Có phải đăng ký kinh doanh khi bán mỹ phẩm handmade?

Câu hỏi: Tôi là Linh. Tôi làm handmade son môi bán, đội trật tự vào kiểm tra nói sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đăng ký kinh doanh phạt 40 triệu. Vậy có đúng không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh như sau:

– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong)

– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

– Buôn chuyến  hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.

Trường hợp của bạn, kinh doanh các sản phẩm handmade thuộc hoạt động kinh doanh thường xuyên thuộc trường hợp bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính khi không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau:

“….

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định”.

Như vậy, bạn kinh doanh không có giấy phép thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.” Nếu trong hoạt động kinh doanh mua bán mà các bên có vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 100.000.000 tùy từng mức độ vi phạm và giá trị hàng hóa sản phẩm vi phạm. Ngoài bị xử lý vi phạm hành chính, bạn còn sẽ bị tịch thu toàn bộ số lượng hàng hóa không rõ nguồn gốc để tiêu hủy.

Dưới đây là video Hội thảo pháp lý cho doanh nghiệp Start up của SBLAW. Mời quý vị đón xem:

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW

Luật sư Nguyễn Thanh Hà là chủ tịch SBLAW, dưới sự lãnh đạo và dẫn dắt của ông, SBLAW đã có những thành công nhất định.

Mời các bạn xem video về luật sư Hà tại đây:

 

 

Muốn thành lập công ty dịch vụ việc làm thì phải đáp ứng điều kiện gì?

Câu hỏi: Tôi là Nga. Bên tôi đang có nhu cầu thành lập một công ty dịch vụ việc làm. Qúy công ty tư vấn giúp tôi: Bên tôi phải đáp ứng những điều kiện gì? và thủ tục thành lập công ty này ra sao?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Công ty hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.

Các dịch vụ việc làm của công ty dịch vụ việc làm bao gồm:

  • Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động;
  • Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lap động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
  • Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động;
  • Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiến việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.

Thứ nhất, về điều kiện để công ty được hoạt động dịch vụ việc làm:

Công ty dịch vụ việc làm được thực hiện các hoạt động của mình trên thực tế khi được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.

Theo đó, điều kiện được cấp Giấy phép gồm:

  • Có trụ sở ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên;
  • Có bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng;
  • Đã thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật. Công ty phải nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính.

Thứ hai, thủ tục thành lập mới công ty hoạt động dịch vụ việc làm:

Thủ tục thành lập công ty hoạt động dịch vụ việc làm được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Đăng ký thành lập mới doanh nghiệp

Công ty hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Khi đăng ký thành lập, công ty cần phải đăng ký các ngành nghề về dịch vụ việc làm được quy định cụ thể.

Bước 2: Ký quỹ ngân hàng

Sau khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng tại ngân hàng thương mại.

Sau đó, công ty thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính.

Ngân hàng có trách nhiệm xác nhận tiền ký quỹ kinh doanh hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp.

Bước 3: Xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;
  • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xuất trình bản gốc để đối chiếu;
  • Bản sao chứng thực Giấy xác nhận việc đã thực hiện ký quỹ;
  • Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về địa điểm theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được (01 bộ) hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cấp giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Sau khi thực hiện các thủ tục trên thì công ty dịch vụ việc làm được thực hiện hoạt động kinh doanh các ngành nghề về dịch vụ việc làm đã đăng ký trên Giấy đăng ký doanh nghiệp.

Các thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp FDI sẽ được luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLaw giải đáp trong chuyên mục Tư vấn pháp luật của chương trình Luật sư của doanh nghiệp. Mời quý vị đón xem tại đây:

Luật sư SBLAW với phong trào khởi nghiệp quốc gia

Các luật sư của SBLAW tham gia tích cực vào việc đào tạo pháp lý cho các doanh nghiêp khởi nghiệp, chúng tôi là mentor cho Topica Institue, WE cretate Vietnam, Shark Tank.

DSC01745 DSC01751 DSC01865

Tư vấn thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án PPP

Câu hỏi: Tôi là Hùng. Nay bên tôi muốn đăng ký đầu tư đối với dự án PPP thì phải làm những thủ tục gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) là một hình thức đầu tư khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, do đây là các dự án liên quan đến công trình cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng cũng như một bên chủ thể tham gia hợp đồng là Nhà Nước nên thủ tục và trình tự xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ có các điểm khác với thủ tục thông thường.

Thời điểm thực hiện: Sau khi đề xuất dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt và các bên đã ký kết thỏa thuận đầu tư và hợp đồng dự án.

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được lập theo Mẫu số 1 Phụ lục II Thông tư 06/2016/TT-BKHĐT;
  • Thỏa thuận đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, dự thảo hợp đồng dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư này và dự thảo các hợp đồng liên quan đến việc thực hiện dự án (nếu có);
  • Bản sao hợp lệ quyết định phê duyệt dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi;
  • Bản sao hợp lệ văn bản chấp thuận chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP (nếu có);
  • Hợp đồng liên doanh giữa các nhà đầu tư và dự thảo Điều lệ doanh nghiệp dự án (nếu có);
  • Bản sao hợp lệ văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án của người có thẩm quyền.

Cơ quan cấp:

  • Các dự án quan trọng quốc gia; Các dự án mà Bộ, ngành hoặc cơ quan được ủy quyền của Bộ, ngành là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án; Các dự án thực hiện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên: Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  • Đối với các dự án còn lại: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Dự án nhóm C: không cần thực hiện thủ tục này.

Số lượng bộ hồ sơ: 05 bộ, trong đó có 01 bộ gốc.

Đối với dự án thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Trong 02 ngày làm việc, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư sẽ xem xét tính hợp lệ. Nếu xét thấy hồ sơ cần sửa đổi, Bộ sẽ ra văn bản yêu cầu sửa đổi và giải thích lý do. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ sẽ gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan liên quan. Trong vòng 07 ngày làm việc các cơ quan liên quan sẽ có ý kiến về các vấn đề được hỏi. Sau đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đối với dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Trong 02 ngày làm việc, Sở Kế Hoạch và Đầu tư sẽ xem xét tính hợp lệ. Nếu xét thấy hồ sơ cần sửa đổi, Sở sẽ ra văn bản yêu cầu sửa đổi và giải thích lý do. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở sẽ gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan liên quan. Trong vòng 07 ngày làm việc các cơ quan liên quan sẽ có ý kiến về các vấn đề được hỏi. Sau đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trao đổi về chủ đề: Điều kiện để một dự án đi vào hoạt động trên kênh InftoTV. Mời quý vị đón xem tại đây:

Photo: Chào mừng bạn đến SBLAW

SBLAW luôn chào mừng bạn đến với chúng tôi, cho dù bạn là khách hàng hay đối tác cũng như những sinh viên luật, chúng tôi luôn lắng nghe và mong muốn hợp tác.

Tư vấn về vốn điều lệ khi thành lập công ty cổ phần

Câu hỏi: Tôi là Hiển. Hiện tôi đang có dự định thành lập một công ty cổ phần. Qúy công ty cho tôi hỏi: Vốn điều lệ để thành lập công ty cổ phần là bao nhiêu?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ của nó được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Từ đó ta hiểu vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Theo đó, vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký sẽ là vốn điều lệ của công ty khi các cổ đông góp đủ vốn trong thời hạn góp vốn.

Vốn điều lệ của công ty có thể được thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khi thay đổi vốn điều lệ, công ty phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền.

Cổ đông phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của mình.

Xác định mức vốn điều lệ khi thành lập công ty cổ phần

Cá nhân, tổ chức có quyền thành lập công ty cổ phần khi đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, cá nhân, tổ chức tự do quyết định mức vốn điều lệ cụ thể khi đăng ký thành lập công ty.

Cá nhân, tổ chức có thể xác định vốn điều lệ của công ty dựa trên các căn cứ sau:

  • Khả năng tài chính của mình;
  • Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
  • Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);
  • Dự án ký kết với đối tác…

Việc xác định vốn điều lệ còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà cong ty dự định hoạt động. Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định và ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty phái đáp ứng điều kiện của pháp luật. Cụ thể:

Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

Trước tiên ta phải hiểu vốn pháp định là gì? Vốn pháp định là số vốn tối thiểu để công ty được thành lâp theo quy định của nhà nước. Chỉ một số ngành nghề cụ thể nhà nước quy định vốn pháp định mới phải áp dụng.

Khi công ty đăng ký hoạt động ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty không được thấp hơn mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh đó. Nhà nước không quy định mức vốn tối đa.

Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu ký quỹ

Vốn ký quỹ khi đăng ký thành lập công ty là số vốn trong vốn bắt buộc tuy nhiên doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.

Theo đó, khi đăng ký kinh doanh những ngành nghề yêu cầu ký quỹ thì công ty phải có tài liệu chứng minh đã ký quỹ số tiền mà pháp luật quy định.

Nhà nước quy định mức ký quỹ cụ thể đối với từng ngành nghề tại các văn bản pháp luật.

Thời gian qua, chuyên mục Bạn và Pháp luật nhận được nhiều ý kiến phản hồi cuả quy thính giả phản ánh về việc một số hộ kinh doanh lợi dụng các kẽ hở trong quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT để hoạt động kinh doanh sai với ngành nghề đăng ký. Bên cạnh đó là thắc mắc, băn khoăn của thính giả về việc đăng ky, cấp phép cũng như quản ly các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT của lực lượng chức năng. Để giải đáp thắc mắc của quý thính giả, Luật sư Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch công ty SBLAW đã tư vấn cho thính giả vov trong chuyên mục bạn và pháp luật. Mời quý vị lắng nghe tại đây:

 

Tuyển dụng chuyên viên pháp lý của SBLAW

SBLAW tham gia ngày hội việc làm Job Fair tại Đại học luật với mục tiêu tuyển dụng các chuyên viên pháp lý nhằm nâng cao năng lực tư vấn cho năm 2018 và những năm tiếp theo.

IMG_3648 IMG_3669

Văn phòng SBLAW Hồ Chí Minh

Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, SBLAW đã mở văn phòng tại TP Hồ Chí Minh từ năm 2010 và đây là địa điểm tư vấn cho khách hàng trong thị trường miền nam.

Sau đây là một số hình ảnh của văn phòng:

_DSC1815 _DSC1952

Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực luật sư

SBLAW trong quá trình hoạt động của mình luôn mở rộng các mối quan hệ với các công ty luật, văn phòng luật sư.

Sau đây là một số hình ảnh hợp tác:

FullSizeRender 3 FullSizeRender 5 IMG_0162

Biểu tượng của SBLAW

Chúng tôi giới thiệu biểu tượng của SBLAW tại đây, chúng tôi tiếp tục hoàn thiện chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng.

khung anh 4

Giải thưởng dành cho luật sư SBLAW

Trong quá trình hoạt động tư vấn của mình, SBLAW đã được các tổ chức xếp hạng luật sư đánh giá cao về sự chuyên nghiệp và tinh thần, thái độ phục vụ khách hàng.

Đặc biệt SBLAW đã được The Legal 500 đánh giá là hãng luật hàng đầu Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong nhiều năm liên tiếp.

sblaw cup