Câu hỏi: Tôi là Lam. Qúy công ty cho tôi hỏi: Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là gì?
Luật sư tư vấn:
Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, tính trung thẩm và hiệu lực của quyết định trọng tài đối với việc giải quyết tranh chấp.
Việc giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài thơng mại có ưu điểm nổi bật so với Tòa án ở chỗ nhanh gọn, kín đáo và phán quyết của trọng tài là có giá trị trung thẩm, tức là hiệu lực cuối cùng. Trong khi một vụ việc Tòa án phải xử khá là nhiều lần khiến mất thời gian, rắc rối thì trọng tài thương mại thì lại hết sức đơn gỉan và linh động. Tính trung thẩm của quyết định trọng tài không chỉ là bắt buộc đối với các bên đương sự mà nó còn khiến cho các bên không được chống án hay kháng cáo. Xét xử tại trọng tài cỉ có một cấp xét xử. Khi tuyên phán xong, ủy ban trọng tài hoàn thành nhiệm vụ và chấm dứt sự tồn tại của mình. Những ưu điểm này đặc biệt quan trọng đối với việc đầu tư thương mại. Chính những ưu điểm đó bảo đảm rằng các bên ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng tọng ài thì các nhà đầu tư sẽ giảm rủi ro cho bên nước ngoài khi quyết định tham gia đầu tư tại Việt Nam, tạo thuận lợi cho cả bên nước ngoài và bên Việt Nam thông qua việc giải quyết tranh chấp tại Việt Nam.
Thứ hai, trọng tài thương mại là một cơ chế giải quyết tranh chấp bí mật.
Trọng tài thương mại là một tiến trình giải quyết tranh chấp có tính riêng biệt. Hầu hết pháp luật trọng tài của các nước đều thừa nhận nguyên tắc trọng tài xử kín, nếu các bên không quy định khác. Tính bí mật được thể hiện rõ ở nội dung tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kín, đáp ứng nhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại. Điều đó có ý nghĩa lớn trong điều kiện cạnh tranh. Đây là ưu điểm cho những doanh nghiệp không muốn các chi tiết trong vụ tranh chấp của mình được đem ra công khai, tiết lộ trước Tòa án và công chúng, đây là điều các doanh nghiệp luôn coi là tối kỵ trong kinh doanh của mình.
Thứ ba, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, nhanh chóng, linh hoạt cho các bên.
Khi Tòa án xét xử, các bên hoàn toàn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Tòa án về thủ tục, thời gian, địa điểm và cách thức xét xử,…được quy định tước đó. Trong khi đó, với trọng tài các bên thông thường được tự do chọn thủ tục, thời gian, địa điểm, phương thức giải quyết tranh chấp tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả nhất cho các bên trong khuôn khổ cho phép. Điều này giúp làm giảm chi phí, thời gian và tăng hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp.
Thứ năm, tiết kiệm thời gian.
Tính liên tục đặc biệt là trong kinh doanh quốc tế đòi hỏi các bên không thể lãng phí thời gian, điều này tòa án rất khó đáp ứng khi phải giải quyết nhiều tranh chấp cùng một lúc, gây ra dồn hồ sơ, chậm chễ giải quyết. Qiair quyết bằng Tòa án cho phép các bên được quyền kháng án cũng làm cho tiến độ bị kéo dài. Trong thực tế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường kéo dài tối đa là 6 tháng nhưng Tòa án phải đến hàng năm trời.
Thứ sáu, trọng tài cho phép các bên được sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia.
Ưu điểm này thể hiện quyền được lựa chọn trọng tài viên của các bên đương sự, điều này không tồn tại ở Tòa án. Các bên có thể chọn một hội đồng trọng tài dựa trên năng lực, sự hiểu biết vững vàng của họ về pháp luật thương mại, các lĩnh vực chuyên nghành có tính chuyên sâu.
Thứ bảy, tuy là giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, vốn là một tổ chức phi chính phủ, nhưng dượ hỗ trợ, bảo đảm về mặt pháp lý của Tòa án trên các mặt sau: xác định giá trị pháp lý của thảo thuận trọng tài, giải quyết khiếu nại về thẩm quyền của hội đồng trọng tài, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài, công nhận và thi hành quyết định trọng tài.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã trả lời phỏng vấn kênh VTC10, truyền hình NetViet về vấn đề giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Mời các bạn xem nội dung bài phỏng vấn tại đây: