ thuật.

Phần thứ hai, gọi là phần khác biệt , bắt đầu bằng từ khác biệt ở chỗ hoặc đặc trưng ở chỗ hoặc các từ tương đương khác và chỉ ra các dấu hiệu khác biệt của sáng chế mà các dấu hiệu này khi kết hợp với các dấu hiệu đã biết ở phần giới hạn tạo nên sáng chế.

Bản tóm tắt là phần trình bày ngắn gọn (không quá 150 từ) về bản chất của sáng chế đã được bộc lộ ở phần mô tả, yêu cầu bảo hộ và hình vẽ nhằm cung cấp các thông tin tóm tắt về sáng chế. Bản tóm tắt có thể được minh hoạ bằng hình vẽ đặc trưng. Ví dụ: về mô tả và Tóm tắt sáng chế liên quan đến 3 sáng chế cụ thể được nêu trong phụ lục…

Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế

tu van luat pha san
tu van luat pha san

Đơn đăng ký sáng chế phải đáp ứng những yêu cầu về hình thức và nội dung, đặc biệt là các yêu cầu sau đây:

+ Đơn phải đảm bảo tính thống nhất: mỗi đơn chỉ đăng ký một sáng chế. Tuy nhiên trong một đơn có thể đăng ký nhiều sáng chế thống nhất với nhau, tức là có mối liên hệ kỹ thuật đối với nhau, để cùng giải quyết một vấn đề chung duy nhất, chẳng hạn, các sáng chế về thuốc trừ sâu, về phương pháp sản xuất thuốc trừ sâu, về thiết bị để sản xuất thuốc trừ sâu này có thể coi là thống nhất với nhau.

+ Đơn phải bộc lộ hoàn toàn bản chất sáng chế: đơn phải bao gồm đầy đủ thông tin về sáng chế đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được sáng chế đó.

Tài liệu trong đơn đăng ký sáng chế

 Đơn đăng ký sáng chế phải bao gồm những tài liệu sau đây:

+ Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu quy định

+ Bản mô tả sáng chế

+ Bản tóm tắt sáng chế

+ Chứng từ lệ phí nộp đơn và lệ phí công bố đơn (nếu có yêu cầu thẩm định nội dung), phí phân loại sáng chế nếu người nộp đơn không phân loại

– Ngoài ra, trong trường hợp cụ thể, đơn đăng ký sáng chế có thể có thêm các tài liệu bổ sung sau đây

+ Giấy uỷ quyền (trường hợp đơn được nộp thông qua đại diện)

+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc hoặc các đơn đầu tiên nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế.

+ Phí xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).