Quyền chuyển nhượng cổ phần trong Công ty cổ phần

Câu hỏi: Công ty tôi làm việc trước đây là doanh nghiệp nhà nước và hiện đang tiến hành cổ phần hóa. Vì đã làm việc lâu năm tại công ty nên tôi sẽ được cấp một số nhỏ cổ phần. Xin hỏi tôi có quyền chuyển nhượng số cổ phần này không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014, cổ phần trong Công ty cổ phần được chuyển nhượng tự do trừ các trường hợp:

– Cổ phần đó là cổ phần ưu đãi biểu quyết (quy định tại Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014).

– Cổ phần đó là cổ phần do cổ đông sáng lập nắm giữ. Cổ phần này chỉ có thể chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty đăng ký kinh doanh hoặc cho cá nhân khác nếu được sự chấp thuận của hội đồng cổ đông (quy định tại khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014).

– Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần và các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng (quy định tại Khoản 1 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014).

Như vậy, bạn cần căn cứ vào loại cổ phần mà mình sở hữu và Điều lệ công ty để xác định mình có quyền bán số cổ phần đó hay không.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể xuất cảnh khỏi Việt Nam không?

Câu hỏi: Tôi là người đại diện theo pháp luật của công ty tôi. Xin hỏi tôi có thể đi du lịch nước ngoài được không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về người đại diện theo pháp luật như sau:

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

  1. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
  2. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:
  3. a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;
  4. b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  5. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.”

Theo đó, nếu công ty của bạn là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật và hiện đang có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam hoặc toàn bộ người đại diện theo pháp luật vắng mặt tại Việt Nam thì bạn có thể đi du lịch nước ngoài bình thường.

Nếu công ty chỉ có duy nhất một người đại diện theo pháp luật là bạn thì khi xuất cảnh khỏi Việt Nam, bạn phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật và bạn vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014. Nếu bạn không ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền thì áp dụng theo quy định Khoản 4 Điều 13 của Luật như đã trích ở trên.

Doanh nghiệp sẽ bị giải thể nếu bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Câu hỏi: Tôi là Mai, làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài ở Vĩnh Phúc. Tôi có một thắc mắc như sau: Nếu giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của công ty tôi bị thu hồi thì công ty tôi có bị giải thể không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Việc công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không dẫn tới hậu quả pháp lý là công ty bị giải thể. Bởi mỗi công ty có quyền được thực hiện nhiều dự án đầu tư khác nhau, mỗi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chỉ áp dụng cho một dự án đầu tư duy nhất và không ảnh hưởng tới các dự án đầu tư còn lại của công ty bạn.

Thế nào là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng?

Câu hỏi: Vợ chồng tôi ký kết hợp đồng mua bán một lô hàng gồm 500 bộ bàn ghế gỗ với Công ty nội thất Hoa Sơn. Để đề phòng rủi ro xảy ra, tôi muốn hỏi đâu là những căn cứ để xác định có sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”.
Khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên đều nhằm đạt được một mục đích nhất định thể hiện qua nghĩa vụ của bên kia. Một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng chính là gây ảnh hưởng tới mục đích giao kết hợp đồng của bên kia và phải chịu những chế tài do pháp luật quy định hoặc chịu trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng. Các căn cứ để áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng bao gồm:
– Có hành vi vi phạm hợp đồng.
Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ quan trọng để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Trong quan hệ hợp đồng, các bên không chỉ phải thực hiện những nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng mà còn có thể phải thực hiện những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Vì vậy, khi xem xét hành vi có vi phạm không, cần phải căn cứ cả vào hợp đồng để xác định nghĩa vụ theo hợp đồng và quy định của pháp luật để xác định nghĩa vụ theo pháp luật.
– Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra.
Thiệt hại vật chất thực tế do vi phạm hợp đồng mua bán gây ra là căn cứ bắt buộc phải có khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Đối với các hình thức khác, thiệt hại thực tế có thể được coi là tình tiết để xác định mức độ nặng hay nhẹ của chế tài. Thiệt hại thực tế bao gồm thiệt hại trực tiếp và gián tiếp. Thiệt hại trực tiếp là thiệt hại đã xảy ra trên thực tế và có thể định lượng, thiệt hại gián tiếp là thiệt hại phải dựa trên sự suy đoán khoa học để xác định, biểu hiện qua thu nhập thực tế bị giảm sút, khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế.
Về phương diện triết học, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế được xác định khi hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế có mối liên hệ tất yếu; hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
– Có lỗi của bên vi phạm.
Lỗi của bên vi phạm hợp đồng là căn cứ bắt buộc phải có để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Lỗi là trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của người đối với hành vi của họ và hậu quả của hành vi đó. Trừ trường hợp bên vi phạm chứng minh được mình không có lỗi, mọi hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng đều bị coi là có lỗi (vô ý hoặc cố ý). Bên bị vi phạm không có trách nhiệm chứng minh lỗi của bên vi phạm.

Doanh nghiệp bất động sản ‘kêu trời’ vì bị đánh cắp thương hiệu

Trong bài “Doanh nghiệp bất động sản ‘kêu trời’ vì bị đánh cắp thương hiệu” đăng trên báo VietNam Finance, có trích dẫn ý kiến của Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW. Dưới đây là nội dung chi tiết:

(VNF) – “Thương hiệu Tràng An của chúng tôi đã bị một đơn vị khác tự lấy để quảng cáo bán căn hộ. Đó là sự vi phạm trắng trợn về hình ảnh và thương hiệu”, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Việt Nam, Chủ tịch GP Invest, chia sẻ.

Sự búc xúc của ông Hiệp đã làm nóng toạ đàm sáng ngày 21/8/2018 về chủ đề “Làm thế nào để bảo vệ cho thương hiệu doanh nghiệp bất động sản”.

Đủ kiểu “ăn cắp” thương hiệu

Sau lời tự sự đó, ông Hiệp ví dụ ngay: “Dự án của chúng tôi bị trùng lặp với dự án ở 149 Trường Chinh và một công ty môi giới đã lấy hình ảnh của chúng tôi để quảng cáo cho dự án ở Trường Chinh.

“Đó chính là vi phạm của thương hiệu và hình ảnh nghiêm trọng nhưng hiện nay chưa có cơ quan nào xử lý vấn đề này nên chúng tôi cũng chỉ để họ gỡ bỏ xuống từ các trang online”.

Không chỉ vị Chủ tịch GP Invest lo lắng mà rất nhiều doanh nghiệp, doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản cũng đồng loạt “tố” những vi phạm trong việc đánh cắp, nhái thương hiệu của các đơn vị lớn.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch HĐQT Công ty Bất động sản Hanhud, cho biết đơn vị của ông sau nhiều năm gây dựng thương hiệu và uy tín trên thị trường, nhưng cổ phần hoá xong thì không thể đăng ký lại được tên doanh nghiệp. Nguyên nhân là đã có doanh nghiệp khác đăng ký tên Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội. Vì thế, công ty của ông Đính phải thêm 2 chữ “đô thị” để tách biệt với đơn vị kia.

“Điều này cho thấy việc đăng ký kinh doanh hiện nay chúng ta mới chỉ đăng ký bằng tên và địa chỉ. Còn những yếu tố khác như hình ảnh, logo, slogan của doanh nghiệp thì chưa được chú trọng”, ông Đính nói.

Ông Nguyễn Cảnh Hồng, Tổng Giám đốc Eurowindow, chỉ ra việc vi phạm sở hữu trí tuệ hiện nay có thể là do chủ ý hoặc cố ý.

“Ví dụ như trường hợp của Eurowindow, các doanh nghiệp, nhà sản xuất khác cũng sử dụng từ Euro… tuy nhiên sau đó thêm các từ viết tắt khác hoặc các hình ảnh của Eurowindow dẫn đến sự nhầm lẫn về thương hiệu của doanh nghiệp”, ông Hồng bức xúc nói.

Nhà nước không đủ sức để bảo vệ doanh nghiệp?

Nói về việc nhái thương hiệu, ông Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, cho biết có một thực tế là hiện nay, một số doanh nghiệp trẻ hoặc startup khi đăng ký tên doanh nghiệp thường lấy những tên giống các doanh nghiệp lâu đời, nối tiếng hoặc thành công và thêm một vài chữ cái khác hoặc chỉ có sự thay đổi một chút. “Điều này là sự cố ý tạo ra sự nhầm lẫn thương hiệu”, ông Hà nói.

Liên quan đến trường hợp hình ảnh Tràng An complex bị doanh nghiệp khác tự ý sử dụng trên website, ông Hà cho rằng hình ảnh mặc nhiên là có bản quyền tác giả, vì vậy mặc dù không phải đăng ký song bản thân nó cũng đã được bảo hộ. Ông Hà đề xuất nếu doanh nghiệp muốn làm đến cùng thì có thể đưa ra pháp lý.

Tuy nhiên, ông Hà cũng thừa nhận hiện luật yêu cầu các doanh nghiệp phải tự bảo vệ mình. Trong những trường hợp bị nhầm lẫn thương hiệu, nhà nước sẽ không thay thế doanh nghiệp trong việc bảo hộ thương hiệu.

“Nếu phát hiện ra việc bị ‘nhái’ thương hiệu, doanhh nghiệp nên áp dụng biện pháp hành chính, dân sự để bảo vệ… bởi nhà nước không thể đủ nguồn lực để bảo vệ doanh nghiệp”, ông Hà nói.

Bộ GTVT cũng đề xuất muốn đăng ký ô tô phải mở tài khoản

Trong bài “Bộ GTVT cũng đề xuất muốn đăng ký ô tô phải mở tài khoản” đăng trên báo Một thế giới, có trích dẫn ý kiến của Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đề xuất chủ xe ô tô muốn đăng ký phải có tài khoản ngân hàng để công an có thể phạt “nguội” nếu chủ xe vi phạm.

Đề xuất trên được Bộ GTVT nêu ra tại dự thảo tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), thay thế Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên đề xuất việc chủ ô tô phải có tài khoản ngân hàng. Mới đây, UBND TP.Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ liên quan xây dựng và báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành quy định về đăng ký xe, trong đó chủ phương tiện phải có tài khoản được mở tại ngân hàng và có giấy phép lái xe phù hợp để khấu trừ vào tài khoản ngân hàng đối với các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông được xử lý bằng hình thức phạt nguội.

Trước đó, từ năm 2016, Công an TP.Hà Nội cũng đã đề xuất việc này với lý do việc mở tài khoản sẽ tạo thuận lợi cho quá trình xử lý vi phạm giao thông. Thời điểm đó, cơ quan này cho rằng việc mở tài khoản ngân hàng sẽ tạo thuận lợi cho quá trình xử lý vi phạm giao thông. Qua đó, người bán xe sẽ bắt buộc người mua xe phải sang tên vì nếu không làm sẽ bị trừ vào tài khoản ngân hàng của mình.

Việc có tài khoản này còn tránh tình trạng tác động của các bên liên quan, đảm bảo công bằng cho những người tham gia giao thông. Hơn nữa, việc có tài khoản như vậy đã áp dụng rất nhiều ở các nước, với người sở hữu ô tô thì có 10-20 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng không phải là quá khó khăn và cũng thuận tiện cho chủ phương tiện.

Tuy nhiên, kiến nghị này hiện vẫn gặp nhiều ý kiến trái chiều. Bình luận về đề xuất này với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, luật sư Kiều Anh Vũ (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng quy định này có thể hướng đến mục đích tạo sự thuận lợi trong việc nộp phạt của người vi phạm giao thông và thu tiền phạt của cơ quan nhà nước.

Theo đó, người vi phạm có thể sẽ không mất nhiều thời gian đi lại, không phải đến kho bạc nhà nước nộp phạt bằng tiền mặt. Tuy vậy, vấn đề ở đây là cần xem xét về tính hợp lý giữa quy định của pháp luật và quyền của người dân.

“Nếu chỉ vì mục đích “phạt nguội” mà bắt buộc người dân phải có tài khoản ngân hàng khi đăng ký ô tô là chưa thật sự hợp lý, bởi lẽ việc mở hay không mở tài khoản ngân hàng là quyền của người dân. Nếu bắt buộc người đăng ký ô tô phải có tài khoản để “bảo đảm” cho việc phạt nguội là khá khiên cưỡng, ảnh hưởng đến quyền sở hữu tài sản (đăng ký ô tô) và sử dụng dịch vụ của người dân (mở tài khoản ngân hàng)”, ông Vũ nói.

Hơn nữa, luật sư cho rằng việc sở hữu ô tô và việc vi phạm pháp luật giao thông dẫn đến bị “phạt nguội” không phải là vấn đề có tính đương nhiên, tất yếu, nên buộc mở tài khoản chỉ để thu tiền phạt là không thật sự thuyết phục.

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW lo ngại quy định này không có khả năng thực hiện. “Việc mở tài khoản ngân hàng là quyền của công dân chứ không phải nghĩa vụ, do đó, không thể ép buộc được vì công dân phải mất tiền mở tài khoản và phải thanh toán chi phí để duy trì tài khoản đó”.

“Quy định này không thể gọi là biện pháp để ngăn chặn hành vi vi phạm giao thông. Trong trường hợp cần ngăn chặn hành vi vi phạm giao thông thì các cơ quan chức năng cần phải tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn người tham gia giao thông chứ không phải là ép buộc người tham gia phải làm thẻ ngân hàng”, ông Hà nói.

Thậm chí, theo quan điểm của ông Hà, có tình trạng người dân mở tài khoản nhưng không để tiền vào trong tài khoản mà chỉ để số dư trong tài khoản thì việc phạt nguội bằng hình thức này cũng không thể thực hiện được.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán, giao dịch phổ biến trên thế giới và đang triển khai tại Việt Nam. Tuy nhiên, ông Hà cho rằng nếu bắt buộc người mua và đăng ký ô tô phải mở tài khoản ngân hàng cần được xem xét và thăm dò ý kiến của người dân để thể hiện tính dân chủ, sau đó là khuyến khích thực hiện.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đồng tình với phương án chủ phương tiện phải có tài khoản để khấu trừ nếu có vi phạm giao thông.

“Phạt nguội là cách thức xử lý minh bạch, giúp giảm số lượng cảnh sát giao thông. Các chủ xe kinh doanh phải bắt buộc mở tài khoản, còn chủ xe cá nhân có thể khuyến khích trước, sau đó thực hiện đồng loạt”, ông Thanh nói.

Cùng quan điểm, nói với báo giới, ông Bùi Danh Liên, chuyên gia giao thông cho rằng việc sử dụng tài khoản ngân hàng để nộp phạt vi phạm giao thông sẽ đem lại một số lợi ích như chống tham nhũng, tránh tình trạng rửa tiền, đỡ mất thời gian. Tuy nhiên, việc này cần phải có lộ trình để người dân hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề này.

Chuyên gia này nêu, thời điểm hiện tại, điều kiện kinh tế của người dân đã được nâng lên,việc có một tài khoản để đảm bảo cho việc xử phạt chính là có lợi với người dân, có lợi cho cơ quan nhà nước. Theo hình thức truyền thống, lái xe vi phạm sẽ phải lấy biên bản đến kho bạc nộp phạt rồi lại quay lại lấy giấy tờ, việc làm này sẽ rất phiền hà cho người vi phạm.

Bên cạnh đó, việc mở tài khoản sẽ khiến cho việc nộp phạt được minh bạch hơn, số tiền nộp phạt chạy thẳng vào ngân hàng, chạy thẳng vào tài khoản của nhà nước. Như vậy sẽ tránh hiện tượng “bôi trơn” giữa người vi phạm với lực lượng cảnh sát giao thông, gây ra nạn tham nhũng.

Nguồn: http://www.motthegioi.vn/kinh-te-c-67/thi-truong-kinh-doanh-c-97/bo-gtvt-cung-de-xuat-muon-dang-ky-o-to-phai-mo-tai-khoan-93071.html

Những yêu cầu mà nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện

Câu hỏi: Tôi là Tuấn. Tôi đang là một nhà đầu tư, kinh doanh. Xin hỏi, nhà nước không bắt buộc các nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ vào Luật đầu tư 2014 thì nhà nước không bắt buộc các nhà đầu tư thực hiện những yêu cầu như sau:

–           Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;

–           Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;

–           Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;

–           Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;

–           Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;

–           Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;

–           Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã có phần tư vấn về thủ tục pháp lý đầu tư xây dựng khu resort tại Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài. Chương trình phát trên truyền hình Netviet.

Mức cấp dưỡng được pháp luật quy định như thế nào?

Câu hỏi: Tôi là Hương. Tôi xin hỏi, mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng được quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định mức cấp dưỡng được như sau:

“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy, mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng căn cứ vào khả năng thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết

Tư vấn luật – Quy định về mang thai hộ. Ngày 1/1/2015, luật hôn nhân và gia đình mới sẽ phát sinh hiệu lực, trong luật mới, có rất nhiều quy định mới trong đó có quy định về vấn đề mang thai hộ.

 

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu trong trường hợp nào?

Câu hỏi: Tôi là Chi. Tôi và chồng chuẩn bị chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Để tránh rủi ro, tôi xin hỏi trong trường hợp nào thì chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

–           Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

–           Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

+          Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

+          Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

+          Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

+          Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

+          Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

+          Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà đã tư vấn cho bà con Việt Kiều về vấn đề cư trú, hôn nhân và gia đình trên truyền hình Netviet – VTC10.

Pháp luật quy định như thế nào về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện?

Câu hỏi: Tôi là Hà, tôi đang có dự định đầu tư kinh doanh. Xin hỏi, pháp luật quy định thế nào về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ vào Luật đầu tư 2014 thì ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định như sau:

–           Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

–           Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014.

–           Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014 được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

–           Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu là vì lý do quốc phòng an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội sức khỏe cộng đồng và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

–           Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

–           Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.

Công ty Luật SBLaw – Kinh doanh có điều kiện Luật doanh nghiệp 2014 có quy định mới trong trường hợp cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài cụ thể như thế nào luật sư Nguyễn Thanh Hà sẽ giải đáp trong video …. Trong chương trình Luật sư doanh nghiệp Kênh kinh tế tài chính VITV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có phần trả lời phỏng vấn về vấn đề Ứng dụng công nghệ vào cuộc họp của công ty, chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung này:

 

Pháp luật cấm kinh doanh đầu tư những ngành nghề nào?

Câu hỏi:  Tôi là Hòa. Xin hỏi, pháp luật cấm nhà đầu tư kinh doanh ngành nghề nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 6 Luật đầu tư 2014 quy định về ngành nghề pháp luật cấm kinh doanh như sau:

“1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Các ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh được quy định tại Điều 6 Luật đầu tư 2014 và chi tiết tại các Phụ lục 1, 2, 3 của Luật đầu tư 2014.

Điều kiện kinh doanh theo luật đầu tư 2014 Trong chương trình luật sư doanh nghiệp, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch công ty luật SBLAW đã có bài trả lời phỏng vấn về bải bỏ Giấy phép con theo Luật đầu tư năm 2014. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn:

 

Pháp luật quy định như thế nào là người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi?

Câu hỏi: Tôi là Dũng. Xin hỏi, như thế nào là người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi được quy định như sau:

–           Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

–           Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

–           Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã có phần trao đổi về Những điểm mới của chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự trong chương trình Bạn và pháp luật, kênh VOV1, Đài tiếng nói Việt Nam. Mời Quý vị xem nội dung tại đây: