Đăng ký thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng

625

    Chào luật sư, tôi có câu hỏi sau đây muốn nhờ luật sư giải đáp. Một người quen của tôi đang hỏi vay tôi một số tiền để giải quyết việc gia đình. Anh ta muốn lấy mảnh đất rừng sản xuất là rừng trồng ở quê thuộc quyền sở hữu của anh ta ra để thế chấp.  Gần đây tôi nghe báo đài nói là theo Dự thảo nghị định mới về đăng ký các biện pháp đảm bảo thì có một số  biện pháp đảm bảo bắt buộc phải đăng ký. Vậy xin luật sư cho tôi biết nếu tôi nhận mảng rừng sản xuất trên là tài sản đảm bảo thì tôi có cần phải đăng ký không?

Câu trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty của chúng tôi. Đối với câu trả lời của bạn chúng tôi xin có ý kiến tư vấn như sau. Theo quy định định tại điều 298 Bộ Luật Dân sự thì:

       “1. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.

  1. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
  2. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm”

Theo quy định tại Điều 4  Dự thảo Nghị định về đăng ký các biện pháp đảm bảo thì  Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:

 a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng;

c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

d) Thế chấp tàu biển;

đ) Các trường hợp khác, nếu luật có quy định.

Như vậy trong trường hợp của bạn, nếu người quen của bạn lấy rừng sản xuất là rừng trồng  để làm tài sản đảm bảo đối với trách nhiệm  phải trả lại tiền anh ta sẽ vay của bạn thì theo quy định của Dự thảo Nghị Định này và Bộ Luật Dân sự 2015 giao dịch đảm bảo này phải được đăng ký. Và việc đăng ký sẽ là việc bắt buộc để giao dịch này có hiệu lực.  Hy vọng rằng câu trả lời của chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu cần tư vấn gì thêm xin bạn hãy liên hệ với chúng tôi.