Thủ tục nhận nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam

617

Câu hỏi: Tôi là Hồng Ánh. Tôi muốn tiến hành nhận nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam thì cần chuẩn bị những gì và thủ tục như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Để có thể nhận nhượng quyền, trước tiên bạn cần phải đáp ứng các điều kiện của bên nhận nhượng quyền theo quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP:

“Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại”.

Bên cạnh đó, hàng hóa dịch vụ mà bạn nhận nhượng quyền phải không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Nếu hàng hóa, dịch vụ đó thuộc danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì bạn chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.

Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, bạn phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Thương mại theo quy định tại Nghị định này.

Về hồ sơ đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại, Điều 2 phần II Thông tư 09/5006/TT-BTM như sau:

“2. Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Thương mại bao gồm:

a) Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;

d) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;

đ) Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;”

Về thủ tục đăng kí nhượng quyền thương mại, khoản 5, 6, 7 và 8 Phần II Thông tư 09/5006/TT-BTM:

“5. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

a) Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cơ quan đăng ký phải ghi giấy biên nhận. Giấy biên nhận hồ sơ được lập thành 03 liên theo mẫu TB-1A, TB-1B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, 01 liên giao cho thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và 02 liên lưu tại cơ quan đăng ký;

b) Đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản, theo mẫu TB-2A, TB-2B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, cho thương nhân nộp hồ sơ để yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Thời hạn xử lý hồ sơ được tính từ thời điểm thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại  bổ sung hồ sơ đầy đủ;

c) Thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có quyền đề nghị cơ quan đăng ký giải thích rõ những yêu cầu cần bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm trả lời đề nghị đó của thương nhân.

6. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu S1, S2 và thông báo cho thương nhân biết bằng văn bản theo mẫu TB-3A, TB-3B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Trường hợp từ chối đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối theo mẫu TB-4A, TB-4B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Cơ quan đăng ký ghi mã số đăng ký trong Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo hướng dẫn như sau:

+ Mã số hình thức nhượng quyền: NQR là nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, NQV là nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam, NQTN là nhượng quyền trong nước.

+ Mã số tỉnh: 2 ký tự theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Mã số thứ tự của doanh nghiệp: 6 ký tự, từ 000001 đến 999999.

+ Các mã số được viết cách nhau bằng dấu gạch ngang.

Ví dụ về ghi Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:

+ Công ty A (đăng ký kinh doanh tại Hà Nội) là thương nhân thứ 3 đăng ký hoạt động nhượng quyền trong nước được ghi mã số đăng ký như sau: NQTN-01-000003.

+ Công ty B (đăng ký kinh doanh tại tỉnh Bình Dương) là thương nhân đầu tiên đăng ký hoạt động nhượng quyền ra nước ngoài được ghi mã số đăng ký như sau: NQR-46-000001.

7. Thu lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân, cơ quan đăng ký thu lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

8. Đăng ký lại hoạt động nhượng quyền thương mại

Trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước tại khoản 2 Mục I của Thông tư này chuyển địa chỉ trụ sở chính sang tỉnh khác, thương nhân có trách nhiệm đăng ký lại hoạt động nhượng quyền thương mại tại cơ quan đăng ký nơi mình chuyển đến. Thủ tục đăng ký thực hiện theo hướng dẫn tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 của Mục này. Trong hồ sơ đăng ký phải có thêm thông báo chấp thuận đăng ký trước đây của cơ quan đăng ký nơi thương nhân đã đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại địa bàn mới, thương nhân có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký trước đây để ra thông báo chuyển đăng ký theo mẫu TB-6C tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này”.

Luật sư Nguyễn Thanh hà giải đáp nhưng thắc mắc liên quan đến quy định về con dấu doanh nghiệp hay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong mục tư vấn pháp luật của kênh VITV . Trong chương trình Luật sư doanh nghiệp Kênh kinh tế tài chính VITV, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có phần trả lời phỏng vấn về quyền tự chủ về con dấu của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014. Mời quý vị đón xem đoạn video sau: