Trường hợp trong cam kết đa phương và song phương có các hạn chế khác nhau đối với nhà đầu tư nước ngoài trong cùng một lĩnh vực thì nhà đầu tư được áp dụng quy định nào khi thực hiện hoạt động đầu tư?
Các cam kết của Việt Nam theo các Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định về quan hệ thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ, Hiệp định về tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản; các cam kết của Việt Nam với WTO và các cam kết đa phương khác đang có hiệu lực pháp luật.
Để đảm bảo thực hiện đúng, không vi phạm các cam kết quốc tế song phương và đa phương của Việt Nam nêu trên, trường hợp có sự khác nhau về cùng một vấn đề theo các cam kết đa phương và các cam kết song phương, nhà đầu tư của quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký kết hiệp định song phương và đa phương với Việt Nam được lựa chọn điều kiện đầu tư thuận lợi nhất.
Áp dụng luật nào trong hoạt động đầu tư?
Theo quy định của Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 Khoản 2, Điều 3 quy định: “Trường hợp pháp luật Việt Nam được ban hành sau khi Việt Nam là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định thuận lợi hơn so với quy định của Điều ước Quốc tế đó thì nhà đầu tư có quyền lựa chọn việc áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế hoặc pháp luật Việt Nam”
Như vậy, nếu pháp luật Việt Nam có quy định mở hơn so với cam kết quốc tế thì nhà đầu tư có quyền áp dụng pháp luật trong nước
Hoạt động xây dựng trụ sở dạy học của Trường (đã được thành lập) có phải là phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo không?
Theo quy định tại Điều 29, Luật Đầu Tư về lĩnh vực đầu tư có điều kiện, điểm h có ghi dự án pháp triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, Theo quy định của Luật Đầu tư thì dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện phải thực hiện thủ tục thẩm tra.
Trường hợp dự án đầu tư nhằm mục đích kinh doanh theo Luật Đầu tư thì theo quy định của Luật Đầu tư (Điều 29) và Phụ lục A Nghị định 108/2006/N Đ-CP ngày 22/9/2006, dự án đầu tư cơ sở hạ tần trường học thuộc lĩnh vực ữu đãi đầu tư và là dự án đầu tư có điều kiện cần thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư không nhằm mục đích kinh doanh, thì thực hiện theo quy định tại Nghị Định 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập và các quy định hiện hành về xã hội hóa giáo dục.
Đối với những ngành nghề, lĩnh vực quy định phải có giấy phép kinh doanh thì nhà đầu tư phải xin phép kinh doanh trước hay sau khi được cấp giấy Chứng nhận đầu tư?
Giấy phép kinh doanh là văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực cụ thể, các quy định về giấy phép kinh doanh (trong đó bao gồm cả các quy định về việc phải có Giấy phép kinh doanh trước hay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư) được điều chỉnh theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Các quy định về đầu tư mục hồ sơ đăng ký kinh doanh tại các Điều 16, 17, 18 và Điều 19 của Luật Doanh Nghiệp và các Điều 14, 15, 16 Nghị Định 88/2006/NĐ-CP theo từng loại hình doanh nghiệp không quy định theo đầu mục Giấy phép kinh doanh.
Theo đó, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp/tổ chức kinh tế triển khai các thủ tục thành lập doanh nghiệp để tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh/đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành, trong đó bao gồm cả thủ tục xin Giấy phép kinh doanh mà theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải có Giấy phép kinh doanh (Tra cứu theo phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP).