Công ty 100% vốn Nhật Bản có được kinh doanh dầu mỡ bôi trơn tại Việt Nam?

589

Câu hỏi: Công ty tôi là công ty 100% vốn Nhật Bản. Nay công ty tôi có dự định nhập khẩu và kinh doanh dầu mỡ bôi trơn tại Việt Nam. Xin hỏi: Như vậy có được không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

“4. Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xétcấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một t rong các hoạt động sau:

– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù”.

Như vậy, việc nhập khẩu và kinh doanh dầu mỡ bôi trơn chỉ được xem xét cấp khi công ty có vốn đầu tư nước ngoài này đồng thời có thực hiện thêm một trong các hoạt động sau:

– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

Việc một số cây xăng dùng chíp điện tử để ăn chặn xăng dầu của người tiêu dùng hoặc hành vi bơm nối là vi phạm đạo đức kinh doanh. Dưới góc độ pháp lý, hành vi gian lận này bị xử lý thế nào, mời các bạn xem phần tư vấn sau đây từ luật sư SBLAW. Mời quý vị đón xem đoạn video sau: