Bảo hộ thương hiệu tại Trung Quốc

SBLAW bảo hộ thành công nhãn hiệu tại Trung Quốc cho ông Nguyễn Công Minh

Anh Nguyễn Công Minh_Trung Quốc

Đăng ký nhãn hiệu tại Đài Loan

SBLAW đăng ký nhãn hiệu FivePlus cho chủ sở hữu Nguyễn Công Minh tại Đài Loan

Anh Nguyễn Công Minh_Taiwan

Ghi tên thành viên gia đình lên sổ đỏ

Nguồn Internet

Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT có hiệu lưc từ ngày 05.12.2017 đã bổ dung thêm trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) ghi tên các thành viên trong gia đình cùng sử dụng đất. Qui định mới này đã khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi. Luật sư Nguyễn Thanh Hà phân tích về nội dung này trong chương trình Bản tin bất động sản, của kênh Info TV, dưới đây là nội dung chi tiết:

Có tên trong sổ hộ khẩu là có tên trong sổ đỏ?

Nguồn Internet

Mời quí vị và các bạn xem tình huống tư vấn pháp luật của luật sư Nguyễn Thanh Hà trong chương trình Hiểu đúng Làm đúng về việc ghi tên các thành viên trong gia đình vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Chưa ký hợp đồng khi nghỉ việc có cần báo trước không?

Câu hỏi: Tôi là Hạnh. Tôi đã làm cho công ty 8 tháng nhưng vẫn chưa ký hợp đồng lao động. Nay tôi xin nghỉ việc thì công ty yêu cầu phải báo trước 30 ngày. Điều này có phù hợp với quy định của pháp luật không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Dựa trên thông tin bạn cung cấp thì hiện nay bạn đang muốn nghỉ việc khi chưa được ký kết hợp đồng lao động. Để xác định việc có phải báo trước khi chưa ký kết hợp đồng lao động hay không thì cần xem xét các phương diện sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động năm 2012 thì hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và phải được lập thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Xem xét trong trường hợp của bạn, bạn đã làm việc cho công ty này được 8 tháng. Trong trường hợp này, công ty đã có hành vi vi phạm khi không giao kết đúng loại hợp đồng lao động. Việc công ty không ký kết hợp đồng lao động không đồng nghĩa với việc giữa công ty và bạn không có quan hệ lao động. Bởi với việc bạn làm việc tại công ty trong vòng 08tháng thì giữa bạn và công ty đã tồn tại quan hệ lao động, có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình bạn làm việc. Quan hệ lao động giữa công ty và bạn được thể hiện ở việc bạn có đi làm, được hưởng lương, có tên trong danh sách nhân viên, có chấm công, có thang bảng lương, …

Do vậy, khi bạn muốn nghỉ việc – chấm dứt quan hệ lao động giữa bạn và công ty thì bạn vẫn phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lao động mặc dù giữa bạn và công ty không ký kết hợp đồng lao động. Cụ thể:

Khi bạn muốn nghỉ việc cho thấy bạn đang muốn đề nghị, bày tỏ nguyện vọng về việc chấm dứt quan hệ lao động với công ty trước thời hạn. Trường hợp này, để thể hiện ý chí của mình, bạn phải nộp đơn xin nghỉ việc hoặc bằng hình thức khác thông báo cho công ty (người sử dụng lao động) về yêu cầu của mình. Trường hợp công ty đồng ý cho bạn được nghỉ việc ngay, hoặc nghỉ việc vào một thời điểm nhất định, thì trường hợp này cho thấy giữa bạn và công ty đang có sự thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn theo đề nghị từ phía người lao động. Đây được xác định là trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2012.

Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì khi bạn đề nghị về việc nghỉ việc, công ty đã yêu cầu bạn phải báo trước 30 ngày. Trường hợp này, cho thấy công ty chỉ đồng ý cho bạn nghỉ việc khi đáp ứng yêu cầu này. Nếu bạn không đồng ý với yêu cầu này thì trường hợp này, giữa bạn và công ty không đạt được sự thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Công ty sẽ không đồng ý cho bạn nghỉ việc, và khi bạn vẫn nghỉ việc mà không có sự đồng ý của công ty thì trường hợp này được hiểu là việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Trong trường hợp bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, thì tùy vào loại hợp đồng, để chấm dứt hợp đồng lao động, quan hệ lao động đúng pháp luật, bạn cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012:

“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.

Xem xét trong trường hợp của bạn, theo thông tin, giữa bạn và công ty không ký kết hợp đồng lao động mặc dù vẫn tồn tại quan hệ lao động nhưng sẽ rất khó trong việc xác định thời gian mà bạn phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quan hệ lao động. Trường hợp này, bạn cần căn cứ vào tính chất công việc có thường xuyên, ổn định hay không, và những thỏa thuận giữa bạn và công ty khi công ty tuyển dụng bạn vào làm việc để xác định chính xác loại hợp đồng tương ứng với quan hệ lao động giữa bạn và công ty là hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn hay hợp đồng theo mùa vụ hoặc công việc có thời hạn dưới 12 tháng. Từ đó, bạn có thể xác định các trường hợp mà bạn được đơn phương chấm dứt hợp đồng, và thời hạn phải báo trước cho đúng với quy định của pháp luật. Trong đó:

– Đối với hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng thì bạn cần báo trước ít nhất là 03 ngày so với thời điểm bạn chính thức nghỉ việc.

– Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn thì bạn cần báo trước ít nhất là 30 ngày so với thời điểm bạn chính thức nghỉ việc.

– Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì không phụ thuộc vào lý do xin nghỉ việc, bạn chỉ cần báo trước ít nhất là 45 ngày so với thời điểm bạn chính thức nghỉ việc.

– Trường hợp bạn nghỉ việc vì lý do bị cưỡng bức, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, không được trả lương hoặc trả lương không đầy đủ, bị ốm đau tai nạn mà đã điều trị quá thời gian pháp luật quy định mà không có khả năng hồi phục thì bạn chỉ cần báo trước ít nhất 03 ngày làm việc.

Trong trường hợp lý do xin nghỉ việc của bạn không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012 và không đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước thì căn cứ theo quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động năm 2012, trường hợp này được xác định là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, khi có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định pháp luật thì theo quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động năm 2012 thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm như sau:

  • Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Nếu vi phạm về thời gian báo trước thì bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
  • Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động nếu bạn được công ty đào tạo.

Như vậy, tùy thuộc vào tính chất công việc mà bạn đang làm, và những thỏa thuận giữa bạn và công ty tại thời điểm tuyển dụng, trong quá trình tham gia quan hệ lao động mà bạn có thể đề nghị về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp bạn và công ty đều thống nhất việc nghỉ việc của bạn khi bạn đáp ứng điều kiện của công ty là báo trước 30 ngày thì được xác định là trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp bạn không đồng ý với yêu cầu của công ty, thì để nghỉ việc đúng pháp luật bạn vẫn cần báo trước một thời gian nhất định phụ thuộc vào loại hợp đồng tương ứng với tính chất của công việc, quan hệ lao động và những thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp bạn không đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước thì việc nghỉ việc của bạn được xác định là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và bạn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Do vậy, trường hợp bạn muốn nghỉ việc ngay trước thời điểm hết thời hạn báo trước vẫn được xác định là bạn nghỉ việc nhưng vi phạm về thời hạn báo trước. Trường hợp này, bạn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Dưới đây là video Công ty Luật TNHH SB LAW tư vấn Hợp đồng lao động. Mời quý vị lắng nghe:

Cơ quan Thi hành án lấy tài sản đang thế chấp để thi hành án có đúng theo quy định?

Câu hỏi: Tôi là Đức. Khoảng tháng 4/2014, tôi có vay tín dụng để đầu tư kinh doanh, và thực hiện thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng. Tháng 12/2017, do vướng vào một vụ kiện dân sự, tôi bị Tòa án buộc thi hành án số tiền là 700 triệu đồng, tuy nhiên, tôi không có đủ tiền để thanh toán, cơ quan Thi hành án đã kê biên diện tích đất tôi đang thế chấp tại Ngân hàng để thi hành án. Xin hỏi: Việc cơ quan Thi hành án lấy tài sản đang thế chấp để thi hành án có đúng theo quy định của pháp luật không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, cụ thể, thế chấp được hiểu là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên kia (bên nhận thế chấp) nhưng không giao ra tài sản.

Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản thế chấp như sau:

“1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3.Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Theo đó, nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, tài sản bảo đảm sẽ được xử lý thay cho nghĩa vụ bên có nghĩa vụ phải thực hiện. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được đảm bảo thì số tiền chênh lệch được trả lại cho bên có nghĩa vụ, ngược lại, trường hợp số tiền này nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì bên có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ chưa thanh toán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm.

Vậy tài sản đang cầm cố, thế chấp có được kê biên để đảm bảo thi hành án hay không?

Thi hành án là việc người có phải thi hành án tự mình thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành, hoặc thực hiện theo yêu cầu của cơ quant hi hành án khi người được thi hành án – cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền và lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành, trong thời hạn luật định, yêu cầu cơ quant hi hành án tổ chức thi hành án có các biện pháp yêu cầu, hoặc cưỡng chế người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.

Về nguyên tắc, cơ quan thi hành án dân sự chỉ được kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp để đảm bảo thi hành án nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự về việc kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp. Theo đó, chấp hành viên chỉ có quyền kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp của người phải thi hành án nếu đảm bảo đáp ứng 02 điều kiện sau:

  • Người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án;
  • Tài sản đang cầm cố, thế chấp có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo và chi phí cưỡng chế thi hành án.

Trường hợp kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên có nghĩa vụ thông báo ngay cho người nhận cầm cố, thế chấp. Và trường hợp xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, thế chấp tài sản sẽ được ưu tiên thanh toán sau khi trừ đi án phí của bản án, quyết định đó, và chi phí cưỡng chế thi hành án.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, trường hợp đáp ứng đủ 02 điều kiện nêu trên, cơ quan thi hành án dân sự được quyền kê biên, xử lý tài sản đang thế chấp để thi hành án, và chỉ cần thông báo cho bên nhận thế chấp mà không bắt buộc bên nhận thế chấp phải đồng ý mới được kê biên. Tuy nhiên, bên nhận thế chấp sẽ được ưu tiên thanh toán tiền gốc, lãi và các khoản tiền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa bên nhận thế chấp và bên thế chấp.

Trong trường hợp của bạn, đối với quy định của pháp luật nêu trên, do tài sản còn lại của bạn (không bao gồm quyền sử dụng đất đang thế chấp tại Ngân hàng) không đủ để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Do đó, cơ quan thi hành án có quyền kê biên quyền sử dụng đất bạn đang thế chấp tại Ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án nếu giá trị quyền sử dụng đất đang thế chấp lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo đối với Ngân hàng và chi phí cưỡng chế thi hành án và phải thông báo cho bạn và Ngân hàng về việc kê biên tài sản đang thế chấp để thi hành án.

Trong chương trình phát thanh vị an ninh tổ quốc, phát sóng trên VOV1, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã phân tích về Nguyên nhân và giải pháp chống oan sai trong hoạt động tố tụng. Mời các bạn lắng nghe:

Có bị giữ lại phương tiện khi hành khách trên xe mang theo ma túy?

Câu hỏi: Tôi là tài xế xe khách. Hơn 1 tháng trước, đang đi trên đường, xe tôi bị Đội công an phòng chống ma túy dừng xe, khám xét và bắt giữ một số hành khách trên xe có mang theo ma túy. Các đối tượng đã khai nhận tôi chỉ là tài xế xe khách, không liên quan đến họ, nhưng xe ô tô của tôi vẫn bị giữ, làm ảnh hưởng đến công việc, thu nhập của tôi. Tôi muốn hỏi trường hợp của tôi thì giải quyết như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì chiếc xe của bạn là phương tiện mà các đối tượng đã sử dụng để di chuyển, vận chuyển ma túy. Vì thế nó được xác định là phương tiện có liên quan đến việc vận chuyển ma túy, do vậy cơ quan công an trong quá trình phát hiện, điều tra vụ án có quyền thu giữ để phục vụ công tác điều tra vụ việc này, phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ án.

Khoản 2, Điều 106 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về việc xử lý vật chứng:

“Điều 106. Xử lý vật chứng

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Căn cứ theo quy định trên thì chiếc xe do bạn điều khiển sẽ được trả lại cho bạn hoặc người quản lý hợp pháp nếu cơ quan điều tra xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án. Tuy nhiên, vì vụ án có thể vẫn đang trong giai đoạn điều tra nên thời gian giữ xe của bạn sẽ do cơ quan điều tra xem xét và quyết định trên cơ sở xác định chúng có phải là vật chứng liên quan đến vụ án hay không và có ảnh hưởng đến tính chất của vụ án cũng như quá trình điều tra của cơ quan công an hay không?

Nếu bạn có nhu cầu cấp bách để lấy lại chiếc xe bị tạm giữ thì bạn có quyền làm đơn hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan công an để được giải quyết.

Thừa kế thế vị theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015

Câu hỏi: Ông bà nội tôi có 4 người con trai. Bà nội tôi mất đã lâu. Tháng 3/2017, bố tôi và ông nội bị tai nạn giao thông và đã mất ngay lúc ấy. Ông nội tôi mất có để lại một thửa đất rộng 1000m2, trong di chúc để lại có nói chia đều cho 4 anh em. Nay bố tôi đã mất, các bác tôi tự họp và tiến hành chia đất làm 3 phần mà không chia cho mẹ con tôi. Xin hỏi: Các bác tôi làm như vậy có đúng không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Điều kiện có hiệu lực của di chúc được pháp luật quy định như sau:

Khoản 1 điều 630 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”

Như vậy, nếu đáp ứng được các điều kiện trên, thì di chúc của ông bạn được coi là hơp pháp và việc phân chia di sản được chia theo di chúc.

Tuy nhiên, theo quy định tại điều 613 Bộ luật dân sự 2015: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Căn cứ vào quy định này, thì việc phân chia di sản của ông bạn cần xem xét các quy định về việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm.

Thứ hai, việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

Điều 619 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này”.

Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế thế vị: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Căn cứ vào 2 điều luật trên, thì trong trường hợp con của người để lại di sản chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu sẽ được thừa hưởng đối với phần di sản mà lẽ ra cha hoặc mẹ mình được hưởng nếu còn sống. Do đó, bạn vẫn có quyền hưởng thừa kế đối với quyền sử dụng thửa đất mà lẽ ra bố bạn được hưởng nếu còn sống.

Thứ ba, về việc hưởng di sản thừa kế trong trường hợp có thừa kế thế vị

Điều 656 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc họp mặt những người thừa kế như sau:

“1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:

h thức phân chia di sản.”

Căn cứ theo quy định này, thì sau khi có thông báo về việc mở thừa kế, thì những người thừa kế phải có mặt để chứng kiến và thực hiện các quyền của mình đối với việc phân chia di sản. Người thừa kế có thể là những đồng thừa kế theo hàng trong trường hợp thừa kế theo pháp luật; đối với trường hợp thừa kế theo di chúc, thì phải là những người có tên trong di chúc. Tuy nhiên, trong một số tình huống thực tế thừa kế theo di chúc như thừa kế thế vị, hoặc có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, thì cần sự có mặt của những người này tại cuộc họp mặt những người thừa kế. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Như vậy, trường hợp của bạn, do bạn là người có quyền thừa kế thế vị, nên các bác bạn tiến hành họp mặt thừa kế mà không có mặt bạn là trái với quy định của pháp luật. Ông bạn mất vào tháng 3/2017, nay vẫn còn thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế, bạn có thể tự mình khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trong chương trình Nhịp cầu Netviet, Kênh VTC10, luật sư Nguyễn Thanh Hà chủ tịch SBLAW đã trả lời phóng viên về tình huống quyền thừa kế quyền sử dụng đất của Việt Kiều như sau:

Hành vi ngoại tình sẽ bị xử lý thế nào?

Câu hỏi: Tôi là Liễu. Tôi và chồng tôi đã kết hôn được 5 năm, hiện nay tôi phát hiện chồng tôi ngoại tình, tôi đã có những hình ảnh chứng minh chồng tôi ngoại tình, vậy cho tôi hỏi hành vi như vậy sẽ bị xử lý nhự thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo khoản 2, điều 5, Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hành vi “ngoại tình” là một trong các hành vi cấm:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Tùy vào mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

Xử phạt hành chính:

Hành vi ngoại tình sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.

Như vậy, hành vi ngoại tình, trước tiên sẽ bị xử phạt hành chính, sau khi xử phạt hành chính mà còn tiếp tục vi phạm, làm cho một trong hai bên dẫn đến ly hôn, làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát, đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong tiểu mục Hiểu đúng làm đúng kênh truyền hình Quốc hội, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã tư vấn về hậu quả của hành vi cản trở người khác ly hôn. Mời các bạn đón xem tiểu phẩm tại đây:

Khách hàng của SBLAW

Luật sư của chúng tôi hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các công ty luật nước ngoài và các doanh nhân.

IMG_0729

Kỷ niệm 10 năm thành lập SBLAW

SBLAW đang hướng tới lễ kỷ niệm 10 năm thành lập công ty với nhiều kỳ vọng lớn lap

Đất trong diện quy hoạch tỉ lệ 1/2000 có được cấp sổ đỏ với phần diện tích đất tăng thêm không?

Câu hỏi: Bố mẹ tôi mua thanh lý nhà và đất từ năm 1993, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 350m2, nhưng thực tế sử dụng là 1000m2. Đã sử dụng lâu dài ổn định đến nay. Nay bố mẹ tôi muốn hợp thức hoá số đất còn lại là 650m2 và cho tặng 2 con. Nhưng UBND huyện không giải quyết vì lý do đất đã nằm trong diện quy hoạch tỉ lệ 1/2000. Xin hỏi: Gia đình tôi có quyền hợp thức hoá số đất 650m2 không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Khoản 20 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP quy định về trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất tăng thêm không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nếu đất không có vi phạm về đất đai thì việc xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất tăng thêm.

Khoản 2 Điều 49 Luật đất đai năm 2013 quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất thuộc diện quy hoạch như sau:

“Điều 49. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

………………………..

2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật”.

Khoản 6 Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ không thuộc trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Như vậy, trong trường hợp phần đất mà gia đình bạn mua có quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất cụ thể của ủy ban nhân dân quận, huyện thì người sử dụng đất được thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Theo như bạn trình bày, khu vực gia đình bạn đang ở hiện tại đã có quy hoạch chi tiết 1/2000 (đã có cụ thể bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, tổng quan mặt bằng sử dụng đất, quy hoạch giao thông, sơ đồ tuyến hạ tầng kỹ thuật và hệ thống điện) thì sẽ không đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ với phần diện tích đất tăng thêm.

Trong chuyên mục Bạn và pháp luật kênh VOV1 – Đài tiếng nói Việt Nam, luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW có trao đổi với khán thính giả về chủ đề nguyên nhân tranh chấp đất đai trong cộng đồng dân cư. Mời các bạn đón nghe tại đây: